Điều trị bệnh tâm thần theo y học cổ truyền

Bệnh động kinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị | Medlatec

Biện chứng “điên đảo” (bệnh tâm thần)

1. Đại cương:

  • Khái niệm.

Điên đảo là thể bệnh tinh thần bất thường do kích động thần kinh tinh thần quá mức, ưu tư sầu não quá độ dẫn đến âm – dương bình hành thất điều, tâm thần không tự chủ. Biểu hiện ở 2 trạng thái khác nhau:

+ Đàm khí uất kết ở tâm tỳ, gọi là điên

+ Tâm can đàm thượng nghịch, gọi là đảo.

Hai loại bệnh trên có thể chuyển hoá lẫn nhau. Trung y mô tả 2 phạm trù điên và đảo gần giống như 2 thể bệnh tâm thần của YHHĐ: trạng thái hưng cảm, trạng thái trầm cảm.

1.2.Chẩn đoán dựa vào:

+ Phát bệnh đa phần là tuổi thanh niên.

+ Do rối loạn chức năng vỏ đại não và gian não.

+ Nguyên nhân nói chung: người ta cho rằng do di truyền, do tố chất đặc thù hoặc do biến đổi tâm lý nhân cách phân liệt. Một số tác giả cho rằng: bệnh gây ra có liên quan đến sự mất điều hòa của hệ thống nội tiết.

+ Nguyên nhân bệnh lý: chủ yếu do tinh thần căng thẳng kích thích quá độ (ưu tư, suy nghĩ, lo lắng quá mức) làm cho tinh thần bị tổn thương dẫn đến thần minh thất thường, tâm tỳ đàm khí uất kết gọi là điên; khí uất nộ thành hỏa; hoả   kết hợp với đàm dẫn đến tâm – can – đàm – hoả thượng long sinh ra đảo. Mặt khác, do bệnh viêm não (bệnh truyền nhiễm cấp tính) làm rối loạn sự cân bằng âm dương, khí cơ không lưu thông, tân dịch ngưng tụ lại thành đàm, đàm nghịch lên che lấp thanh khiếu và cũng dẫn đến thần minh thất thường.

2.    Lâm sàng và thể bệnh:

  • Điên:

+ Đa phần thuộc thực chứng, bệnh lý chủ yếu là khí uất đàm hoả nên nguyên tắc điều trị chứng điên là “lý khí hóa đàm là chủ”; còn nguyên tắc điều trị chứng đảo là thanh hỏa giáng đàm là chủ.

+ Chứng điên: tinh thần uất ức, da xanh, niêm mạc nhợt, nói cười lung tung, đánh  người, chửi bậy hò hét, đi lại đều không có mục đích, không hiểu việc mình làm, xé quần áo, phá phách hoặc u uất đần độn; có khi thờ ơ lãnh đạm, rối loạn tư duy hay quên, không định hướng được không gian và thời gian; hoặc hành động chậm chạp, khổ não bi quan tiêu cực.

Nhiều trường hợp có hoang tưởng ảo giác, bức hại; cũng có khi khoác lác, khoe khoang cho mình là nhất hay ngược lại tự chỉ chích mình và còn nhiều cảm giác khác thường khác…

Bệnh lâu ngày dẫn đến trạng thái tăng trương lực cứng đờ (không cộng hưởng cảm xúc, cự tuyệt ăn uống và mất trí).

Rêu lưỡi mỏng, nhờn; mạch huyền hoạt.

+Phương pháp chữa: lý khí hóa đàm khai khiếu an thần.

+ Bài thuốc: “thuận khí đạo đàm thang” gia vị:

Trúc lịch 8g Trần bì 6g
Phục linh 12g Xương bồ 6g
Bán hạ 8g Trần đởm tinh 6g
Hương phụ 12g Uất kim 8g.
Viễn trí 6g

+ Gia giảm:

Nếu như bệnh lâu ngày, tâm tỳ khí – huyết hao tổn, tâm quí, đa mộng thì bỏ trần đởm tinh, hương phụ và gia thêm: đẳng sâm 12g, đương qui 12g, đan sâm 12g, táo nhân chế 12g, long sỉ 20g.

2.2.   Thể cuồng (đảo):

+Bệnh nhân thường có trạng thái hưng phấn kích động, thao cuồng, tụt quần áo hoặc ca hát vui mừng không ăn nổi hoặc cười khóc vô chứng cớ; có khi đánh người; thường xuất hiện sau nhiều đêm không ngủ hoặc rất ít ngủ thì triệu chứng sẽ nặng lên.

