Vị thuốc hạnh nhân và qua lâu nhân

HẠNH NHÂN CÙNG QUA LÂU NHÂN

Công hiệu khác nhau.

Hạnh nhân và qua lâu nhân đều có khả năng hóa đàm, lợi khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận tràng, thông tiện. Nhưng hạnh nhân đắng, ôn, đắng thì giáng, ôn thì tán, sở trường vào phế, giáng khí chỉ khái bình suyển – chữa ho, suyễn thường hay dùng đến. Vả lại nó hay nhuận táo, hạ khí, thông tiện. Khi điều trị thì nặng về phế và đại tràng kinh.

Qua lâu nhân ngọt, hàn, cam thì nhuận, hàn thì thanh, sở trường vào phế hóa đàm, nhuận táo, lợi khí. Trị các chứng đàm nhiệt, khái nghịch thường hay dùng đến vị thuốc này. Vả lại nó sinh tân, chỉ khát. Trong điều trị thì nặng về quê, vị, đại tràng

Chủ trị khác nhau.

1 – Hạnh nhân chủ trị ngoại cảm sinh khái thấu, khí nghịch, suyễn xúc.

Qua lâu nhân chủ trị đàm nhiệt, khái nghịch.

Hạnh nhân đắng giáng, ôn thì tán, hay vào phế để khử đờm, hạ khí, bình suyễn.

Phong hàn vào phổi hoặc bế khí thì không nên dùng; nhưng ho suyễn lại nên dùng

Như “Chứng nhân mạch trị” bài ma hoàng hạnh nhân thang (ma hoàng, hạnh nhân, cát cánh, cam thảo) sắc nước uống để chữa thương hàn ho suyễn, hàn thương phế,  khí uất nhiệt, mạch phù khẩn.

“Thánh tế tổng lục” bài song nhân hoàn (đào nhân, hạnh nhân) trị thượng khí suyễn cấp.

Qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đàm, nhuận phế, lợi khí. Dùng chữa các chứng đàm nhiệt, hoặc táo nhiệt sinh khái thấu, khí nghịch.

Như “Đan khê tâm pháp” – trị chứng tửu đàm cứu phổi. Dùng thanh đại, qua lâu nhân tán nhỏ, lấy nước gừng mật hoàn, ngậm để hóa đàm.

“Trích nguyên phương” – Trị ho có đờm không khỏi dùng qua lâu nhân, văn cáp tán nhỏ, lấy nước gừng hoàn thành viên to bằng viên đạn to để ngậm.

2 –  Hạnh nhân chủ trị tràng táo, tiện bí.

Qua lâu nhân lại chữa tiêu khát.

Hạnh nhân có nhiều chất mỡ, nhuận táo, hạ khó. Các chứng tân dịch khô, huyết hư, tiện bí đều phải dùng hạnh nhân.

“Thế đắc hiệu phương” – bài ngũ nhân hoàn (hạnh nhân, đào nhân, bá tử nhân, tùng tử nhân, sao lý ức nhân, trần bì). Để chữa chứng tân dịch khô, tiện bí. Nếu chữa huyết hư, tiện bí có thể phối hợp với đương quy, thục địa, hà thủ ô, hỏa ma nhân.

Qua lâu nhân ngọt, hàn, thanh nhuận, chẳng những dùng cho các chứng táo nhiệt tiện bí, mà còn hay trị tiêu khát, có thể phối hợp với sa sâm, sinh địa, huyền sâm.

3 – Hạnh nhân chủ trị các chứng hầu bị tê liệt Qua lâu nhân chủ trị sưng, thũng.

Hạnh nhân đắng nên giáng, ôn nên tán, lợi yết hầu tán tà khí; dùng chữa các bệnh đờm, tà khí ủng trệ gây ra cổ họng bị tê.

Như “Bản thảo thập di” – dùng hạnh nhân bỏ vỏ, sao cho đỏ, hòa với quế tán nhỏ, nghiền như bùn nát, viên lại rồi kéo dài bằng ngón tay cái, để ngậm, dùng để chữa cổ họng bị tắc, đờm và ho ra nước dãi, trong cổ họng như kết lại thành sang mụn.

Qua lâu nhân thanh nhiệt, hóa đàm, lợi khí – dùng chữa chứng đàm nhiệt ủng tắc thành các bệnh sưng, đau. Chữa phổi ung có thể phối hợp với bại tương thảo, ngư tinh thảo; chữa vú đau phối hợp với thanh bì, ngưu bàng tử, kim ngân hoa.

Đặc thù chữa khác nhau

Qua lâm sàng: Hạnh nhân có thể chữa khỏi bệnh ngứa ở âm đạo. Lấy hạnh nhân 90 khắc. Sao khô tán thành phấn thêm dầu vừng 45 khắc, hai thứ trộn đều nhu hồ. Trước hết dùng lá dâu đun nước rửa gạch cả trong ngoài âm đạo. Sau dùng hồ hạnh nhân đổ vào, mỗi ngày một lần. Hoặc lấy vải bồng mềm tẩm dầu hạnh nhân nhét vào trong âm đạo, sau 24 giờ lấy ra. Đã điều trị 136 ca có hiệu quả ước 90%; bình quân chữa từ 4 đến 7 lần thi bệnh ngứa khỏi hẳn.

“Cổ kim lục nghiệm phương”. Trị bệnh không đi được tiểu tiện. Dùng hạnh nhân 27 quả, bỏ vỏ và đầu nhọn, sao vàng giã nát, dùng nước cơm uống.

“Từ mẫu bí lục” – trị tiểu nhi rốn lở nát thành bệnh phong chẩn. Dùng hạnh nhân bỏ vỏ giã nát đắp vào.

“Đan khê tâm pháp” chữa chứng đàn bà đêm nóng ho, suyễn, kinh nguyệt không đều, hình thái gầy gò. Dùng qua lâu nhân một lạng, thanh đại, hương phụ tầm đồng tiện sấy khô một lạng rưỡi, tán nhỏ, dùng mật tẩm ngâm để trị.

“Sản nhũ tập nghiệm phương” – Trị chứng nhiệt du đơn thũng, dùng qua lâu nhân 2 lạng giã nhỏ, tẩm dấm đổ vào.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*