4 cách đơn giản giúp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não có khó không? Làm thế nào để phục hồi chức năng tai biến cho bệnh nhân hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đề cập đến một số cách phục hồi chức năng sau tai biến cho cánh tay, chân và những bộ phận quan trọng của cơ thể.

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là điều không hề đơn giản. Người bệnh cần phải kiên trì thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện các bài tập vận động tại nhà mới có thể trở lại sinh hoạt một cách bình thường.

Phục hồi chức năng sau tai biến cần tính kiên trì và nhẫn nại

Các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

Việc phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não là điều hoàn toàn cần thiết để người bệnh có thể trở về với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Điều này cần tiến hành một cách toàn diện, sớm và tùy vào tình trạng, mức độ liệt của bệnh mà có phương pháp thực hiên khác nhau.

Ở những người bệnh liệt nửa người thì nên tập những động tác hỗ trợ như tự chuyển từ giường sang xe lăn hoặc các kỹ năng dùng một tay. Thông thường thời gian luyện tập ít nhất là 16 giờ/ tuần, thời gian phục hồi sớm hay muộn phụ thuộc rất lớn vào tinh thần, nỗ lực và sự chủ động của người bệnh. 

Một số bài tập giúp phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não:

#1. Vận động từ giường lên ghế và ngược lại

Thời gian đâu sức khỏe yếu, người nhà có thể bế hoặc dìu bệnh nhân đi chuyển, nhưng về lâu dài để bệnh nhân có thể tự chủ với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày việc luyện tập chuyển đổi vị trí ngồi hoặc nằm là điều cần biết. Từ tư thế nằm ngửa, người nhà cho bệnh nhân ngồi dậy bằng cách một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh, đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ. Sau đó, để người bị liệt ngồi ở mép giường, cho ghế sát cạnh giường về phía bên bị liệt. Người nhà từ từ giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.

#2. Bài tập đứng và đi bộ

Sau khi bị tai biến bệnh nhân thường gặp phải tình trạng co cứng, khó vận động. Để phục hồi khả năng di chuyển người bệnh cần tập luyện từng bước như: tập co chân khi còn ở viện, tập đứng, sau đó tập đi bộ. Người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động sau:

Phục hồi chức năng sau tai biến là điều cần thiết đối với người bệnh. 

  • Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân: Khi mới tập đứng, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, nếu dùng chân lành lâu sẽ bị mỏi. Người nhà có thể giúp đứng tựa nhẹ vào tường hoặc mép bàn, từ từ đặt hai bàn chân của người bệnh ở vị trí ngang nhau, mỗi chân cách nhau khoảng 15 – 20cm, để tiến hành dồn trọng lượng cơ thể lên hai chân. Giữ thao tác này một lúc tiếp tục chuyển trọng lượng lần lượt từ chân này sang chân kia, thực hiện thay đổi đều đặn trong vài phút. 
  • Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân: Luyện tập cho chân đứng thẳng thành công. Người bệnh vẫn tiếp tục tiến hành thao tác này và tác 2 bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20cm, chia đều trọng lượng hai bên chân. Nếu cảm thấy mỏi người bệnh có thể đứng trụ bằng chân trái, nhấc chân phải lên khỏi sàn nhà rồi đổi bên. Khi thực hiện động tác này, người nhà nên đứng bên l để có thể đỡ và hỗ trợ khi người bệnh cần thiết.
  • Tập đứng thăng bằng: Sau khi đứng được bằng hai chân và thay đổi trọng lực, người bệnh vẫn duy trì cách thức đứng thẳng nhưng thực hiện thêm các thao tác cúi đầu, ngửa đầu, nghiêng người, đưa hai tay lên cao, sang phải, sang trái. Quá trình này cần phải kiên trì thực hiện mỗi người, không ngách quãng thì mới thấy được hiệu quả rõ rệt. Sau này, khi đứng vững có thể di chuyển được người bệnh cần tập đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày.

#3. Bài tập sử dụng một tay

Việc luyện tập tay cần phải thực hiện càng sớm càng tốt bởi trong vòng 6 tuần sầu việc tập luyện sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt. Nếu như để lâu cơ hội phục hồi hầu như rất thấp,cho nên cường độ luyện tập trong thời gian này từ 3 – 6 giờ/ ngày. 

Các động tập cần luyện tập như duỗi hoặc gấp cánh tay bị liệt

Các động tập cần luyện tập như duỗi hoặc gấp cánh tay bị liệt. Cho người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 90 độ. Thao tác gập duỗi cứ thế liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể cho người bệnh kéo mở đóng cửa hoặc ngăn kéo tủ. Thực hiện cầm nắm hoặc xác các đồ vật nhẹ. Bật tắt công tắc. Khi thực hiện các động tác này, người nhà cần theo dõi và túc trực bên cạnh để phụ giúp bệnh nhân. 

#4. Bài tập nói

Một trong những biến chứng của tai biến mạch máu não để lại là khiến người bệnh mất đi tiếng nói. Chính vì thế mà trong vòng 3 tháng đầu tiên, bệnh nhân cần được điều trị và tập luyện kịp thời để khôi phục ngôn ngữ. 

Cho người bệnh tập nói từ câu đơn giản đến phức tạp. 

Thời kỳ đầu, nên cho người bệnh tập nói những câu đơn giản sau đó tăng dần độ khó. Có thể như đọc tên người, tên đồ vật, bảng chữ cái, ngày tháng năm sinh rồi dần dần đọc các từ ghép, bằng cách mô tả đồ vật xung quanh hoặc đọc các bài thơ từ ngắn đến dài. Việc tập nói cần được tập luyện  thường xuyên và liên tục, có thể tranh thủ cho người bệnh tập nói khi ăn, tập đứng, hoặc trong quá trình sinh hoạt… Tổng số thời gian cần luyện nói rơi vào khoảng 40 – 100 giờ trong vòng 3 tháng đầu mới có hy vọng tăng khả năng phục hồi. 

Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đóng vai trò rất quan trọng giúp người bệnh trở về hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*