Điều trị loét dạ dày – tá tràng

     Điều trị loét vài thập kỷ gần đây có nhiều tiến bộ đáng kể và đã làm đảo lộn chiến lược điều trị trước đây chủ yếu là ngoại khoa cắt dạ dày loại trừ ổ loét .

Chiến lược điều trị ngày nay coi nội khoa là chính, nếu không khỏi mới phải điều trị ngoại khoa cắt dạ dày. Tiến bộ mới cho rằng Helicobacter pylori có vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây loét. Hiểu biết mới về cơ chế bài tiết HCL.

https://www.youtube.com/watch?v=5BV2dqoS5mc

I. Nhắc lại lâm sàng

  1. Đau

   –  Vị trí khu trú ở vùng thượng vị, loét dạ dày vị trí đau lệch về bên trái đường trắng giữa, lan lên ngực và sau mũi ức. loét hành tá tràng vị trí đau lệch phía bên phải đường trắng giữa lan ra sau lưng.

   –  Mức độ đau thường đau âm ỉ nhưng cũng có khi có cơn đau trội lên.

   –  Tính chất đau: theo giờ nhất định trong ngày .

  + Loét dạ dày đau xuất hiện sau khi ăn 1 – 2 giờ, còn được gọi là “ đau khi no “

        + Loét hành tá tràng đau thường xuất hiện sau khi ăn từ 4 – 6 giờ, còn gọi là  “ đau khi đói “. đau xuất hiện thành cơn từng đợt xa sau bữa ăn, mỗi đợt kéo dài vài tuần đến vài tháng. hàng năm có thể bị một, hai đến ba đợt đau. Các đợt đau thường xuất hiện vào mùa rét hoặc khi thay đổi thời tiết. đó là tính chu kỳ của đau trong bệnh loét.

Nếu đau một đợt trên 2 tháng thường là loét đã có biến chứng hẹp môn vị, viêm dính quanh dạ dày, tá tràng hoặc có bệnh kèm theo như viêm túi mật, viêm tụy tạng…

   Loét dạ dày sau ăn chua cay có phản ứng đau ngay rõ rệt, loét hành tá tràng thì không có phản ứng này.

các thuốc kiềm uống vào tác dụng giảm đau rõ rệt, nhất là loét hành tá tràng.

   Cũng có trường hợp loét nhưng không đau gọi là thể “ loét câm “. Thể này phát hiện được hoặc do thủng hoặc do chảy máu.

 

  1. Rối loạn tiêu hoá
  • ợ hơi, ợ chua
  • Đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn.
  • Táo lỏng thất thường ( loét hành tá tràng hay bị táo bón ).

 

  1. Suy nhược thần kinh

Hay cáu gắt, nhức đầu, mất ngủ, giảm trí nhớ.

https://www.youtube.com/watch?v=x5dlIX3lCtM

II.Cách điều trị

  A. Nội khoa

     1. Nguyên tắc điều trị nội khoa

   –  Toàn diện :  nghỉ ngơi, ăn uống phù hợp, thuốc men.

   –  Hệ thống :   dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian.

   –  Chú trọng :  tính chất cá biệt, không máy móc, rập khuôn mọi cá thể.

   –   Nếu điều trị nội tích cực, đầy đủ, đúng thuốc không kết quả mới phẫu thuật ( nên phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị trước, cắt dạ dày sau).

 

     2. Các thuốc điều trị

a. Các thuốc tác dụng lên thân não

     –  Metodopramid :  Primperan  viên 10 mg,  3 –4 viên/ 24giờ .

     –  Sulpirid : Dogmatil  viên 50 mg,  3 – 4/ 24giờ

 

b. các thuốc ức chế tiết HCL

     –  ức chế cơ quan thụ cảm Muscarid  M1

 Pyrenzepin, Gastrozepin : Tác dụng mạnh hơn Atropin nhưng cũng có những biến chứng như Atropin …

Liều lượng, cách dùng :  100 – 150 mg/24 giờ chia nhiều lần trong ngày, phải dùng trước khi ăn 30 phút.

 

     –  Thuốc chống thụ cảm thể H2 : ức chế cơ quan thụ cảm với Histamin của tế bào thành. Thuốc thuộc nhóm này đến nay có tới 3 thế hệ : Cimetidin, Ranitidin, Nizatidin, Raxatidoin, Tamotidin. thuốc càng mới càng tác dụng mạnh hơn, ít độc hại hơn, kéo dài hơn, ít tái phát hơn.

          +  Cimetidin ( Tagamet ) :  1g/24 giờ   x  30 ngày,  uống nhiều lần trong ngày, trong đó 1 lần uống buổi tối trước khi đi ngủ. Thuốc độc tính với gan và thận, do đó phải theo dõi Transaminaza và Creatininkhi dùng, tỷ lệ tái phát 90 – 100%.

          + Famotidin ( Servipep, Pepdin…) viên 20 mg.

Liều dùng :  40 mg/24 giờ   x  4 tuần, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tỷ lệ tái phát ít hơn nhiều so với Cimetidin.

