Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Hình ảnh Phục hồi chức năng 1

Phục hồi chức năng là cụm từ rất quen thuộc đối với những gia đình có người thân mắc phải những bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng não bộ giúp cho người bệnh trở về cuộc sống bình thường.

Hình ảnh Phục hồi chức năng 1

Phục hồi chức năng là một trong những biện pháp vô cùng cần thiết giúp người bệnh di chứng não nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, thông tin về nó lại rất ít và không được hệ thống. Bài viết đây sẽ cung cấp đầy đủ và chính xác nhất về chủ đề Phục hồi chức năng.

Phục hồi chức năng là gì?

Phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, là phương pháp sử dụng các kỹ thuật mà không dùng đến thuốc giúp người bệnh hồi phục, hoàn trả tối đa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân.

Phương pháp phục hồi chức năng giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn của người bệnh trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh được nâng cao, họ có thể vui chơi, làm việc, hòa mình vào với cộng đồng. Quan trọng nhất, sau khi tập luyện phục hồi chức năng, người bệnh có thái độ tích cực hơn với cuộc sống.

Những ai cần phục hồi chức năng?

Phục hồi chức năng dành cho những người mất đi những khả năng cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một số đối tượng phổ biến nhất cần phục hồi chức năng bao gồm:

  • Người bị chấn thương sọ não
  • Người bệnh tai biến, đột quỵ
  • Người bệnh Parkinson
  • Đau vùng lưng, cổ mạn tính
  • Người có rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh
  • ….

Trong khuôn khổ bài viết này, nội dung sẽ tập trung nhiều đến những bệnh nhân cần phục hồi chức năng do di chứng não (tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não,…).

Hình ảnh Phục hồi chức năng 2

Phục hồi chức năng sau tai biến

Mục tiêu dài hạn của phục hồi chức năng là giúp người bệnh sau tai biến mạch máu não thực hiện các sinh hoạt thường ngày một cách độc lập nhất có thể. Lý tưởng nhất là người bệnh sau tai biến thực hiện được các kỹ năng cơ bản như tự ăn uống, mặc quần áo, đi bộ,…

Thông thường, những bệnh nhân trải qua cơn tai biến, đột quỵ, chức năng thần kinh sẽ bắt đầu dần hồi phục sau vài ngày và tiếp tục hồi phục nhanh chóng trong 3 tháng đầu. Tiến trình này sẽ chậm dần trong 6 – 12 tháng tiếp theo và một ít trong 1 – 2 năm sau đó. Tất nhiên, khả năng hồi phục còn phụ thuộc vào mức độ và tình trạng của từng bệnh nhân. Nhưng khoảng thời gian 3 – 6 tháng sau tai biến là quãng thời gian vàng để bệnh nhân phục hồi chức năng não. Bắt đầu hồi phục càng sớm, người bệnh càng có nhiều cơ hội lấy lại được các khả năng bị mất.

Thông thường, nếu tình trạng của người bệnh sớm ổn định, phục hồi chức năng sau tai biến có thể bắt đầu trong vòng 2 ngày sau đó và tiếp tục sau khi đã xuất viện.

Các hình thức phục hồi chức năng sau tai biến

Lựa chọn cơ sở, hình thức phục hồi chức năng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn tai biến mạch máu não. Bạn có thể lựa chọn các hình thức sau:

  • Điều trị nội trú tại bệnh viện.
  • Điều trị ngoại trú: Bạn có thể tập giờ tại cơ sở trong một số ngày nhất định đã lên lịch trước.
  • Cơ sở điều dưỡng lành nghề: Các trung tâm chuyên nghiệp.
  • Phục hồi chức năng tại nhà: Thực hiện tại nhà sẽ giúp bạn linh hoạt trong giờ giấc và tốn ít chi phí hơn.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể có các trang thiết bị phục hồi chuyên dụng như ở các trung tâm, bệnh viện. Phần dưới bài viết có các hướng dẫn về các bài tập, dụng cụ và những lưu ý cho người bệnh phục hồi chức năng tại nhà, bạn có thể tham khảo nhé.

Hình ảnh Phục hồi chức năng 3

Phục hồi chức năng sau tai biến kéo dài bao lâu?

Thời gian phục hồi chức năng sau tai biến của người bệnh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các biến chứng do tai biến gây ra. Một số trường hợp, người bệnh sau tai biến phục hồi rất tốt và nhanh chóng lấy lại được cuộc sống bình thường. Nhưng hầu hết vẫn cần một số hình thức phục hồi chức năng kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau tai biến.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phục hồi chức năng sau tai biến

Khả năng phục hồi sau tai biến sẽ rất khác nhau giữa các bệnh nhân. Rất khó để có thể dự đoán có bao nhiêu khả năng người bệnh có thể phục hồi và trong thời gian bao lâu. Sự phục hồi chức năng sau tai biến phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như:

  • Các yếu tố vật lý: bao gồm các mức độ nghiêm trọng của tai biến tác động lên bệnh nhân về mặt nhận thức, thể chất (liệt, tê tay chân, nói khó, vệ sinh tự chủ,…).
  • Các yếu tố cảm xúc: như tâm lý, động lực tập vật lý trị liệu, tâm trạng và khả năng kiên trì thực hiện các hoạt động phục hồi chức năng.
  • Các yếu tố xã hội: sự hỗ trợ, động viên của người thân, gia đình, bạn bè,…
  • Lựa chọn các hình thức phục hồi chức năng đúng, kết hợp các bài tập phù hợp.

