Phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-sau-tai-bien-1

Rối loạn ngôn ngữ sau tai biến hoàn toàn có thể cải thiện được nếu người bệnh được áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến từ sớm.

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-sau-tai-bien-1
Phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến

Sau tai biến mạch máu não, người bệnh thường gặp nhiều di chứng nặng nề do những tổn thương ở não bộ. Trong đó rối loạn ngôn ngữ là một di chứng thường gặp, khiến người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sau đây là một số phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến cho người bệnh.

Người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não gặp những khó khăn trong việc phát âm, thể hiện suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc của mình bằng lời nói và không thể giao tiếp bình thường với mọi người xung quanh. Việc này ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Hơn nữa, việc không thể giao tiếp còn khiến người bệnh sống thu mình, xuất hiện các cảm xúc tiêu cực, tự ti về bệnh tình của bản thân và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến trầm cảm. Chính vì vậy mà việc điều trị phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến là việc rất quan trọng, giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. 

Thực hành với chuyên gia ngôn ngữ

Người bị rối loạn ngôn ngữ sau tai biến mạch máu não cần được tiến hành điều trị với các chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín bởi giai đoạn đầu của bệnh đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của người bệnh.

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-sau-tai-bien-2
Tập luyện với chuyên gia ngôn ngữ

Các chuyên gia ngôn ngữ sẽ giúp người bệnh thực hành luyện tập các kỹ năng bị suy giảm như nghe, nói, đọc, viết.

Một số bài tập mà chuyên gia có thể áp dụng cho người bệnh trong quá trình điều trị phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến như tập phát âm to từng từ đơn giản, giao tiếp với các hình ảnh, tranh ảnh,…

Bên cạnh đó, gia đình và người thân cũng có thể giúp người bệnh tập luyện phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến tại nhà với các bài tập đơn giản, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Ngoài ra, người thân và gia đình có thể cho người bệnh nghe nhiều chương trình radio, bản tin, câu chuyện từ ngắn đến dài để giúp họ tăng cường khả năng tiếp nhận thông tin, khả năng giao tiếp.

Đặc biệt, người bệnh cũng cần được tập luyện các bài tập vật lý trị liệu để nâng cao sức khỏe, tác động toàn diện giúp não bộ hình thành lại chu trình hoạt động mới, hỗ trợ cải thiện chức năng ngôn ngữ.

Gặp gỡ, giao tiếp với nhiều người

Người thân, gia đình trong quá trình chăm sóc phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến cho người bệnh hãy cố gắng tạo điều kiện cho họ được gặp gỡ nhiều người như bạn bè, đồng nghiệp. Việc này giúp người bệnh giải phóng được tinh thần, gợi lại được các ký ức, từ đó kích thích khả năng ngôn ngữ bị suy giảm.

Ngoài ra, việc được gặp gỡ giao lưu với những người thân quen còn làm người bệnh vui vẻ hơn, hạn chế các cảm xúc tiêu cực và là nguồn động lực để họ có thể kiên trì điều trị.

Châm cứu phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến

hinh-anh-phuong-phap-phuc-hoi-chuc-nang-ngon-ngu-sau-tai-bien-3
Phương pháp châm cứu phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến

Châm cứu là một trong những phương pháp phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến hiệu quả. Châm cứu bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc và được áp dụng phổ biến hiện nay. Các bác sĩ sẽ dùng một cây kim dài vô trùng để tác động vào các tĩnh mạch, huyệt vị bị tê liệt của người bệnh.

Theo y học cổ truyền, châm cứu giúp đả thông kinh mạch, kích thích, hồi sinh các vùng kinh mạch bị tổn thương, từ đó giúp người bệnh hồi phục, lấy lại các chức năng bị suy giảm.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, tác động của châm cứu đến các dây thần kinh và huyệt vị bị tê liệt sau tai biến và gửi kích thích đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó não sẽ hình thành, tái tạo và tổ chức lại khả năng điều khiển các chức năng của cơ thể và cụ thể ở đây là tác động đến khả năng ngôn ngữ.

Để đảm bảo mang lại và duy trì hiệu quả tốt nhất cho việc phục hồi chức năng ngôn ngữ sau tai biến, người bệnh cần được thực hiện châm cứu với tần suất 2 đến 3 lần 1 tuần trong thời gian khoảng 20 tới 30 phút mỗi lần.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*