Rau tiền đạo

     Rau (hoặc gọi là nhau) là một cấu trúc phát triển trong tử cung trong thời kỳ mang thai. Trong hầu hết các trường hợp mang thai, rau nằm ở phần đầu hoặc thành bên tử cung. Trong rau tiền đạo, rau nằm ở phần thấp của tử cung.

I. ĐẠI CƯƠNG
– Rau tiền đạo là bánh rau bám ở đoạn dưới và cổ tử cung, nó chặn phía trước cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ và gây chảy máu trong ba tháng cuối của thời kì thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ.
Rau tiền đạo
Vị trí bình thường của bánh rau và rau tiền đạo
 
II. PHÂN LOẠI
1. Theo giải phẫu
– Rau tiền đạo bám thấp
– Rau tiền đạo bám bên
– Rau tiền đạo bám mép.
– Rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn.
– Rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn.
Rau tiền đạo
Bảng phân loại rau tiền đạo
Rau tiền đạo
Các vị trí bám của bánh rau
 
2. Phân loại theo lâm sàng
– Loại rau tiền đạo chảy máu ít: loại này gặp trong rau tiền đạo bám thấp, bám bên và bám mép.
– Loại rau tiền đạo chảy máu nhiều: gặp trong rau tiền đạo trung tâm. Loại này không có khả năng đẻ đường dưới, nguy hiểm cho tính mạng người mẹ và con.
III. TRIỆU CHỨNG
1. Trong ba tháng cuối của thai nghén
a. Cơ năng
 – Chảy máu: là triệu chứng duy nhất nhưng có đặc điểm sau:
+ Tự nhiên bất ngờ: chảy máu thường xảy ra khi đang ngủ
+ Máu màu đỏ tươi có khi lẫn máu cục.
+ Lượng máu chảy ra nhiều, máu chảy ra một cách ồ ạt làm bệnh nhân rất hốt hoảng, lo sợ đến tính mạng của mình, rồi máu chảy ra ít dần và màu thẫm
lại.
 + Máu tự cầm lại, dù có hay không dùng thuốc  gì.
 + Sự chảy máu này sẽ tái phát nhiều lần: lần sau nhiều hơn lần trước
 – Không đau bụng.
b. Toàn thân :
– Da xanh xao, gầy yếu, mệt mỏi phụ thuộc vào lượng máu mất và số lần chảy máu nhiều hay ít.
c.  Thực thể:
– Ngôi cao hoặc ngôi bất thường.
– Tim thai ở rau tiền đạo không chảy máu thường biểu hiện tiếng bình thường. Tiếng tim thai chỉ thay đổi (thai suy) khi rau tiền đạo chảy máu nhiều.
– Thăm trong: khi chưa chuyển dạ không có dấu hiệu nào đặc thù. Thăm trong bằng tay có thể tìm thấy cảm giác đệm giữa ngón tay và ngôi của vùng rau tiền đạo bám, nhưng rất khó vì bề dày bánh rau không dày lắm.
d. Cận lâm sàng:  siêu âm biết được vị trí rau bám.
2. Trong chuyển dạ
a. Cơ năng:
– Có tiền sử chảy máu trong trong 3 tháng cuối.
– Nay tự nhiên ra máu ồ ạt, màu đỏ tươi lẫn máu cục.
– Bụng ngày càng đau (do cơn co tử cung khi chuyển dạ).
b. Toàn thân: Nếu lượng máu mất nhiều thì biểu hiện của sốc: da xanh, niêm mạc nhợt  mạch nhanh, huyết áp tụt….
c. Thực thể :
– Khám thấy ngôi thai bất thường (tử cung hình trứng hay bè ngang) tuỳ theo ngôi thai.
– Nghe ta có thể thấy tim thai biểu hiện bình thường hay thai suy là tuỳ thuộc vào lượng máu mất nhiều hay ít có ảnh hưởng đến thai hay không.
– Thăm trong: bánh rau che lấp hoàn toàn cổ tử cung là rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn. Sờ thấy một phần bánh rau và đầu ối là rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn. Sờ thấy bờ bánh rau ở mép lỗ cổ tử cung là loại rau bám mép.
Chú ý: ở tuyến cơ sở không nên thăm trong khi đang chảy máu vì có thể gây chảy máu nặng thêm.
IV. XỬ TRÍ
1. Tuyến cơ sở
  –  Khám phát hiện sớm
   – Tiêm thuốc giảm co bóp tử cung:  Papaverin  0,004g   x 2 ống (TB)
   – Chuyển nhanh bệnh nhân lên tuyến bệnh viện.
2 .Tuyến bệnh viện
   a. Trong ba tháng cuối của thai nghén:
– Bất động tại giường, hạn chế đi lại ở mức tối đa.
– Thuốc giảm cơn co: Papaverin, Progesteron hoặc Salbutamo
l.
– Chế độ ăn uống cần được ăn chế độ dinh dưỡng tốt để bảo đảm cân nặng cho thai nhi. Chế độ ăn chống táo bón vì táo bón phải rặn dễ gây co tử cung và gây chảy máu.
b. Trong chuyển dạ
– Loại chảy máu nhiều:
  +Cần hồi sức tích cực bằng truyền dịch, truyền máu, trợ tim, cho sản phụ thở ô xy…
  + Nhanh chóng phẫu thuật lấy thai.
– Loại chảy máu ít :
  + Bấm ối và hướng cho ngôi xuống từ từ, Sau đó xé rộng màng ối, để cho ngôi thai chèn vào phần bánh rau để cầm máu rồi theo dõi để đẻ thường, sau khi sổ thai còn chảy máu thì bóc rau rồi kiểm soát buồng tử cung và kiểm tra cổ tử cung xem có bị thương tổn không.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*