Chương trình tiêm chủng mở rộng

1. Mục tiêu
+ Duy trì được tỷ lệ tiêm chủng cao ở trẻ dưới 1 tuổi trên phạm vi cả nước.
+ Thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh và giảm tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, đặc biệt là bệnh sởi.
+ Từng bước đưa thêm các loại vacxin khác như viêm gan, viêm não Nhật Bản B vào chương trình tiêm chủng mở rộng khi điều kiện cho phép.
tiêm chủng mở rộng
 
2. Ý nghĩa
Tạo miễn dịch cho trẻ
Cơ chế tạo miễn dịch
 
3. Lịch tiêm chủng

3.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ

           Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai các vắc xin phòng ngừa 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, tả và thương hàn
 
tiêm chủng mở rộng
Vacxin Bại liệt
Vacxin MMR phòng sởi, quai bị, Rubella
Vacxin phòng sởi
Vacxin DPT phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván
Vacxin BCG phòng lao
Vacxin Quinvaxem phòng Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib
 
 
 
 3.2. Lịch tiêm chủng cho phụ nữ
* Trước khi mang thai
Vacxin cần tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai
 * Trong khi mang thai
Vacxin cần tiêm cho bà bầu
4. Thực hiện tiêm chủng
4.1. Chuẩn bị cho 1 buổi tiêm chủng
+Vào sổ tiêm chủng tất cả trẻ em mới sinh, trẻ dưới 1 tuổi.
+Dự trù vacxin, kinh phí, vật tư và dụng cụ tiêm chủng.
+Thông báo cho các bà mẹ có con cần tiêm chủng và các phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai về ngày, giờ và nơi tiêm.
+Lĩnh vacxin ngay trước buổi tiêm.
+Tiệt khuẩn dụng cụ tiêm chủng bằng nồi hấp ngày hôm trước.
4.2. Tiến hành tiêm chủng
* Đảm bảo vô khuẩn
+ Phòng tiêm một chiều, có lối vào và lối ra riêng.
+Bơm kim tiêm riêng hoặc ít ra phải có kim tiêm riêng.
+Cán bộ tiêm phải mặc áo choàng, đeo khẩu trang, rửa tay sạch sẽ.
+Không làm ô nhiễm các dụng cụ tiêm chủng đã được tiệt khuẩn khi thao tác.
* Đảm bảo hiệu lực vacxin
Vacxin phải được giữ lạnh khi vận chuyển đến nơi tiêm và trong các buổi tiêm.
* Đảm bảo kỹ thuật tiêm chủng:
+Tiêm BCG  0,1ml vào trong da, ở cánh tay trái. Sau khi được tiêm trẻ phải có sẹo. Nếu chưa có sẹo và trẻ còn dưới 1 tuổi, hãy tiêm lại mũi BCG.
+ Tiêm vacxin BH- HG- UV  0,5ml vào bắp đùi. Tiêm đủ 3 mũi mỗi mũi cách nhau ít nhất 1 tháng. Nếu trẻ bị co giật thì thôi không tiêm vacxin BH- HG- UV.
+ Tiêm vacxin sởi  0,5ml vào dưới da ở cánh tay.
+ Uống vacxin Sabin, mỗi lần 2 giọt, uống đủ 3 lần, khoảng cách giữa các lần uống ít nhất 4 tuần.
* Giáo dục y tế về tiêm chủng
+ Nói cho bà mẹ biết lợi ích của việc tiêm chủng và phản ứng phụ có thể xảy ra.
+Nhắc bà mẹ đưa con đến tiêm chủng trong những lần sau.
+Hỏi bà mẹ xem có điều gì thắc mắc sau khi tiêm cho trẻ không.
* Kết thúc buổi tiêm chủng
+Hoàn thành việc vào sổ tiêm chủng.
+ Đánh giá sau buổi tiêm và báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng.
5. Tai biến và các phản ứng phụ có thể xảy ra sau tiêm chủng
5.1. Sau khi tiêm vacxin BCG
*Phản ứng thông thường:
Sau khi tiêm khoảng 2 tuần, chỗ tiêm sưng đỏ đường kính khoảng 10mm, vài tuần sau thành ổ áp xe nhỏ loét ra và tự lành để lại vết sẹo có đường kính khoảng 5mm. Đây là phản ứng tốt, nếu không có sẹo phải tiêm lại.
*Phản ứng mạnh:
+ áp xe sâu hơn, sưng hạch nách hoặc hạch gần khuỷu tay.
+ Nguyên nhân có thể do:
– Kim tiêm không vô trùng.
– Tiêm dưới da quá sâu (sai kỹ thuật).
– Tiêm lượng vacxin nhiều hơn quy định.
+ Xử trí:
– Nếu chí có phản ứng tại chỗ thì không cần điều trị gì.
– Nếu loét to, hạch sưng to cần chuyển đi khám bệnh và điều trị nếu cần.
* Phản ứng nhanh:
+ Xuất hiện sưng đỏ ngay sau khi tiêm chưa được 2 tuần.
+ Nguyên nhân có thể do: trẻ đã tiêm BCG hoặc trẻ đã bị nhiễm lao.
+ Xử trí:
– Nếu do trẻ đã tiêm BCG thì không cần xử trí gì.
– Nếu nghi trẻ bị nhiễm lao, gửi đi khám bệnh.
5.2. Khi tiêm vacxin sởi
+Sốt và nổi ban: trẻ có thể sốt từ 1- 3 ngày, đôi khi có nổi ban như sởi nhẹ.
+ Xử trí: giải thích trước với bà mẹ và cho uống Paracetamol nếu trẻ sốt cao.
5.3. Khi tiêm vacxin BH, HG, UV
* Sốt:
Một số trẻ sẽ sốt trong vòng 1 ngày. Nếu sốt quá 1 ngày cần đưa trẻ đi khám.
* Sưng đau tại chỗ tiêm:
Chỗ tiêm có thể bị sưng đau làm cho trẻ quấy khóc nhiều hơn ngày thường. Các triệu chứng sẽ hết sau 1- 2 ngày.
* Áp xe chỗ tiêm:
Xử trí: cho kháng sinh và gửi đến cơ sở y tế chọc tháo mủ.
* Co giật:
Xử trí: chuyển đi bệnh viện và không tiêm mũi sau nữa.
5.4. Khi uống vacxin bại liệt
Thường không có phản ứng gì. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*