Chứng âm dịch khuy tôn

I.Khái niệm:

Chứng âm dịch khuy tôn là tên gọi chung chỉ các loại thủy dịch duy trì sự hoạt động sinh mạng bình thường của con người, như mồ hôi, nước miếng, vị dịch, trường dịch và nước tiểu bất túc, tạo nên một loạt chứng trạng mà lấy tân dịch thiếu làm đặc trưng chủ yếu xuất hiện sự khô ráo ở cục bộ hoặc toàn thân, trong các bệnh nội thương hoặc ngoại cảm, đều có thể da táo nhiệt làm tổn thương tân, ra mồ hôi thổ tả quá mức cho đến chữa bệnh nhầm mà gây nên chứng này.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là miệng khô họng ráo, mũi môi khô nẻ, ho khan mất tiếng, da dẻ khô ráo, mắt rít không nhuận, tiểu tiện vàng sẻn ít, khô ruột, đại tiện khó, lưỡi đỏ ít rêu hoặc tróc mảng, bề mặt lưỡi không nhuận, mạch tế sác.

Chứng này thường gặp trong các bệnh ngoại cảm nhiệt bệnh nhưn dương minh bệnh. Phong ôn, Thu táo và trong các bệnh nội thương tạp bệnh như phế nuy, tiện bí, bạo tả, tiêu khát và ế cách.

Cần chẩn đoán phân biệt với chứng âm hư, chứng huyết hư.

II. Phân tích

Chứng này có thể trình bày các biểu hiện lâm sàng trên hai phương diện ngoại cảm và nội thương. Trong biện chứng ngoại cảm nhiệt bệnh. Người xưa có thuyết “Thương hàn thương dương, ôn bệnh thương âm” cho rằng thương hàn là do hàn tà xâm nhập, dương khí bị uất át mà tổn hại, điều trị nên ôn tán hàn bởi hàn tà lưu đọng sẽ hóa nhiệt thương tân, dùng thuốc ôn tán phát hãn thai quá, làm cho hao tổn âm dịch, như sách thương hàn luận viết: “ hỏi rằng: lý do nào bị dương minh bệnh? Trả lời: thái dương bệnh, nếu phát hãn, nếu dùng thuốc hạ, nếu lợi tiểu tiện, đó là làm mất tân dịch, trong vị khô ráo, trong thì đại tiện khó, như thế được gọi bệnh ở dương minh” nói lên thương hàn nếu nhiệt hóa và chữa nhầm, cũng khiến cho bệnh tà vào lý xuất hiện chuyển qui và bệnh chứng bị tổn thương tân dịch, tiếp đó nêu ra dương minh kinh chứng trước tiên như sốt cao, ra mồ hôi nhiều, khát nước nhiều, mạch hồng đại, điều trị nên thanh lý tiết nhiệt, sinh tân chỉ khát, cho uống bài Bạch hổ thang hoặc Bạch hổ gia Nhân sâm thang.

– Nếu Dương minh nhiệt kết, chất dịch ở Đại trường bị khô, có chứng trạng triều nhiệt nói sảng, mắt không tỏ, con ngươi mắt khó chụi, nhiều mồ hôi, bụng trướng đầy, đại tiện rắn, mạch trầm thực có lực, cần quét sạch nhiệt tà ở phủ, hạ ngay để bảo tồn âm, dùng bài đại thừa khí thang.

-Dương minh nhiệt kết, tân dịch khô khan, đại tiện tuy rắn mà không chụi được loại thuốc công hạ mạnh, điều trị nên theo phép tư nhuận thàng đạo, chon dùng phương mật tiễn đạo

– Nếu tà khí thương hàn đã rút, nguyên khí bị tổn thương tân dịch bất túc, còn có dư nhiệt, xuất hiện triệu chứng phiền khát muốn nôn, điều trị nên ích khí tân, thanh phiền nhiệt, cho uống bài Trúc diệp thạch cao thang. Trọng cảnh còn đề ra lời cảnh cáo như các chứng yết hầu khô ráo, lâm gia, xương gia, nục gia, là vì sợ làm hao tổn thêm tân dịch mà gây nên chứng này.

– Những nhà ôn bệnh học coi giữ gìn âm tân là ý nghĩa trọng yếu hàng đầu, trong phương pháp biện chứng luận trị, tôn trọng cảnh mà có chỗ phát triển. đương nhiên, ôn tà xâm phạm cơ thể, rất dễ hao thương tân dịchcho nên các gici đoạn phát trển của ôn bệnh luôn luôn chiếu cố tới tân dịch. Nên mới có câu : “Giữ được phần tân dịch là còn hi vọng một phần sống” lấy ví dụ trong Tam tiêu biện chứng của Ngo cúc thàng, bệnh ở thương tiêu có chứng phát nhiệt, đau đầu, ố phong khát nước, ho mà mạch phù sác, nếu cơ thể ngừi bệnh vốn âm hư, khát nước nhiều,lúc này nên dùng thuốc tân lương cam hàn cứu dịch, dùng phương tuyết lê tương bồi đắp hoặc Ngũ chấp ẩm, hoặc dùng gia giảm uy di thang

-Nếu ôn tà phạm phế, tà nhiệt hun đốt tân dịch, hoặc thu táo làm thương khí phận thủ âm thái, có chứng trạng phát nhiệt, họng ráo mũi khô, ho khan mà khát nước, điều trị nên nhuận phế chỉ khái cho uống Tang hạnh thang gia giảm.

