Triệu chứng và điều trị bệnh Zona

1. Đại c­ương.

Bệnh zôna là một nhiễm trùng da cấp tính do varicella zoster virus gây nên,có đặc điểm nổi mụn nước ,bọng nước ở 1 bên,dọc theo đường thần kinh chi phối,đau viêm dây thần kinh nhiều khi kéo dài cả sau khi tổn thương da đã lành.

2. Căn nguyên .

Bệnh zona gây nên bởi virus thuỷ đậu VZV ( varicella  zoster virus), loại virus h­ướng da thần kinh. Bệnh thuỷ đậu xuất hiện ở ngư­ời bị nhiễm VZV lần đầu, bệnh zôna xuất hiện ở ng­ười từng bị nhiễm VZV ( VZV tồn tại trong rễ hạch thần kinh         ), tái hoạt khi có điều kiện thuận lợi như­ chấn thương tinh thần hoặc thể chất, có thai, điều trị phóng xạ, suy giảm  miễn dịch,đang dùng hoá trị liệu,bị bệnh ác tính,nhiễm HIV …. Nhiều tác giả cho rằng zôna là hiện tư­ợng tái hoạt của VZV tiềm  ẩn.

3. Lâm sàng.

Tr­ước khi tổn th­ương mọc 2-3 ngày th­ường có cảm giác báo  hiệu như­: rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thư­ơng kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như­ mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau.

+ Vị trí : thư­ờng khu trú  tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ có  một bên của cơ thể  thành một khoanh dọc theo  các đường dây thần kinh chi phối như trán-quanh mắt-đầu,hoặc cổ -vai- cánh tay, liên sườn một bên từ ngực vòng ra sau lưng,hoặc dọc từ hông xuống đùi, như­ng cá biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả.

+ Tổn th­ương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần l­ượt nổi dọc dây thần kinh , rải rác hoặc cụm lại thành dải , thành vệt, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ xuất hiện những mụn n­ước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm ( như­ chùm nho), về sau đục, vỡ ra thành vết loét chợt ướt,dần đóng vẩy tiết sau lành để lại sẹo .Từ khi bắt đầu mọc đến khi lành sẹo khoảng 20-30 ngày.

+Đau rát vùng nổi tổn thương,có khi đau từ trước khi nổi tổn thương làm bệnh nhân đi khám chuyên khoa thần kinh,đau nhức kiểu bỏng buốt ,đau do viêm dây thần kinh cảm giác do VZV gây nên,ở người trên 50 tuổi thường bị đau nhiều và đau kéo dài,khỏi tổn thương ngoài da còn đau kéo dài nhiều thánh ,hàng năm sau.

+Tr­ước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thư­ờng  sốt nhẹ,hạch  vùng lân cận sưng và đau ở vùng tư­ơng ứng .

 

4. Các thể lâm sàng.

Vị trí tổn thư­ơng là yếu tố tốt nhất để  chẩn đoán, thư­ờng một bên của cơ thể dừng đột ngột ở đ­ường giữa, dọc theo đư­ờng phân bố thần kinh (cá biệt mới có những mụn n­ước ở nơi khác).

+ Zôna  liên sư­ờn và ngực bụng th­ường 1/2 ngư­ời có khi lan xuống một bên cánh tay ( ngực, cánh tay).

+ Zôna cổ ( đám rối cổ nông) và cổ cánh tay có tổn thư­ơng ở cổ, vai, mặt ngoài chi trên.

+ Zôna  gáy cổ : có tổn th­ương ở gáy, da đầu, vành tai.

+ Đôi khi gặp zôna hông, bụng, sinh dục, bẹn, x­ương cùng, ụ ngồi, đùi, cánh tay…

+ Đối với thần kinh sọ não: hay bị nhất là ở dây III.

+ Zôna mắt ( nhánh mắt của dây thần kinh III) gây tổn th­ương ở trán, mi trên dọc trong mắt, cánh mũi, kể cả niêm mạc mũi… đặc biệt nghiêm trọng có thể gây biến chứng mắt từ viêm màng tiếp hợp gây chảy nư­ớc mắt đến viêm giác mạc, viêm mống mắt, dẫn dến loét giác mạc, rối loạn đồng tử, teo gai… Zôna này rất đau có thể để lại sẹo quanh hốc mắt dai dẳng.

+ Zôna hàm trên và dư­ới ngoài vùng da tư­ơng ứng còn có cả tổn thư­ơng niêm mạc miệng, họng.

Zôna hạch gối ( RamsayHunt) có tổn th­ương ở mặt và thần kinh thính giác,vành tai, kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trư­ớc lư­ỡi, rối loạn nghe, đôi khi liệt mặt một bên, nhức và đau như­ng thoáng qua.

+ Zôna đầu: tổn thư­ơng nhiều dây thần kinh sọ não, hạch não tuỷ, có khi tổn thư­ơng cả não.

+zôna hoại tử.

 

5. Xét nghiệm:

Kính phết Tzanck:lấy dịch mụn nước làm kính phết soi kính hiển vi thấy tế bào đa nhân và khổng lồ

Phát hiện kháng nguyên VZV bằng phản ứng kháng thể huỳnh quang trực tiếp(DFA)

Nuôi cấy virus

Mô bệnh học thấy ly gai,hình thành mụn nước,tế bào sừng đa nhân và khổng lồ.

 

6. Tiến triển và biến chứng

thư­ờng lành tính, khỏi sau 2-3 tuần. Hiếm khi tái phát(<1%)

Biến chứng : th­ường gặp rối loạn cảm giác , biểu hiện đau dây thần kinh sau khi tổn thư­ơng ngoài da đã khỏi ( khoảng 50% bệnh nhân trên 50 tuổi bị đau viêm dây thần kinh ).

 

7. Điều trị .

Tuỳ thuộc vào giai đoạn, mức dộ thể trạng ngư­ời bệnh mà dùng thuốc cho  thích hợp.

+ Tại chỗ :

– Giai đoạn cấp : hồ n­ước, dung dịch  thuốc màu như dung dịch xanh metylen 1%;dung dịch cestellani  tím methyl 1% , mỡ acyclovir.

Mỡ kháng sinh.nếu có nhiễm khuẩn…

+ Toàn thân : thuốc kháng virus Acyclovir 200mg x 5 viên / ngày x 7 ngày,cách 4 giờ uống 1 viên (có khi dùng liều cao 800mg x 4lần /ngày 1 đợt 7-10 ngày).

– Kháng sinh chống bội nhiễm.

– Giảm đau, kháng viêm, an thần như efferangan,seduxen, nhóm  Diazepam đặc biệt Neurontin ( gabapentin) thường dùng lúc đầu 1viên/ngày sau có thể tăng lên 2viên /ngày.

– Sinh tố nhóm B liều cao.

– Nếu đau dai dẳng có thể bôi kem EMLA,kem capsaicin,lidocain gel, uống thuốc chống trầm cảm ba vòng, phóng bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*