-Trạng thái điên thường thiên về trầm lặng lãnh đạm, thờ ơ, ngủ dài, hay có trạng thái đần người ra thẫn thờ, tự nói lảm nhảm 1 mình, đi lại chậm chạp, tăng trương lực, co cứng.

-Thể hỗn hợp thường có nhiều hoang tưởng, ảo giác, ảo thính, ảo thị, hay bị ám thị phát minh khoác loác và tự kỷ ám thị.

-YHCT cho rằng: “điên là chứng đa tĩnh thuộc âm, đảo là chứng đa động thuộc dương”, hay cố hữu trọng âm giả điên, trọng dương giả đảo chi chứng.

+Phương pháp điều trị: thanh hoả trừ đàm trấn tâm.

+ Bài thuốc: “sinh thất lạc ẩm” gia giảm:

Trần đởm tinh 12g Thiên trúc hoàng 12g
Sinh cao thạch 20g Hoàng cầm 12g
Hoàng liên 8g Long đởm thảo 6g
Sinh thạch quyết minh 32g Sinh thiết lạc 32g.

+ Gia giảm:

-Nếu đại tiện táo, bụng trướng thì gia thêm: đại hoàng 12g, mang tiêu 12g chiêu với nước sôi; nếu không đỡ thì bỏ sinh thạch cao, sinh thiết lạc và gia thêm các vị: sinh địa 16g, đại mạch đông 12g, huyền sâm 12g, đăng tâm 2g.

-Nếu nặng phải cho uống thêm: “bạch kim hoàn” ngày uống 2 lần mỗi lần 4 – 6g. Nếu mỗi hoàn là 2g mỗi lần uống 2- viên .

3.  Nghiệm phương:

Bạch long tu phấn (bột rễ cây bát giác phong là loại hực vật lâu năm) mỗi lần uống 2 – 3g; ngày uống 2 – 3 lần; điều trị tâm thần phân liệt.

4.  Châm cứu trị liệu:

+Phương pháp điều trị chung là: thanh tâm thông khiếu; dung đàm giáng trọc.

-Nếu là chứng cuồng thì phải: tiềm dương tiết hỏa.

-Nếu là chứng điên thì phải: lý khí khai uất.

-Nếu thể hỗn hợp thì phải: lý khí khai uất với tiềm dương tiết hoả.

-Nhóm huyệt thường dùng:

Định thần, huyệt cưu vĩ châm xuyên huyệt thượng quản, huyệt giản sử châm xuyên huyệt chi câu. Các huyệt: đại chùy, phong trì, phong long đều châm thẳng thường dùng thủ thuật châm tả:.á môn, bách hội, tứ thần thông, ấn đường, kiên lý, nội quan, thông lý, tam âm giao. Huyệt phối hợp thường chọn các huyệt: an miên, thần đường, can du, hợp cốc, dương lăng tuyền, lãi câu, thái xung.

+  áp  dụng  riêng  cho “chứng đảo”thì phải dùng một nhóm huyệt: lao cung, thiếu thương, hợp cốc , thái xung, an miên.

+ áp dụng riêng cho “chứng điên” thì phải dùng thêm các huyệt: đại chung, dương lăng tuyền, lãi câu, thần môn.

+ Nếu ảo thính thì châm thêm các huyệt: thính cung, ế phong.

+ Nếu ảo thị thì châm thêm các huyệt : tình minh, á môn, đại chuỳ, định thần.

+ Nhĩ châm phối hợp.

Thường được chỉ định các huyệt trên loa tai : giao cảm, thần môn, tâm , can, dưới vỏ, nội phân tiết. Mỗi lần châm , chọn 1 – 2 huyệt trên loa tai phối hợp với điện châm các huyệt ở chi thể : định thần, bách hội. Mỗi ngày châm 2 – 4 lần, mỗi lần châm 1 nhóm, 7- 10 ngày là một liệu trình.

+  Thủy  châm  liệu  pháp  thường  được  chỉ  định  phối  hợp  đối  với  các  trường  hợp  bệnh nhân gầy yếu . Nhóm huyệt thường dùng : tâm du, cự khuyết, cách du, giản sử, túc tam lý, thần môn. Ngày 1 lần, mỗi lần chọn 1 – 2 huyệt . Phương pháp này thường áp dụng điều trị cho chứng cuồng( thể trầm cảm).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*