Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng theo y học cổ truyền

 Viêm loét dạ dày và viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng

(vị quản thống)

I.  Đại cương.

  • Theo quan điểm Y học hiện đại.

+ Viêm loét dạ dày – tá tràng, một bệnh lý thường gặp. Theo Nguyễn Xuân Huyên (Hà Nội, 2003): tỉ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng 5-10% dân số thế giới, ở các nước phát triển tỉ lệ còn cao hơn: khoảng 10% dân số, hàng năm tăng khoảng 0,2%. ở Việt Nam tỉ lệ bệnh chiếm khoảng 26% trong các bệnh nội khoa, đứng hàng đầu về các bệnh đường tiêu hoá (Tạ Long,1999).

+ Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng bởi cường độ lao động cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế; mặt khác do những tiến bộ của nhiều ngành khoa học nhất là nội soi và xét nghiệm mô học giúp cho việc phát hiện bệnh sớm và chính xác. Tuy nhiên việc điều trị hiện nay còn gặp nhiều khó khăn vì nguyên nhân sinh bệnh phức tạp và đa dạng: chế độ ăn không hợp lý, sử dụng thuốc không đúng, rối loạn điều hoà về thần kinh và thần kinh thể dịch. Hiện nay giả thuyết được nhiều người công nhận là sự mất cân bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày, vì vậy điều trị chủ yếu là làm giảm yếu tố gây loét và tăng cường yếu tố bảo vệ.

+ Từ năm 1983, Marshall và Warren đã xác định nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp), nên việc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng, đã thu được kết quả khả quan hơn, trong phác đồ điều trị thường có kết hợp từ 2 – 3 loại kháng sinh. Tuy nhiên, những kháng sinh này đều phải nhập ngoại và rất đắt tiền, mặt khác khả năng kháng thuốc của trực khuẩn Hp tăng rất nhanh và dao động (5,9 – 46,6%).

1.2.  Cơ chế bệnh sinh loét dạ dày – tá tràng:

+ Mặc dù bệnh loét dạ dày – tá tràng được mô tả từ lâu trên lâm sàng, nhưng cho đến năm 1829 tác giả Cruveiheir người Pháp mới bắt đầu nghiên cứu bệnh sinh và có những mô tả tỉ mỉ những tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày – tá tràng, bệnh diễn biến mãn tính, cón tính chất chu kỳ, bệnh tiến triển nặng lên khi có rối loạn thần kinh thể dịch hay có rối loạn về chức năng bài tiết, đặc biệt là chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thực nghiệm, hoặc trên lâm sàng; cơ chế bệnh sinh được đề cập đến đa dạng như là:

+ Thuyết tiêu mô của Quinke (1852), của Claude Bernard (1886):

+ Tác nhân gây loét là do acid HCl của Schwatz: “không có acid – không có loét” (Thuyết cơ học của Aschiff -1912).

+ Thuyết viêm nhiễm của Konjetzny (1925).

+ Thuyết thần kinh – dinh dưỡng của Spiranski (1935)…

+ Ngoài các thuyết trên, rất nhiều tác giả còn cho rằng: viêm loét dạ dày – tá tràng còn hình thành do sự tác động của các yếu tố thuận lợi khác như: yếu tố gia đình, vai trò của thuốc lá, rượu, sử dụng thuốc – hoá chất…Tuy nhiên, thuyết được nhiều công nhận và được nghiên cứu nhiều nhất để từ đó định hướng phương thức điều trị là thuyết về sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố gây loét:

+ Yếu tố bảo vệ: các tế bào tiết nhầy tiết ra các chất glucoprotein dạng keo bao phủ bề mặt dạ dày, ngăn cản sự tác động của acid HCl, pepsin xuống phía dưới. Bicacbonat được tiết ra bởi các tế bào biểu mô niêm mạc, góp phần duy trì độ pH của niêm mạc dạ dày – tá tràng vào khoảng 6 – 7, 4, trong khi đó pH của dạ dày rất thấp vào khoảng 1,5 – 2,2. Mặt khá sự cung cấp máu, cung cấp oxy của mạng lưới mao mạch niêm mạc,cũng gỏp phần bảo cệ niêm mạc dạ dày.