Tốc độ phục hồi của người bệnh khi thực hiện phục hồi chức năng cao nhất là trong vài tuần và tháng sau tai biến, đột quỵ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy sự hiệu quả của phục hồi chức năng có thể đem lại cải thiện cả sau tai biến 12 đến 18 tháng nếu người bệnh kiên trì rèn luyện.

Những lưu ý trong phục hồi chức năng sau tai biến

Hình ảnh Phục hồi chức năng 4

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não, đột quỵ cần sớm được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, trong cơ sở y tế chuyên dụng. Có như vậy, tất cả chức năng của não mới được luyện tập theo cách tự nhiên nhất.

Nên phối kết hợp các hình thức phục hồi chức năng như: vận động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu, ưu tiên sử dụng các chất bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào thần kinh, đặc biệt là từ thảo dược.

Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là tai nạn cực kỳ nghiêm trọng, vùng đầu, sọ não bị tổn thương có thể gây nên nhiều biến chứng khôn lường. Những trường hợp qua cơn nguy hiểm sau tai nạn chấn thương sọ não cần hết sức chú trọng đến việc phục hồi chức năng. Bởi sau chấn thương sọ não, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt, nhức đầu
  • Co giật
  • Mất phối hợp hoạt động tay chân
  • Nói lắp
  • Kém tập trung
  • Tính cách thay đổi
  • Trí nhớ giảm sút

Vì sao cần phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não?

Nếu bạn bị chấn thương sọ não, phục hồi chức năng sẽ là liệu pháp vô cùng quan trọng trong quá trình phục hồi, giúp bạn sớm trở về với sinh hoạt bình thường nhất. Cụ thể, nó giúp bạn:

  • Cải thiện khả năng vận động, phối hợp tay chân tốt hơn.
  • Nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất do chấn thương sọ não gây ra.
  • Giúp bạn sớm thích nghi với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Hình ảnh Phục hồi chức năng 5

Bên cạnh đó, phục hồi chức năng cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của chấn thương sọ não như:

  • Cục máu đông
  • Đau đớn
  • Loét vùng tỳ đè
  • Tụt huyết áp khi di chuyển xung quanh
  • Vấn đề về đường hô hấp, viêm phổi
  • Yếu cơ và co thắt cơ
  • Các vấn đề về ruột và bàng quang

Các hình thức phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

Cũng giống như phục hồi chức năng, người bệnh sau chấn thương sọ não có thể lựa chọn các hình thức phục hồi như:

  • Phục hồi chức năng nội trú tại bệnh viện
  • Phục hồi chức năng ngoại trú tại bệnh viện
  • Phục hồi chức năng tại nhà
  • Trung tâm phục hồi chức năng độc lập, chuyên nghiệp

Các lựa chọn phục hồi chức năng

Có rất nhiều lựa chọn cho việc trị liệu. Các bác sĩ, chuyên viên phục hồi chức năng sẽ xác định, đánh giá nhu cầu và khả năng của bệnh nhân để đưa ra lộ trình, các lựa chọn vật lý trị liệu phù hợp nhất. Cụ thể, các đánh giá này bao gồm:

  • Khả năng người bệnh tự vệ sinh
  • Khả năng nói
  • Khả năng nuốt, người bệnh tự ăn và uống
  • Thể lực và sự phối hợp vận động của cơ thể
  • Khả năng hiểu ngôn ngữ
  • Trạng thái tinh thần và hành vi

Thời gian phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não là bao lâu?

Hình ảnh Phục hồi chức năng 6

Thời gian phục hồi của bệnh nhân kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà não đã gánh chịu và mức độ đáp ứng của người bệnh với quá trình phục hồi chức năng.

Quá trình phục hồi nên bắt đầu càng sớm càng tốt (ít nhất trong vòng 72 giờ) sau chấn thương sọ não. Việc bắt đầu phục hồi chức năng từ sớm và kiên trì trong thời gian nhất định sẽ giúp người bệnh có cơ hội phục hồi nhanh hơn rất nhiều.

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng ở những người có tổn thương ở não bộ, các chuyên gia cho biết việc kết hợp các phương pháp trị liệu trước đó bằng thảo dược đem lại hiệu quả rất tốt.

Bổ sung thêm các dưỡng chất tăng cường sức mạnh cho não bộ từ thảo dược là phương pháp an toàn, đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tổn thương não bộ. Giúp quá trình phục hồi chức năng tiến triển nhanh hơn, người bệnh sớm lấy lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, không phụ thuộc vào người chăm sóc.

