Suy giảm chức năng sinh dục
1. Đại cương.
- Theo quan điểm YHHĐ:
Trong vài thập kỷ gần đây nhiều nước trên thế giới bên cạnh việc tập trung nghiên cứu tìm tòi các thuốc điều trị , dự phòng viêm gan B, HIV và bệnh AIDS thì rất nhiều nhà khoa học đang săn lùng các thuốc thảo mộc để điều trị và dự phòng chứng dương nuy; bởi nó không phải chỉ tăng cường chất lượng cuộc sống mà còn góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ các bệnh nan y.
Nguyên nhân gây ra “dương nuy” hay rối loạn chức năng cương rất phức tạp và đa dạng thường xen kẽ giữa chức năng và thực thể. ở tuổi trẻ thường do hoạt động thái quá; ở người cao tuổi thường do xơ mạch, rối loạn lipid máu, đái tháo đường và thường mở đầu bằng rối loạn vi tuần hoàn động dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn phương thức tự điều chỉnh nội tiết chuyển hoá của tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và các ống sinh tinh.
1.2.Quan niệm Y học cổ truyền :
Y học cổ truyền Việt Nam từ thế kỷ VIII sau Công Nguyên, Hải Thượng Lãn Ông hiệu là Lê Hữu Trác sau khi tiếp thu y lý NộiKkinh của Y học cổ truyền phương Đông, kết hợp với tổng kết kinh nghiệm của đại danh y Tuệ Tĩnh, Hoàng Đôn Hoà đã mô tả chứng nuy; chứng “dương nuy” rất độc đáo. Ông ví những trạng thái suy giảm sinh dục là liệt dương như mệnh môn hoả suy; hình tượng mệnh môn hoả như một cây đèn kéo quân “nào người nhảy, người chạy, người đi, người quì, người đứng tất cả chỉ nhờ một ngọn lửa mà thôi, nếu ngọn lửa cháy to thì chuyển động nhanh, ngọn lửa cháy nhỏ thì chuyển động chậm, nếu ngọn lửa tắt thì muôn máy đều im lặng”. Ông cho rằng mệnh môn hoả chính là tướng hoả, nguồn gốc hoá sinh của sinh mệnh sinh vi bản, bản thuộc mệnh môn. Người ta còn một phần dương khí thì chưa thể chết được hoặc chỉ còn một phần dương khí thì vẫn đổi nguy thành an, đổi chết lấy sống dễ dàng như trở bàn tay. YHCT phương Đông mô tả trong phạm trù: “âm nuy giả dương bất phấn giã”. Về điều trị người ta đã phân tích kỹ những ưu nhược điểm của các thuốc tổng hợp viagra, hậu viagra, tuy nhiên những thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ không thể dùng nhiều lần được, hơn nữa còn nghiêm ngặt chống chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch Bởi vậy YHCT Trung Hoa đã nghiên cứu nhiều bài thuốc thảo mộc điều
trị chứng dương nuy có hiệu quả rất tốt.
Ví dụ: “Nhất dạ đại trường phu”; “vĩ ca vương” (Mỹ Quốc) và hàng trăm bài thuốc đã chế phẩm hoá. Ví dụ: kim đan thần lực có hiệu quả điều chỉnh TK thực vật kéo dài khả năng cương tới 8 – 12h; tuy nhiên, không phải nơi nào và đối tượng nào cũng áp dụng được vì còn liên quan đến nhiều nguyên liệu quí hiếm và thậm chí có thuốc độc.
2. Biện chứng luận trị theo thể bệnh của YHCT.
2.1.Mệnh môn hoả suy :
+Dương sự bất phấn; phấn nhi bất kiên, lưng gối đau mỏi, tứ chi lạnh, tiểu tiện trong dài, âm nang ẩm lạnh, mệt mỏi bơ phờ, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm nhược hoặc trầm vô lực.
+Phương pháp điều trị: ôn thận ích dương.
+Phương thuốc thường dùng: hữu qui hoàn (Cảnh Nhạc toàn thư) thục địa hoàng 8 lượng, sơn dược 4 lượng, sơn thù du 3 lượng, câu kỷ tử 4 lượng, đỗ trọng 4 lượng, thỏ ty tử 4 lượng, nhục quế 2 lượng, đương qui 3 lượng, lộc giác giao 4 lượng, chế phụ tử 2 – 6 lượng.
2.2. Kinh khủng tổn thương thận:
+Dương sự bất phấn, phấn nhi bất kiên, tâm hư tâm quí dễ kinh, đêm ngủ hay giật mình đa mộng, giấc ngủ không yên, lưng gối đau mỏi, chất lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm tế nhược.
