Xơ gan

         Người xưa đã nhắc đến xơ gan là một trong tứ chứng nan y (Phong; Lao; Cổ “Cổ trướng/Xơ gan”; Lại), đó là những bệnh nặng và không thể chữa được. Ngày nay, cùng với sự phát triển của y học, chúng ta đã hiểu biết về xơ gan nhiều hơn nhưng việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh vẫn là rất khó khăn.

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Khái niệm

      Xơ gan là bệnh mạn tính gây tổn thương nặng lan tỏa ở các thùy gan. Đặc điểm tổn thương là mô xơ phát triển mạnh và sự hình thành những hòn, cục tân tạo. Hậu quả sau cùng dẫn đến suy chức năng gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa và người bệnh tử vong vì các biến chứng của bệnh.
Xơ gan
Gan thường và gan xơ
 

2. Nguyên nhân

– Do nhiễm vi sinh vật: Chủ yếu do các vi rút viêm gan B, C, D…;ngoài ra có thể do ký sinh trùng (sán lá gan, áp xe gan do amíp).
– Do nhiễm độc: Thường gặp nhất là do rư­­ợu, ngoài ra có thể do nhiễm độc hoá chất: chất độc màu da cam, các thuốc bảo vệ thực vật (DDT, wofatox…), do tác dụng phụ của thuốc: Rifampycin, INH, Paracetamol,…
– Do suy dinh d­ư­ỡng kéo dài: ăn quá thiếu đạm, thiếu Vitamin, thiếu các chất hư­ớng mỡ (Cholin, Methionin…) gây nhiễm mỡ gan dẫn đến xơ gan.
– Do ứ tắc mật kéo dài; ứ đọng máu kéo dài (suy tim, tắc mật)
Xơ gan
Nguyên nhân gây xơ gan
 

II. TRIỆU CHỨNG

      Về lâm sàng, xơ gan tiến triển qua 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn xơ gan tiềm tàng không có triệu chứng lâm sàng, xơ gan còn bù triệu chứng lâm sàng mờ nhạt, còn xơ gan mất bù là giai đoạn muộn, biểu hiện rõ rệt với các triệu chứng và hội chứng:

1. Hội chứng suy chức năng gan

Xơ gan
Tóm tắt hội chứng suy chức năng gan
 
– Mệt mỏi, gày sút cân do suy giảm chức năng khử độc và chuyển hóa của gan.
– Chán ăn, khó tiêu, sợ mỡ do suy chức năng tạo mật.
– Vàng da, vàng niêm mạc: tùy theo mức độ, có thể vàng nhạt hoặc vàng đậm, nguyên nhân do suy chức năng liên hợp Bilirubin của gan, ngoài ra còn do các vi quản mật bị chèn ép bởi các dải xơ và các cục tân tạo, dẫn đến Bilirubin từ các vi quản mật tràn vào máu.
Xơ gan
Hình ảnh vàng củng mạc mắt
– Có thể thấy dấu hiệu sao mạch ở cổ, ngực và dấu hiệu bàn tay son, nguyên nhân  do suy chức năng khử Estrogen, làm tăng Estrogen trong máu, từ đó  gây ra tình trạng giãn mạch.
Xơ gan
Hình ảnh sao mạch và bàn tay son
– Xuất huyết dưới da và niêm mạc: thường hay bị chảy máu chân răng và chảy
máu cam, nguyên nhân do suy chức năng tổng hợp Prothrombin của gan, mà đây lại là một yếu tố đông máu quan trọng.
– Phù: gặp ở những trường hợp bệnh nặng, phù mềm, ấn lõm, thường xuất hiện ở hai chi dưới; nguyên nhân chính là do suy chức năng tổng hợp Albumin gây giảm áp lực keo và suy chức năng khử Aldosterol, ADH của gan gây tăng giữ muối, giữ  nước.
– Xét nghiêm máu: Bilirubin máu tăng, Albumin máu giảm, tỉ lệ  Prothrombin máu giảm.

2. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Xơ gan
Tóm tắt hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa
– Lách to: xuất hiện sớm, ở các mức độ khác nhau, nguyên nhân lách to là do ứ máu tại lách.
– Cổ trướng: là cổ trướng tự do; nguyên nhân là do: tăng áp lực tĩnh mạch cửa, do suy chức năng gan gây giảm Albumin và tăng Aldosterol, ADH trong máu…
. Tăng áp lực TM cửa -> tăng áp lực thủy tĩnh -> tăng thoát dịch vào khoang phúc mạc.
. Suy  chức năng gan -> Albumin giảm -> áp lực keo của máu giảm ->giảm khả năng giữ nước trong lòng mạch -> thoát dịch vào khoang phúc mạc.
. Suy chức năng gan ->giảm khả năng khử Aldosterol và ADH ->Tăng Aldosterol và ADH  ->cơ thể tăng giữ muối, giữ nước ->tăng thoát dịch vào khoang phúc mạc và gian bào.
Xơ gan
 
