Triệu chứng và điều trị chứng nghiến răng

Bệnh nghiến răng

1. Bệnh nghiến răng là gì?

Nghiến răng là hoạt động nghiến hay siết chặt hai hàm răng lại với nhau mà không có chủ đích do sự co cơ của hệ thống nhai. Đây là một bệnh khá phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, chiếm tỉ lệ khoảng 8% trong cộng đồng. Hiện tượng này thường xảy ra khi ngủ và cả khi thức.

Bệnh nghiến răng là gì?

2. Các triệu chứng thường thấy của nghiến răng

Bệnh nhân bị nghiến răng không những phát ra tiếng ken két khi ngủ mà mỗi sáng thức dậy thường bị đau tai, đau thái dương, quai hàm và khó há miệng hay mỏi hàm dưới.

Tùy mức độ nặng nhẹ mà mặt nhai của răng bị mài mòn, trường hợp nghiến mạnh có thể vỡ men răng, lộ ngà răng dẫn đến ê buốt khi dùng thực phẩm nóng và lạnh.

Đa phần bản thân bệnh nhân không tự phát hiện ra bệnh, mà chỉ phát hiện khi đi khám nha sĩ hoặc người nhà bệnh nhân cho hay.

3. Nguyên nhân dẫn đến chứng nghiến răng

Có 3 nhóm nguyên nhân chính:

Nhóm thuộc về thần kinh

– Lo lắng, căng thẳng, phiền muộn.

– Rối loạn giấc ngủ.

– Tổn thương não bộ.

– Đau đầu.

– Tính cách hung hăng, hiếu động.

Nhóm thuộc về thần kinh

Nhóm thuộc tại chỗ

– Khớp cắn xấu do rối loạn phát triển giữa răng và xương hàm, đưa đến không có sự ăn khớp hài hòa giữa răng hàm trên và dưới. Có điểm cộm làm cản trở hoạt động của hàm dưới.

– Tình trạng răng hỗn hợp ở trẻ (trẻ trong giai đoạn thay răng).

– Mất răng mà không được điều trị kịp thời dẫn đến các răng bị xô lệch.

– Rối loạn khớp thái dương hàm gây co thắt cơ.

– Thở miệng.

– Phì đại Amidan.

Nhóm thuộc về thuốc và chất kích thích

– Sử dụng chất kích thích (thuốc lá, café, bia, rượu,…)

– Tác dụng phụ của thuốc (thuốc chống suy nhược, thuốc an thần)

4. Hậu quả của việc nghiến răng

– Chứng nghiến răng sẽ phát ra tiếng kêu khi ngủ làm ảnh hưởng đến người ngủ chung.

Hậu quả của việc nghiến răng

– Nếu bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng như: gây mòn răng, ê buốt răng hoặc làm cho răng bị lung lay.

– Bên cạnh đó, có thể gây vỡ răng, miếng trám, phục hình đặc biệt là các phục hình trên implant.

– Giới hạn việc há miệng, mỏi hàm.

– Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây phì đại cơ cắn làm biến đổi, mất cân xứng khuôn mặt.

5. Phương pháp phòng ngừa, điều trị nghiến răng

Phương pháp phòng ngừa điều trị nghiến răng

– Giải tỏa tâm lí, căng thẳng.

– Cân bằng cuộc sống, dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

– Cải thiện chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Tránh tình trạng thức quá khuya.

– Giảm các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

– Loại bỏ những vướng cộm khớp cắn.

– Có thể sử dụng các thuốc giãn cơ.

– Khám và điều trị răng miệng định kì, phát hiện sớm những lệch lạc, các bệnh lí về răng, phục hình sớm những răng mất.

– Sử dụng những khí cụ chống nghiến, máng nhai là một khí cụ làm riêng cho từng bệnh nhân, phủ nhẹ lên các răng hàm trên. Nó thường làm bằng nhựa acrylic cứng trong suốt và tháo lắp được do bác sĩ răng hàm mặt chỉ định để ngăn chặn sự phá hủy răng và các tình trạng đau cơ, khớp thái dương hàm. Tùy theo tình trạng nghiến răng mà máng nhai được mang vào ban đêm hoặc ban ngày. Máng nhai cần được kiểm tra định kì vài tuần hoặc vài tháng một lần bởi bác sĩ răng hàm mặt.

Làm thế nào để ngừng việc nghiến răng

(Nguồn: BS Nguyễn Thủy Hằng – BV Trung Ương Huế)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*