 

     –  Thuốc ức chế bơm Proton : ức chế hoạt động của Enzym ATPase, do đó K+ không vào trong tế bào được và H+ không ra ngoài tế bào để tạo nên HCl. Do đó HCl không được hình thành.

         Lansoprazol : Mopral, Lomac, losec…  viên 20 mg

Liều dùng :  20 mg/24 giờ   x  4 – 8  tuần

                     40 mg/24 giờ   x  2 – 4 tuần

uông 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

          Pantoprazol :  20 mg/24 giờ   x   1 – 2 tuần

          Raberprazol :  20 mg/24 giờ   x   1 – 2 tuần

     –  Prostaglandin E1, E2 chúng có 2 tác dụng :

Chống bài tiết HCl

Tăng tiết nhầy và Bicarbonat

Liều dùng :

         Misoprotol ( Cytotec, Dimixen )  800 mg/24 giờ   x 4 tuần

         Enprostol   40 mg/ 24 giờ

Tác dụng phụ : ỉa chảy, chóng mặt, đầy bụng. phụ nữ trong độ tuổi sinh để cần dùng thận trọng.

 

c. Thuốc trung hoà Axit

Trung hoà HCl, đưa PH dịch vị lên trên 3  làm cho HGl bị loại bỏ không còn hoạt động nữa. Các thuốc thuộc nhóm này đều là muối của Nhôm và magie :

carbonat, phosphat, Trisilicat. Các biệt dược có rất nhiều : Maalox, Gelox, Polysilane gel, Gastrogel, Gastropolgite…

liều lượng , cách dùng : Liều lượng tuỳ theo biệt dược, cần uống nhiều lần trong ngày, uống sau khi ăn 30 phút – 1 giờ để duy trì PH dịch vị luôn luôn trên 3 – 3,5.

tác dụng phụ : ỉa chảy, sỏi thận, kiềm hoá máu.

 

d. Thuốc tạo màng lọc :

Gắn với Protein hoặc chất nhầy của niêm mạc dạ dày tạo thành màng che chở niêm mạc dạ dày, nhất là che chở ổ loét. Có nhiều loại thuốc.

      –  Kaolin, Smecta, Gelpolyslan.

      –  Actapulgit, Gastropulgit.

      –  Bismuth : Subcitrat Bismuth ( Trymo ).

      –  Tripotasium dicitral bismuth.

      –  Sucralfat

Liều lượng :   180 mg/ 24 giờ chia nhiều lần uống trước khi ăn.

 

e. Thuốc diệt Helicobacter Pylori ( HP ):

 ngoài các thuốc ức chế bơm Proton, muối Bismuth, có nhiều kháng sinh có tác dụng diệt HP : Tetracyclin, Amocilin,Clartromycin và Metronidazon.

 

     3. Điều trị cụ thể

Cần chẩn đoán ổ loét bằng nội soi hoặc ít nhất bằng X quang. đánh giá kết quả cũng bằng nội soi và X quang dạ dày tá tràng.

 

     –  Điều trị khi ổ loét đang tiến triển :

         +  Có thể dùng một trong các loại thuốc chống bài tiết HCl. Thuốc tạo màng lọc trên với liều lượng tấn công, không nhất thiết phải phối hợp 2- 3 loại thuốc mà có thể dùng một loại riêng rẽ cũng có kết quả. Không nhất thiết phải dùng các loại thuốc mới nhất, đắt tiền nhất mới có kết quả. Các thuốc chống bài tiết HCl cũng như các thuốc chống acid, thuốc tạo màng bọc có tác dụng liền sẹo gần tương tự nhau, nên được dùng đúng cách và đầy đủ.

         +  Thuốc phối hợp có thể dùng: Dogmatil, Primperan

         +  Thuốc diệt HP

         +  Chế độ ăn uống : không uống rượu, hút thuốc lá, uống cà phê, không dùng các chất kích thích : gia vị, hạt tiêu, ớt, dấm …

 

   –  ổ loét đã thành sẹo :

Có người cho rằng không cần điều trị duy trì, khi nào loét tái phát thì sẽ điều trị lại.

Có người cho rằng phải tiếp tục điều trị. Có thể dùng thuốc ức chế thụ thể H2, ức chế bơm proton nhưng liều lượng và cách dùng giảm 1/3 hoặc 1/4  so với liều tấn công. Thuốc tạo màng bọc như Gastropulgit, phosphalugel, Gel depolusilan … cũng với liều lượng giảm bằng 1/3 hoặc 1/4 so với liều tấn công.

Thời gian điều trị duy trì theo từng người, từ 6 tháng đén vài năm.

 

   –  Điều trị ổ loét chảy máu :

Nên dùng các thuốc ức chế thụ thể H2 hoặc ức chế bơm proton loại tiêm, trong 2 – 3 ngày đầu khi máu đang chảy, khi máu đã cầm thì dùng thuốc uống.

 

   B.  Điều trị ngoại khoa

sau khi điều trị nội khoa như phần trình bày trên, bệnh nhân không thấy đỡ, lại thêm biến chứng hẹp môn vị, chảy máu, thủng, cần mổ cấp cứu hoặc mổ phiên cho bệnh nhân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*