Phục hồi chức năng tại nhà

HIện nay tại Việt Nam, các trung tâm phục hồi chức năng hay bệnh viện có khoa phục hồi chuyên biệt chủ yếu có ở các thành phố lớn. Điều này không đáp ứng đủ với nhu cầu bức thiết của người bệnh. Chính vì vậy, việc phục hồi tại nhà là hình thức được nhiều gia đình lựa chọn. Sau đây là một số lời khuyên khi bạn có ý định tập phục hồi chức năng tại nhà.

Thuốc điều trị phục hồi chức năng

Hình ảnh Phục hồi chức năng 16

Người bệnh bị tổn thương não bộ sau tai biến, chấn thương sọ não,… có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng. Vì vậy, tuy đã được xuất viện thì bạn vẫn cần chú ý dùng thuốc đúng theo yêu cầu của bác sĩ. Đi khám lại theo lịch bác sĩ đã hẹn để kiểm tra, đánh giá chức năng, sự đáp ứng trị liệu.

Bên cạnh các thuốc kê đơn của bác sĩ, bạn cũng có thể sử dụng thêm các sản phẩm dành riêng cho người đang phục hồi chức năng. Việc bổ sung các viên uống từ thảo dược như vậy sẽ tăng cường sức mạnh cho não bộ, xây dựng các kết nối dẫn truyền thần kinh mới, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng.

Các bài tập phục hồi chức năng tại nhà

Có rất nhiều các bài tập phục hồi chức năng khác nhau. Dưới đây là một số bài tập phổ biến cho người mắc phải các di chứng não (tai biến, chấn thương sọ não,…). Bạn tham khảo nhé:

Bài tập đứng dậy

Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân.

Tập thăng bằng đứng

Để người bệnh đi lại được, trước tiên họ cần đứng thật vững. Nên để cho người bệnh đứng càng lâu càng tốt. Mới tập, người bệnh có thể đứng trong thanh song song trước.

Để họ đứng vững hơn, nên cho họ tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Tập hàng ngày như vậy sẽ giúp người bệnh đứng vững hơn.

Hình ảnh Phục hồi chức năng 7

Đi trong thanh song song

Khi người bệnh đã đứng vững, có thể cho họ tập đi. Lúc đầu nên tập trong thanh song song. Hoặc bạn có thể tìm mua khung tập đi.

Các động tác người bệnh tự tập

Các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng khớp.

Nâng hông lên khỏi mặt giường:

  • Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau.
  • Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, giữ càng lâu càng tốt.
  • Để người bệnh đếm 1,2,3,4… đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường.
  • Làm lại khoảng 10 lần.

Tập cài hai tay đưa lên phía đầu:

  • Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu.
  • Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó hạ tay về vị trí cũ.
  • Làm lại 10 – 15 lần.

Tập phục hồi các cơ bị liệt

Trước khi tập các bài tập này, cần đảm bảo rằng đã giải phóng người bệnh khỏi tình trạng co cứng trước. Nhất là trong các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ.

Có thể áp dụng các cách đơn giản sau để ức chế trương lực cơ ở tay và chân.

Ức chế trương lực cơ ở tay: Để người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng, bàn tay và các ngón tay mở xòe ra đặt trên mặt giường. Chống tay cạnh thân mình. Giữ ở tư thế đó 5 – 10 phút.

Hình ảnh Phục hồi chức năng 8

Ức chế trương lực cơ chân: Để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. Bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống.

Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. Giữ tư thế đó 5 – 10 phút hoặc tới khi chân liệt của người bệnh không run, giật nữa thì ngừng lại.

Để các phần cơ thể bị liệt có thể cử động và phục hồi trở lại, người bệnh có di chứng não cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Việc tập luyện cần phải kiên trì và cố gắng từng chút một hàng ngày để có thể phục hồi được như ban đầu.

Dụng cụ tập phục hồi lại chức năng cho người bệnh

Dụng cụ tập phục hồi chức năng là điều không thể thiếu, nó có tác dụng cải thiện chức năng nhanh và hiệu quả. Đặc biệt với những trường hợp phục hồi chức năng tại nhà, bạn có thể chuẩn bị các dụng cụ như sau:

  • Dụng cụ trợ giúp di chuyển: xe lăn, thanh song song, khung đi, nạng nách, gậy,…
  • Tập thăng bằng: thanh gỗ, ghế dài, cầu.
  • Dụng cụ để duy trì tầm vận động khớp: gậy, ròng rọc
  • Dụng cụ nhằm sức mạnh các cơ: các loại tạ, lò xo, bao cát, ghế tập khớp gối có tạ,…
  • Tập điều hòa sức khỏe: xe đạp, bàn chạy…
  • Tăng cường sự mềm dẻo của cơ thể: giường tập, thảm tập,…

Ngoài ra, trên thị trường thiết bị y tế hiện nay cũng có bán dụng cụ phục hồi chức năng sau tai biến tích hợp 4 trong 1, 3 trong 1. Loại dụng cụ này chủ yếu phục vụ cho các bài tập về khả năng phục hồi phản xạ chức năng chân, tay; tập căng, duỗi, co giãn các khớp tay và khớp chân;… Giá giao động trong khoảng 2- 3 triệu đồng tùy từng hãng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*