+ Yếu tố tấn công: bình thường acid chlohydric và pepsin tồn tại trong lòng dạ dày – tá tràng giúp cho quá trình tiêu hoá thức ăn, trong đó acid chlohydric đóng vai trò chính còn pepsin đóng vai trò thứ yếu, pepsin được tiết dưới dạng pepsinogen được hoạt hoá thành pepsin dưới tác dụng của acid chlohydric.

+ Khi có sự thiếu hụt của một hoặc nhiều yếu tố bảo vệ dẫn tới sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ – yếu tố tấn công và dẫn tới viêm loét.

+ Sử dụng các thuốc steroid và non – steroid làm giảm sự tiết nhầy của niêm mạc dạ dày, có nghĩa yếu tố bảo vệ bị thiếu hụt dẫn đến tổn thương niêm mạc và gây loét.

+ Ngược lại, sự tăng cường của yếu tố tấn công đóng vai trò chủ yếu trong loét dạ dày – tá tràng, các biểu hiện hay gặp là sự tăng tiết acid trong dạ dày, hay do tăng phát triển tế bào viền, tăng tiết gastrin… đã làm cho yếu tố bảo vệ mất cân bằng với yếu tố tấn công nên gây loét.

+ Từ năm 1983, với việc tìm ra Helicobacter.pylori là một trong những nguyên nhân gây loét dạ dày – tá tràng, những nghiên cứu về H.pylori đã mở ra một hướng mới về bệnh sinh học của viêm loét dạ dày – tá tràng, trong đó H.pylori làm mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ.

1.3.  Chẩn đoán xác định:

+ Theo tài liệu Trung – Tây y kết hợp Điền Đức Lộc Bắc Kinh, 2002 thì viêm loét dạ dày – tá tràng thường có các triệu chứng:

  • Đau tức thượng vị, ăn kém do đầy trướng kèm theo nôn khan, ợ chua, ợ hơi, rối loạn tiêu hoá,

đại tiện táo lỏng thất thường.

  • Bệnh thường tăng lên khi căng thẳng, lao động quá sức, cảm lạnh và ăn uống không điều hoà.
  • Khởi phát có thể cấp hoặc mạn nhưng trong bệnh sử thường có những đợt tái phát.
  • Chụp X quang có hình ảnh viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.

+ Chẩn đoán xác định dựa vào nội soi dạ dày bằng ống soi mềm, SOLYMPUS; xét nghiệm mô bệnh học, giúp cho chẩn đoán xác định.

2. Biện chứng luận trị theo Y học cổ truyền.

Phạm trù vị quản thống:

+ Vị quản thống là một phạm trù của các chứng bệnh đau thượng vị không có chu kỳ, do khí huyết không điều hoà, tỳ vị bị tổn thương gọi là vị quản thống , vị thống.

+ Triệu chứng: đau thượng vị kèm theo rối loạn tiêu hoá là chính và thường gặp là đầy trướng bụng trên, ợ chua, có thể đau bụng dưới, đầy chướng. Bệnh hay tái phát, có lúc đau liên miên, có lúc có chu kỳ, điều trị khó khỏi, có thể nôn ra máu, đại tiện phân đen, nội soi có hình ảnh viêm loét dạ dày.

+ Liên hệ với YHHĐ: chứng vị thống nằm trong viêm dạ dày mãn và cấp tính, loét ống tiêu hoá, RLTK chức năng hoặc K dạ dày hoặc các bệnh lý vùng tụy mật gan đều có thể đau vùng thượng vị, đều có thể tham khảo vị thống để biện chứng luận trị.

+ Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh:

 + Khi mới phát đa phần là thực chứng, bệnh chủ yếu ở dạ dày hoặc giữa gan và dạ dày, bệnh có thể ảnh hưởng đến gan lâu ngày chuyển thành hư chứng. Thường bệnh tại tỳ nhưng cũng liên quan đến hư thực thác tạp bởi vì tỳ vị đồng bệnh hoặc can tỳ đồng bệnh. Người ta đều thống nhất nguyên nhân tà phạm vị, ngoại tà trong đó có hàn tà xâm nhập vào vị nhất là mùa hè, thử nhiệt hoặc thấp trọc tà phạm vị hoặc giữa các mùa (chuyển mùa) hay bị bệnh do các tà khí xâm phạm vào vị làm tổn thương vị khí dẫn đến khí có ngưng trệ, nặng thì hoá giáng thất thường dẫn đến đau thượng vị. Nếu đau do hàn ngưng, đa phần đau dữ dội; nếu do thử đau tức nóng rát; nếu do thấp trọc đau căng tức nặng nề. Tùy theo nguyên nhân khác nhau mà có triệu chứng lâm sàng khác nhau.

+ ẩm thực thất tiết chủ yếu do ăn uống vì vị khai khiếu ở miệng, nên bụng đau, ngại ăn, khi ăn uống nóng lạnh thất thường hoặc thức ăn sống lạnh làm tổn thương vị, khí cơ không điều hoà, thăng giáng thất thường dẫn đến vị quản thống, nguyên nhân thường gặp trên lâm sàng là ăn nhiều chất khó tiêu, uống nhiều rượu.

Trên lâm sàng hay kết hợp thấp nhiệt và táo nhiệt tân dịch bị hao tổn dẫn đến ảnh hưởng tỳ.

+ Tình chí bị tổn thương (căng thẳng kéo dài) ảnh hưởng đến chức năng chuyển hoá của tỳ vị mà dẫn đến vị thống. Ví dụ: khí uất nhiều dẫn đến can khí, can khí thất thường sẽ không được điều đạt dẫn đến can khí phạm vị, can vị bất hoà, can tỳ bất hoà. Khí huyết ứ trệ dẫn đến vị quản thống hoặc suy nghĩ ưu tư quá độ, tổn thương tỳ ảnh hưởng vận hoá làm cho thăng giáng thất thường ảnh hưởng khí cơ dẫn đến vị thống.

+ Tỳ vị hư nhược do lao động quá sức hoặc sau mất máu nhiều, bệnh lâu ngày không khỏi dẫn đến cơ thể hư nhược – tỳ vị không vận hoá được làm ảnh hưởng vận hoá, chuyển hoá, khí cơ trở trệ – vị thống sa các tạng, sinh ra âm hoàn nội sinh, vị lạc mất ôn dưỡng, bệnh lâu ngày tân dịch hao tổn, vị mất nhu dưỡng, khí cơ thất điều – vị thống.

Chia 4 nguyên nhân trên người ta thấy vị quản thống quan hệ mật thiết giữa can, tỳ, vị. Thời kỳ đầu ở vị sau ảnh hưởng can, lâu ngày ảnh hưởng tỳ hoặc tỳ vị đồng bệnh, can vị đồng bệnh.

Vị thuộc dương thích nhuận ghét táo chủ thu nạp tiêu hoá thủy cốc, chủ giáng xuống, vị khí chủ thăng do thời kỳ đầu mắc bệnh bị ưng trệ khí nghịch nên dẫn đến nôn ợ.

2.2. Biện chứng luận trị:

+ Hàn nhiệt: hàn thường gặp ở người có trạng thái hàn lương hoặc ăn quá nhiều thức ăn sống  lạnh,  bụng  đau  nhói  từng  cơn;  không  gặp  ấm  nóng  thì  giảm  đau.  Miệng  nhạt  không muốn ăn; trái lại họng khô miệng khát hoặc đắng miệng đa phần thuộc về nhiệt.

+ Thực hư: đau bụng liên miên, không có chu kỳ, đại tiện phân nát, ợ hơi nhiều hơn chua (hư)

  • Đau bụng dữ dội có chu kỳ theo mùa, theo ăn uống, đại tiện táo (thực chứng).

