Chứng âm dương đều hư

I. Khái niệm

Chứng âm dương đều hư là tên gọi chung toàn thân âm dương đều hư xuất hiện hàng loạt chứng trạng hư yếu, nguyên nhân thường do ấm lâu không hồi phục, âm dương đều hư tổn, hoặc bệnh dương tổn hại làm liên lụy đến âm, chứng âm dương đều hư ở đây nói âm dương đều hư ở chính thể cơ thể: Còn âm hư dươg hư cùng xuất hiện hoặc khí âm đều hư, khí huyết đều hư ở mỗi tạng phủ ở đây không nói đến.

Biểu hiện của chứng âm dương đều hư là thể trạng gầy còm, tinh thần bạc nhược, hụt hơi biếng nói, mệt mỏi yếu sức, cơ thể lạnh, sợ lạnh, hễ động làm thì phát sốt đổ mồ hôi, hồi hộp, hoa mắt, váng đầu, ù tai, lưỡi nhạt mà ít tân dịch hoặc có vết răng hoặc tróc màng, mạch vi tế mà sác, uống thuốc ôn nhiệt vào thì chứng âm hư nổi lên rỏ rệt, uống thuốc đắng lạnh vào thì chứng dương hư càng nặng thêm,chứng trạng phức tạp dễ biến hóa, hơn nữa thường thấy chứng âm hư, dương hư của tạng phủ.

Chứng này xuất hiện ở giai đoạn cuối của nhiều loại tật bệnh đồng thời lấy bệnh biến của Tạng Phủ làm cơ sở cho nên chứng Âm Dương đều hư thường biểu hiện Âm hư Dương hư ở một tạng phủ nào đó, chứng Âm hư Dương hư của Tạng Phủ gặp ở loại tật bệnh nào, tham khảo ở chứng hậu các tạng phủ có liên quan.

II. Phân tích

Chứng Âm Dương đều hư thường gặp ở người ốm lâu hư yếu. Người bệnh mắc chứng này âm dương ở tạng phủ đều hư. Khí hậu nóng lạnh đều không phù hợp, mùa đông không chịu được rét, mùa hè không chịu được nóng, hơn nữa bệnh tình nặng thêm khi thay đổi thời tiết Xuân và Thu. Vì thể lực yếu, sức chóng bệnh kém, càng dễ bị nhiễm các loại bệnh khác. Chứng âm dương đều hư ở người trẻ thì làm cho phát dục chậm, ở người già thì nhanh suy yếu mau già. Nếu lại gặp bệnh nào khác thì triền miên khó khỏi, hơn nữa bệnh tình nguy hiểm nặng nề, biện chứng luật trị cần thận trọng đặc biệt.

Chứng Âm Dương đều hư đa số phát sinh ở người ốm lâu, thường từ âm hư liên lụy đến dương hoặc từ dương hư liên lụy đến âm gây nên. Âm dương đều hư phát triển thêm bước nữa thì Âm Dương đều kiệt, chứng trạng biểu hiện vừa có thủy thũng, có các chứng trạng nguy hiểm như triều nhiệt, trên lưỡi thoát dịch, khoang miệng mọc nấm, ách nghịch, mồ hôi ra như gội đầu, chân tay lạnh, mạch vi sác muốn tuyệt….

III. Chẩn đoán phân biệt

– Chứng khí huyết đều hư với chứng bệnh Âm dương đều hư: Chứng khí huyết đều hư là do óm lâu không khỏi, hoặc trước hết lấy chứng trạng Khí hư, vì không hóa huyết mà tiếp theo xuất hiện chứng huyết thiếu, hoặc trước hết là bị mất huyết, khí theo huyết suy hao gây nên, biểu hiện lâm sàng, vừa có các chứng trạn khí hư như sắc mặt không tươi, mệt mỏi yếu sức, thiếu hơi biếng nói, vừa có các chứng trạng huyết hư như hồi hộp mất ngủ, chóng mặt hoa mắt, chân tay tê dại…..

– Chứng Âm Dương đều hư cũng xuất hiện khi bệnh ốm lâu không khỏi thì âm hao tổn kéo dài, dương sẽ theo âm mà sút đi, dương hư kéo dài âm cũng theo dương mà suy……đều có thể dẫn đến chứng Âm Dương đều hư.

Chứng âm dương đều hư ngoài những biểu hiện ngoài những biểu hiện đầy đủ của chứng trạng khí huyết dều hư, có thể biểu hiện hai tình huống như dương hư sinh hàn, âm hư sinh nhiệt, như các chứng trạng sợ lạnh, chân tay lạnh, triều nhiệt, mò hôi trộm…

– Chứng khí âm đều hư và chứng Âm dương đều hư, chứng khí âm đều hư là do khí hư hóa sinh bất túc, hoặc thời kỳ cuối của ôn bệnh khí âm bị hao thương gây nên, biểu hiện lâm sàng vừa có chứng trạng của chứng khí hư như mệt mỏi, yếu sức, thiếu hơi, biếng nói, vừa có chứng trạng của âm hư như gầy còm, miệng khô họng ráo, triều nhiệt, mồ hôi trộm, ngủ tâm phiền nhiệt, về chiều gò má đỏ….vv điểm chẩn đoán phân biệt chủ yếu của chứng khí âm đều hư với chứng âm dương đều hư là loại trên không có hiện tượng dương hư sinh hàn rõ rệt, còn loại dưới chỉ có biểu hiện hư hàn và hư nhiệt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*