ĐIều trị sa sinh dục theo y học cổ truyền

Phòng tránh bệnh thai ngoài tử cung

Sa sinh dục

(âm đỉnh)

1.  Đại cương
  • Theo y học hiện đại
1.1.1.  Các phương tiện giữ tử cung tại chỗ

Bình thường bộ phận sinh dục của người phụ nữ được giữ vững chắc nhờ 2 hệ thống: hệ thống nâng đỡ (gồm cân cơ đáy chậu, tầng sinh môn, 2 cơ nâng hậu môn) và hệ thống treo (gồm dây chằng tròn, dây chằng rộng, dây chằng tử cung cùng, dây chằng thắt lưng – buồng trứng và tử cung – buồng trứng).

Khi suy yếu một trong hai hệ thống này là nguyên nhân gây nên sa sinh dục.

1.1.2.  Điều kiện thuận lợi
  • Đẻ nhiều lần.
  • Rách tầng sinh môn không hồi phục.
  • Lao động nặng.
  • Teo đét sinh dục ở người già.
1.1.3.  Triệu chứng
  • Cơ năng: tuỳ theo người sa nhiều hay sa ít, thời gian sa và tổn thương phối hợp mà bệnh thấy có các triệu chứng lâm sàng khác nhau. Thông thường bệnh nhân cảm thấy khó chịu, nặng bụng dưới, đại tiểu tiện khó khăn, kinh nguyệt vẫn đều, có thai hay bị sẩy hoặc đẻ
  • Thực thể: chia 3 độ
    • Độ 1: cổ tử cung thấp, cách âm hộ 3- 4 cm chưa sa ra ngoài.
    • Độ 2: cổ tử cung thập thò ra ngoài âm đạo có khi sa xuống nhưng tự co lên được.
  • Độ 3: cổ tử cung và thân tử cung sa hẳn ra ngoài kèm theo sa thành âm đạo, bàng quang.
1.1.4.  Xử trí
  • Nội khoa: nghỉ ngơi, vệ
  • Ngoại khoa: áp dụng với sa độ 3 với phương pháp Crossen (cắt tử cung theo đường âm đạo).
1.2.  Theo y học cổ truyền

Được mô tả trong chứng âm đỉnh, thoát âm, thoát trĩ. Nguyên nhân: do khí hư hạ hãm.

2.  phương pháp điều trị Các thể bệnh theo y học cổ truyền

Thể khí hư hạ hãm

  • Triệu chứng: có cảm giác tức nặng bụng dưới, âm đạo có khối sa ra ngoài, nếu còn nhẹ thì khối sa tự co lên, nếu bệnh nặng thì khối sa không tự co

được, có khi người bệnh phải dùng tay đẩy lên, cổ tử cung không bị viêm loét. Kèm theo bệnh nhân thấy người mệt mỏi, ăn kém, đau lưng, ù tai,

đại tiện bình thường hoặc táo, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu trong, chất l-

ưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm nhược.

  • Phép điều trị: ích khí, thăng đề
  • Phương: bài Bổ trung ích khí là chính
Đảng sâm 12g Đương quy 12g
Bạch truật 12g Thăng ma 12g
Hoàng kỳ 12g Sài hồ 12g
Trần bì 8g Cam thảo 4g

Thêm: sinh khương 3lát; đại táo 3 quả.

Sắc uống ngày 1 thang, uống ấm, xa bữa ăn, uống 20-30 thang.

Nếu có thận hư gia thêm: tục đoạn 12g, thỏ ty tử 12g, cẩu tích 12g, kỷ tử 12g, đỗ trọng 12g.

2.2.  Thể khí hư hạ hãm kèm thấp nhiệt
  • Triệu chứng: gồm các triệu chứng của thể khí h hạ hãm, kèm thêm cổ tử cung viêm loét, phù nề, chảy nhiều dịch bẩn, tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.
  • Pháp điều trị: ích khí, thăng đề, trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu.
  • Phương: dùng bài Bổ trung ích khí gia thêm thương truật 10g, hoàng bá 10g, thổ phục linh 12g, khổ sâm12g.

Hoặc dùng bài Long đởm tả can thang

Long đởm thảo 12g Sài hồ 12g
Trạch tả 10g Mộc thông 10g
Sa tiền tử 10g Sinh địa 12g
Đương quy 12g Chi tử 8g
Hoàng cầm 8g Cam thảo 4g

Sắc uống ngày 1 thang, xa bữa ăn, uống 20-30 thang.

Nếu người bệnh có tăng huyết áp phải chú ý bỏ các vị thăng dương.

  • Châm cứu: châm bổ các huyệt bách hội, quan nguyên, khí hải, tam âm giao Ngoài dùng thuốc và châm cứu như trên người ta còn kết hợp với rửa âm đạo và đặt viên Âm đỉnh hoàn.

Thuốc rửa âm đạo gồm: khổ sâm 16g, thổ phục 12g, bạch chỉ 8g, phèn phi 4g. Mỗi thang sắc lấy 1 bát nước, để ấm 36-37oC, lọc qua vải màn, cho vào bốc, rửa âm đạo cách ngày. Sau khi rửa xong đặt  viên Âm đỉnh  hoàn vào cùng đồ  sau âm đạo.

Thành phần viên Âm đỉnh hoàn gồm:

Bạch cập                 Ngũ bội tử

Bạch chỉ                  Phèn phi

Liều bằng nhau, tán bột, dùng glycerin hoà thành viên, vỏ ngoài bằng hùng hoàng.

Phòng bệnh
  • Sinh đẻ có kế hoạch.
  • Rách tầng sinh môn phải khâu hồi phục.
  • Sau đẻ, sẩy, nạo phải kiêng giữ.
  • Tránh lao động gắng sức.
  • Tránh ngồi xổm lâu.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*