+ Khí trệ huyết ứ: đau bụng dữ dội, đầy trướng, ợ chua, lười nói, ngại đi lại, khi làm việc gắng sức đau tăng là thuộc khí trệ; trái lại đau bụng như kim châm, dao cắt, nôn ra máu, đại tiện phân đen thuộc huyết ứ.

+ Nguyên tắc điều trị: lý khí hoà vị chỉ thống là chữa bản chất của bệnh nhưng phải thẩm chứng cứu nhân. Nếu tà thực thì trừ đàm làm trọng, chính hư thì phù chính làm đầu tiên, hư thực thác tạp thì tùy theo nguyên nhân mà có phương pháp điều trị phù hợp.

+ Nguyên tắc điều trị: thông bất thống, điều trị, lấy thông là đại pháp để bất thống, khi đau dạ dày có thể phải kèm theo kiện tỳ tán hàn, tiêu thực, lý khí, tiết nhiệt hoá ứ, trừ thấp, dưỡng âm, dưỡng dương.

2.3.   Luận trị thể bệnh:

* Vị khí trệ:

 + Triệu chứng chủ yếu vị quản chướng đau, đau ngay sau khi ăn, ợ hơi, ngại ăn, ăn kém, tiền sử: ăn uống kém, nguyên nhân không rõ hoặc phải cảm ngoại tà, phong hàn, phong nhiệt, thử thấp, chất lưỡi nhợt, rêu trắng dày nhờn hoặc là trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch hoạt thường thấy phù hoạt, phù sác.

+ Phương pháp điều trị: lý khí, hoà vị, chỉ thống.

+ Phương thuốc thường dùng: hương tô tán: tô diệp, hương phụ, trần bì, cam thảo.

  • Nếu không có ngoại cảm phải dùng tô ngạnh hơn tô diệp tăng cường lý khí giáng nghịch.
  • Nếu do ăn uống dẫn đến bệnh thì gia thêm binh lang, bán hạ, hậu phác. Nếu phong hàn dẫn đến vị thống thì dùng cao lương khương;nếu phong nhiệt dùng bạc hà, kinh giới; nếu thử thấp dùng hương

* Can vị khí trệ:

 + Triệu chứng chủ yếu; vị quản đầy, đau, đau liên miên ra 2 mạng sườn, đau tăng khi căng thẳng, uất ức, kèm theo tinh thần uất ức, đêm ngủ không yên giấc, mệt mỏi, không vui vẻ, ăn kém, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền hoạt.

+ Phương pháp điều trị: sơ can hoà vị, lý khí chỉ thống.

+ Phương thuốc thường dùng: sài hồ sơ can thang gia giảm.

Trong phương tứ nghịch tán là khí huyết song điều làm cho can được nuôi dưỡng, khí huyết điều hoà gia uất kim sơ can giải uất.

Đau nặng gia thêm huyền hồ sách, xuyên luyện tử.

Khí uất hoá nhiệt thêm sơn chi (chi tử), đan bì, bồ công anh.

* Vị trung uẩn nhiệt:

 + Triệu chứng:  vị  quản  đều  nhiệt  (nóng),  lạnh  thì  giảm,  nhiệt  thì  nặng  lên,  kèm  theo thích ăn chất mát, loét niêm mạc miệng, lưỡi, đại tiện táo kết, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: thanh vị, tả nhiệt, hoà chung, chỉ thống.

+ Bài thuốc: tả tâm thang + kim linh tư tán (hợp phương)

  • Tả tâm thang: thanh vị tả nhiệt.
  • Kim linh tư tán: kim linh tư, diên hồ sách lý khí hoà huyết chỉ thống.
  • Thống mà bất táo, nhiệt thông đắc trừ, tà nhiệt uẩn kết lâu ngày dẫn đến nhiệt độc tổn thương vị ảnh hưởng niêm mạc dạ dày phù thũng dẫn đến loét.

