Triệu chứng và điều trị bệnh hạt cơm (mụn cóc)

1 .Căn nguyên :

Cùng với hạt cơm phẳng, sùi mào gà, hạt cơm thường đều do nhiễm virut gây u nhú tăng gai ở người có tên Human papilloma virus (H.P.V).

Yếu tố thuận lợi cho sự mắc bệnh :chấn thương nhỏ ở da tổn thương phá vỡ lớp sừng,dùng thuốc ức chế miễn dịch …Bệnh phát triển trên một số thể địa đặc biệt khi có những điều kiện thuận lợi, hay tái phát thường có liên quan tới suy giảm tế bào T hỗ trợ do suy giảm miễn dịch tế bào.

Bệnh dễ lây và tự lây nhiễm,lây qua tiếp xúc da-da trong sinh hoạt ở gia đình,trường học như thể dục thể thao.HPV trong khói bụi khi đốt điện ,đốt laser có thể lây nhiễm cho nhân viên y tế trực tiếp làm thủ thuật.

2. Lâm sàng :

Thư­ờng nổi thành các sẩn cứng chắc,riêng rẽ, rải rác ở lưng bàn tay, các ngón tay,dư­ới rãnh móng, lòng bàn tay,đâù gối.

+ ở bàn tay và các ngón tay: hạt cơm thành sẩn tròn cứng chắc, gờ cao hơn mặt da màu hơi hồng hoặc xám hoặc vàng đục, khô cứng dày sừng. Trên mặt có gai nhú, ráp mấp mô, xung quanh không viêm. Hạt cơm không đau, trừ khi ở quanh các móng ,dưới móng,ở lòng bàn tay chân. Nhiều hạt cơm có thể cụm lại thành đám, có khi nổi thành dẫy  hạt cơm dưới móng đội móng lên, gây đau nhất là khi chạm phải. 

+ Hạt cơm lòng bàn chân: có thể do nhiễm virus ở đất hoặc qua giầy, tất của ngư­ời có bệnh. Hay nổi ở chỗ tỳ, như­ng có thể ở vùng không tỳ, đi lại và ấn vào rất đau.  Hạt cơm ở lòng bàn chân khác hẳn hạt cơm ở lòng bàn tay cả về lâm sàng và mô bệnh học. Dung mao đa dạng, có cái thành u sừng nhân màu vàng đục, đôi khi trong. ở giữa hơi lõm xù xì có gai nhỏ, có cái thành hạt cứng, khảm sâu vào  trung bì ở trên da có da dày sừng nh­ư chai, qua lớp sừng có thể thấy hạt cơm nh­ư là một đĩa tròn màu vàng đục, phải lấy lớp sừng dày mới lộ rõ hạt cơm. Một đặc điểm là có hiện tương lây lan xuất hiện thêm ngày càng nhiều nếu không điều trị, ấn đau chói, có khi nhiều hạt cơm cụm lại thành  một đám dày sừng.

+ ở mặt ( mí mắt) hạt cơm thư­ờng có chân, thành hình các sợi với một đầu dày sừng.

3. Điều trị:

Chọn một trong các phương pháp sau:

 – Phẫu thuật nạo bỏ.

 – Chấm axit tricloracetic 33%,

 – áp tuyết các bon níc,

 – Đốt điện , Laser  C02,

         – Bôi  mỡ podophylin 1 đợt 7-10 ngày.

–  Bôi dung dịch Collomark,dd duofilm.

–  Bôi imiquimod(aldara)

– ở trẻ em có trường hợp cho uống cimetidin điều trị mụn cóc.

– Mụn cóc lòng bàn chân nếu không muốn nạo bỏ hay đốt điện có thể ngâm nước nóng(113 F) 30-45 phút tuần 2lần,tổng số 16 lần.

       Thuốc chung: tâm lý liệu pháp, vitamin A, C,  Interferon tiêm trong tổn thương( chỉ dùng cho các hạt cơm bầy).

Đông y : xát lá tía tô..

Điểm đặc biệt trong điều trị hạt cơm là có thể dùng tâm lý liệu pháp mặc dù là bệnh do virus,nhưng mất thời gian,hiệu quả không chắc chắn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*