+Phương pháp điều trị: an thần định chí, ích thận phấn dương.
+-Phương thuốc thường dùng: tuyên tử thang; phục linh, xương bồ, cam thảo, bạch truật, sinh táo nhân, viễn trí, sài hồ, đương qui, nhân sâm, sơn dược, ba kích thiên.
2,3. Thể tâm tỳ bất túc:
+ Dương sự bất phấn, phấn nhi bất kiên, tinh thần mệt mỏi, phúc quản chướng đầy, ăn kém, tiện lỏng, tâm quí đa mộng, đoản khí, sắc mặt trắng bủng, chất lưỡi nhợt, lưỡi mềm; rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.
+Phương pháp điều trị: dưỡng tâm bổ tỳ.
+Phương thuốc thường dùng: qui tỳ thang (trích trong tế sinh phương) : nhân sâm hoặc đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, phục linh 12g, toan táo nhân 12g, nhục quế 8g, mộc hương 2g, chích cam thảo 4g, đương qui 8g, viễn trí 4g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả.
2.4.Can khí uất kết:
+Dương sự bất phấn, phấn nhi bất kiên, tinh thần uất ức, phiền muộn dễ cáu gắt ngực sườn đầy tức, ăn kém, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm huyền.
+Phương pháp điều trị: sơ can giải uất, thông thận phấn nuy.
+Phương thuốc thường dùng: sài hồ sơ can tán (Cảnh Nhạc toàn thư); sài hồ, trần bì, thược dược, chỉ xác, chích thảo, xuyên khung, hương phụ chế (sài hồ sơ can tán thì bỏ trần bì).
2..5.Can đởm thấp nhiệt:
+ Dương sự bất phấn, phấn nhi bất kiên, âm nang thấp nhiệt, miệng đắng họng khô, phiền táo hay cáu gắt giận dữ, ngực sườn bụng dưới chướng đau, tiểu tiện buốt dắt, hay có dịch trắng nhầy ra ở dịch niệu đạo, đại tiện nhiều nhầy, nước tiểu vàng xẫm, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dầy nhờn, mạch trầm huyền, hoạt sác.
+Phương pháp điều trị: thanh lợi thấp nhiệt, tư thận dục âm.
+ Phương thuốc thường dùng: long đởm thảo tả can thang (Y Tôn Kim Lãm), long đởm thảo 8g, sơn chi 16g, hoàng cầm 16g, sài hồ 12g, đương qui 12g, sinh địa 20g, trạch tả 12g, sa tiền tử 20g, mộc thông 12g, cam thảo 10g.
2.6.Tinh mạch ứ trở:
+ Dương sự bất phấn, phấn nhi bất kiên, âm nang căng chướng đau, tinh nang teo nhỏ, lưng gối đau mỏi, giảm mất hẳn khả năng sinh dục, chất lưỡi xám tím, rìa lưỡi có nhiều ban điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng, mạch trầm huyền, trì nhược.
+Phương pháp điều trị: hoạt huyết thông mạch ích thận phấn dương.
+Phương thuốc thường dùng: bổ dương hoàn ngũ tạng kết hợp huyết phủ trục ứ thang (Y lâm cái thế); sinh hoàng kỳ 30 – 120g, đương qui vĩ 30g, xích thược 12g, địa long 4g, xuyên khung 4g, đào
nhân, hồng hoa đều 4g.
Đương qui 12g, sinh địa 12g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, chỉ xác 8g, xích thược 8g, sài hồ 4g, cam thảo 4g, xuyên khung 4g, ngưu tất 12g.
3. Tinh hoa lâm sàng:
+ Bài thuốc 1: Đan sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử, bạch thược, xuyên qui, ngưu tất, thảo quyết minh, ích mẫu thảo, ngải tượng, phòng kỷ, huyền sâm, kim ngân hoa, thạch vĩ, đại hoàng, nhục quế, đỗ trọng, nhục thung dung.
Chỉ định điều trị, bệnh lý suy giảm chức năng sinh dục ở những người bệnh có huyết áp tăng độ I hoặcII chưa có biến chứng ở các cơ quan đích; những người bệnh có xơ mạch.
+ Bài thuốc 2: đẳng sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử, bạch thược, xuyên qui, nhục quế, sa nhân, ngải tượng, sinh địa, đỗ trọng, kim ngân hoa, trạch tả, chỉ xác, cam thảo, sa tiền tử, nhục thung dung.
Chỉ định điều trị, bệnh lý suy giảm chức năng sinh dục ở những người bệnh có huyết áp thấp hoặc HA bình thường.
Để lại một phản hồi