-Nếu táo tà nặng mà tân dịch ở phế bị thương tổn, có chứng phát nhiệt, ho khan không có đờm, khí nghịch ho suyễn, miệng mũi khó ráo, họng khô khát nước, điều trị nên thanh phế nhuận táo cứu phế thang gia giảm

– Nếu táo nhiệt lưu luyến Phế, tân dịch ở phế vị bị thương, có chứng phát nhiệt, miệng khát họng khô, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ ít rêu, điều trị nên thanh nhuận phế vị, chọn dùng bài Sa sâm mạch đông thang gia giảm

-Bệnh ở trung tiêu, có chứng phát nhiệt nặng, hoặc là chỉ nhiệt mà không hàn, ra mồ hôi, khát nước, mặt mắt đều đỏ, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết hoặc nhiệt kết bàng lưu, rêu lưỡi vàng hoặc khô vàng, mạch hồng sác hoặc trầm thực có lực, điều trị nên theo pháp làm mền chất rắn, công hạ tiết nhiệt, chọn dùng bài điều vị thừa khí thang

– Nhưng tà khí ôn nhiệt, ẩn náu ở dương minh làm hao kiệt chất nước ở vị , chất nước ở ruột không nhuận khi biện chứng thi trị rất giống nhau với thương hàn dương minh bệnh, trong ứng dụng phép hạ, có nêu ra nếu thể trạng người bệnh vốn tân dịch bất túc uống thừa khí thang mà không hạ được, đó là vì tân dịch ở vị trường khô can, không có nước mà đẩy thuyền trôi, dùng bài tăng dịch thang. Trong bài tăng dịch thang họ Ngô có lời bàn: “đây bàn về phép hạ ở dương minh, lập ra ba phép: Nhiệt kết dịch khô là chứng đại thực, thì dùng bài đại thừa khí, Nghiêm về nhiệt kết mà không khô là loại Bàng lưu, thì dùng bài Điều vị thừa khí, nghiêng về dịch khô nhiều mà huyết kết ít, nên dùng tăng dịch là ký do chiếu cố đến chỗ hư, là tâm pháp chủ yếu để bảo tồn tân dịch ”

-Bệnh ở hạ tiêu, có chứng phát sốt, hàn mê nói sảng, miệng mũi xuất huyết, lưỡi cứng khô, họng ráo tai điếc, nổi ban chẩn, lưỡi đr tía , rêu lưới sáng bóng, đó là do âm tà lưu luyến kéo dài nhiệt bức – doanh huyết, tân dịch bị hao ở trong, điều trị nên thanh doanh lương huyết để giữ gìn tân dịch, cho uống bài Thanh doanh thang hoặc Tê giác đị hoàng thang gia giảm

– Nếu tà nhiệt quấy rối thiếu âm ở trong, tân dịch hao hụt nhiều, có chứng trạng miệng khô lưỡi ráo, tai điếc, răng đen, hồi hộp mất ngủ, lưỡi đỏ mạch hư đại, điều trị theo phép tư dịch nhuận táo, thanh nhiệt sinh tân, chon bài Phục mạch thang gia giảm

– Họ ngô đề xuất vấn đề ôn bệnh sau khi nhiệt lui, nếu có các chứng trạng không thiết ăn uống, da dẻ khô ráo, hơi táo ho nhẹ dùng phép điều dưỡng, vẫn cần phải giữ gìn nuôi dưỡn tân dịch, dùng bài Ngũ chấp ẩm hợp với Ích vị thang gia giảm

Trong nội thương tạp bệnh, vì bệnh tà dẫn đến chứng này và bệnh biến pử tạng phủ khác nhau, nên biểu hiện lâm sàng cũng không giống nhau. Như tân dịch suy tổn cũng có thể gặp ở phế nuy,phần nhiều do ho kéo dài không khỏi, tà nhiệt nung nấu phế, tân dịch ở phế tổn thương lớn, có chứng trạng ho mửa ra dãi vẩn đục, đoản hơi suyễn gấp, miệng khô họng ráo, lông tóc khô ròn, lưỡi đỏ mà khô, mạch hư sác, điều trị nên thanh nhiệt nhuận táo dưỡng phế sinh tân cho uống mạch môn đông thang hoặc ngọc quỳnh cao

– lại như chứng này có thể gặp ở thể tiện bí, đa số do cơ thể vốn âm hư, trường vị tích nhiệt

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*