Hắc lào, Lang ben

1. Hắc lào.
+ Vị trí: thường ở nếp kẽ lớn: bẹn, kẽ mông, nách, nếp vú…và ở các phần da nhẵn, có khi ở cổ mặt (nơi che khuất và vùng da nhẵn nên có tên hắc lào).
+ Tổn thương cơ bản:
        – Bắt đầu bằng những đám da đỏ hồng, tròn như đồng xu, sau lan ra liên kết với nhau thành hình đa cung.
        – Đám đỏ có ranh giới bờ viền rõ, có thể có nhiều mụn nước li ti ở bờ viền.
– Da ở giữa đám đỏ có xu hướng lành.
+ Cơ năng: ngứa nhiều, nhất là khi ra mồ hôi.
+ Các triệu chứng khác: do ngứa gãi dẫn đến bội nhiễm thành mụn mủ hoặc viêm tấy rỉ dịch lan toả, tạo nờn các đám da thẫm màu.
+ Cần phân biệt với phong thể củ và vẩy nến thể đồng tiền (tổn thương là đỏ cộm cứng do dày sừng và nhiều vảy).

 2. Lang ben.
+ Tổn thương thường xuất  hiện ở nửa người trên, nơi tuyến bã hoạt động mạnh như mặt, ngực, lưng…
+ Có các điểm trắng nhỏ li ti trùng với lỗ chân lông, liên kết với nhau thành đám bạc màu, bề mặt phủ vảy cám.
+ Khi ra nắng thì đám tổn thương đỏ lên, ngứa râm ran.
 + Cần phân biệt với bạch biến: đám da màu trắng có từ trước, bề mặt không có vảy cám, không ngứa.

 

III. ĐIỀU TRỊ.
 1. Nguyên tắc.
        + Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh để lây lan rồi mới điều trị.
        + Đúng phác đồ, đủ thời gian (với nấm da 3 –  6 tuần).
        + Tránh bôi thuốc linh tinh, không cào gãi da khi bôi thuốc.
        + Điều trị đồng loạt cho những người cùng mắc, kết hợp với thực hiện vệ sinh cá nhân và tập thể sạch sẽ.
 2. Điều trị cụ thể.
        + Tại chỗ: bôi Nirozal (Ketoconazol), BSI/ASA và Benzosali 1- 3%. (một số mỡ khác: , Canesten, Lamisin…)
– Tuần 1: bôi BSI sáng và chiều.
– Tuần 2: sáng BSI, chiều Benzosali.
– Tuần 3: bôi Benzosali sáng và chiều.
+ Toàn thân: nếu nấm diện rộng, nấm hay tái phát hoặc lang ben thỡ dùng kháng sinh chống nấm: Griseofulvin 0,5 x 2viên/ ngày x 3 – 4 tuần.
Hoặc Ketoconazol, Clotrimazol…
+ Chống ngứa bằng kháng Histamin tổng hợp:
       Clopheniramin 4mg x 1 – 2viên/ngày, uống trước khi đi ngủ.
+ Nếu có bội nhiễm cho thêm kháng sinh, bôi hoặc uống.
3. Phòng bệnh.
      + Giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh cho cá nhân, tập thể. Khi phát hiện bệnh thì phải đi khám và điều trị ngay.
      + Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: tắm rửa, giặt quần áo sạch sẽ th­ường xuyên, không mặc quần áo ẩm ướt bó sát cơ thể. Không dùng chung quần áo, chăn màn, giường chiếu với người mắc ghẻ.

 

      + Định kỳ tổng vệ sinh trong toàn tập thể, đơn vị: lau rửa giư­ờng phản, giặt chăn, màn, chiếu, gối…  sạch sẽ đồng loạt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*