– Tuần hoàn bàng hệ: giãn tĩnh mạch dưới da bụng từ rốn sang mạn sườn hai bên.
 Nguyên nhân là do giữa các tĩnh mạch dưới da bụng với tĩnh mạch cửa có các vòng nối,  máu ứ tại tĩnh mạch cửa sẽ tìm cách về tuần hoàn chung qua các vòng nối này và gây giãn các tĩnh mạch dưới da bụng.
Xơ gan
Hình ảnh cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ
– Ngoài ra, một số tĩnh mạch khác như tĩ
nh mạch thực quản, tĩnh mạch trực tràng có thể bị giãn, vỡ gây xuất huyết tiêu hóa.
Vo tinh mach thuc quan
Giãn tĩnh mạch thực quản

3. Triệu chứng thay đổi hình thái gan

– Gan to dưới bờ sườn phải, mật độ chắc, bờ sắc, mặt lổn nhổn, ấn tức. Tuy nhiên cũng có trường hợp gan teo.
– Siêu âm: kích thước gan thay đổi, nhu mô không thuần nhất, có nhiều nốt tăng âm.
– Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh lý giúp chẩn đoán xác định.

III. BIẾN CHỨNG

– Chảy máu tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch trực tràng dưới.
– Hôn mê gan: Do tăng các chất độc nội sinh trong máu như Amoniac, các thể Ceton, …
– Viêm phúc mạc do nhiễm khuẩn dịch cổ trướng.
– Ung thư hóa

IV. CHẨN ĐOÁN

     Chẩn đoán bệnh nhân xơ gan dựa và các triệu chứng và hội chứng:
1. Hội chứng suy chức năng gan
– Mệt mỏi, gày sút cân, chán ăn, sợ mỡ.
– Vàng da, vàng niêm mạc; dấu hiệu sao mạch, bàn tay son.
– Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
– Phù.
– Xét nghiệm máu: Bilirubin máu tăng, Albumin máu giảm, Prothrombin máu giảm.
2. Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
– Lách to
– Cổ trướng
– Tuần hoàn bàng hệ.
3. Thay đổi hình thái gan
– Gan to, bờ sắc, mật độ chắc.
– Siêu âm có nhiều nốt tăng âm.
– Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh cho chẩn đoán xác định.

V. ĐIỀU TRỊ

1. Theo dõi và chăm sóc

a. Chế độ ăn uống
– Ăn uống đủ chất, đủ năng lượng (2500 – 3000 calo/ ngày). Ăn nhiều đạm (100 g/ngày), tuy nhiên khi có dấu hiệu tiền hôn mê gan cần hạn chế lượng đạm
trong khẩu phần ăn.
– Kiêng rượu, bia, hạn chế ăn mỡ, hạn chế ăn muối khi có phù, cổ trướng; không nên sử dụng các thuốc gây hại cho gan.
b. Chế độ lao động và sinh hoạt
– Ở giai đoạn còn bù có thể cho bệnh nhân làm việc và sinh hoạt bình thường nhưng tránh vận động mạnh.
– Giai đoạn tiến triển, khi cổ trướng xuất hiện cần được nghỉ ngơi hoàn toàn, tốt nhất nên nằm viện.

2. Điều trị triệu chứng

– Thuốc bảo vệ và tăng cường chức năng gan
+  Silimarin 70mg uống 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.
+  Fortec 25mg uống 1-2 viên/lần x 3 lần/ngày.
+  Một số loại thuốc đông y có tác dụng tốt như diệp hạ châu, actiso, nhân trần,..
– Điều trị cổ trướng và phù
+ Chọc tháo dịch cổ trướng khi căng to, gây khó thở; không nên chọc quá nhiều,
mỗi lần khoảng 1-3 lít.
+ Dùng lợi tiểu kết hợp giữa kháng Aldosterol và lợi niệu quai cho kết quả tốt:
ban đầu dùng Spironolacton 25mg và Furosemid 40mg, liều 100mg/40mg, tăng dần liều theo cùng tỉ lệ tới khi đạt tác dụng tốt nhất. Liều tối đa không quá 300mg/120mg.
+ Bù Albumin khi Albumin trong máu thấp.
– Dùng thuốc lợi mật
   Sorbitol gói 5g, uống 1 gói/lần x 1-3 lần/ngày, uống vào trước bữa ăn.
– Khi có rối loạn đông máu nặng: truyền huyết tương, khối tiểu cầu.
– Giảm áp lực tĩnh mạch cửa đề phòng biến chứng
   Propranolol 40mg x 1-2 viên/ngày.

3.  Điều trị các biến chứng

– Biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản
– Viêm phúc mạc do nhiễm khuẩn dịch cổ trướng

4. Điều trị nguyên nhân

Điều trị virut viêm gan B: dùng các thuốc kháng virut như nhóm Nucleosid và
kết hợp Interferon theo chỉ định.

VI.  Dự phòng

+ Phòng nhiễm viêm gan virút B và C bằng:
– Tiêm phòng viêm gan virút B và C cho trẻ em và ng­ư­ời lớn ch­ưa bị bệnh.
– Thực hiện tốt vô khuẩn và biện pháp phòng hộ trong tiêm, truyền, châm cứu.
– Xét nghiêm sàng lọc các virút viêm gan khi truyền máu.
+ Chế độ ăn đủ chất.
+ Hạn chế uống r­ư­ợu bia.
+ Thận trọng khi dùng các thuốc có độc cho gan.
 
+ Điều trị tốt các bệnh đư­­ờng mật và các bệnh viêm gan cấp và mãn tính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*