+ Phương thuốc điều trị: trước tiên là thanh nhiệt giải độc: bồ công anh, kim ngân hoa, hổ trượng, điều trị dạ dày phải có ý nghĩa tích cực tấn công.

* Can vị uất nhiệt:

 + Triệu chứng chủ yếu: vị quản đau và cự án, kèm theo ợ chua, miệng khô đắng, thích uống chất mát, phiền táo, hây giận dữ cáu gắt, mạch hoạt xác, chất lưỡi khô, rêu vàng do khí vị bất hoà.

+ Phương pháp điều trị: thanh can hoà nhiệt, hoà vị chỉ thống.

+ Phương thuốc thường dùng: hoà can tiễn gia giảm.

  • Xuyên bối mẫu, thược dược, thanh bì lý khí, trần bì, đan bì, sơn chi thanh can tiết nhiệt.
  • Vị quản đau, đắng miệng, họng khô, nôn khan thì có thể dùng tiểu sài hồ
  • Nếu can nhiệt xâm phạm đại tràng dẫn đến đại tiện táo kết thì dùng thảo quyết minh + lô hội để thanh can tả nhiệt.

* Huyết ứ trở trệ:

+ Triệu chứng: vị quản đau như kim châm dao cắt, đau cố định, cự án.

Đau lâu ngày sẽ hay tái phát, không khỏi, sắc mặt xanh xám, không hồng, nữ kinh nguyệt không đều, lưỡi ám, ban điểm ứ huyết, mạch xác.

+ Phương pháp điều trị: lý khí hoạt huyết, hứa ứ chỉ thống.

+ Phương thuốc thường dùng: thất tiêu tán, tác dụng hoạt huyết, khư ứ thông lợi huyết mạch, chỉ thống kết hợp bài đan sâm ẩm: hoạt huyết hoá ứ dùng thêm hồi hương, sa nhân.

  • Nếu khí trệ huyết ứ đau không rõ ràng do dùng các thuốc hương táo quá nhiều phải phối hợp tứ vật thang để dưỡng huyết.
  • Huyết ứ tỳ vị hư phải dùng tính hoàng kỳ, đẳng sâm giúp hành huyết.
  • Huyết ứ lâu ngày gây xuất huyết phải phối hợp thuốc chỉ huyết.

* Vị âm bất túc:

 + Triệu chứng: đau thượng vị, đau âm ỉ liên miên, không muốn ăn, đầy chướng khó chịu, họng khô, môi ráo, đại tiện táo kết, lưỡi bệu mềm, ít rêu hoặc không rêu, mạch tế sác.

+ Phương pháp điều trị: ích vị thang + thược dược cam thảo thang gia giảm: trọng dụng sa sâm, ngọc trúc, mạch môn, sinh địa, thược dược, cam thảo.

  • Khí trệ thì dùng trần bì, quất hạch, hoè hoa, bệnh ngày càng nặng hợp phương kim linh tử tán để chỉ thống.
  • Bệnh lâu ngày tổn thương tân dịch thêm lô căn, thiên hoa phấn, ô mai để sinh tân, dưỡng dịch.
  • Đại tiện táo kết: thêm hoả ma nhân, qua lâu, uất quy nhân.
  • Can âm đều hư thì đau lan lên mạng sườn phải gia bạch thược, kỷ tử, sinh địa để nhu can.

* Tỳ vị hư hàn.

 + Triệu chứng: đau âm ỉ thượng vị, gặp lạnh đau dữ dội, thích xoa bóp, ăn thức ăn ấm nóng, thiện án, kèm theo xanh nhợt, mệt mỏi, tứ chi không ấm, đại tiện lỏng nát, hay nôn nước trong chất lưỡi bệu nhợt có ngấn răng, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực.

+ Phương pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.

+ Phương thuốc thường dùng:

  • Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm, hoàng kỳ bổ trung ích khí.
  • Tiểu kiến trung thang ôn trung kiện tỳ.
  • Nếu dương hư nội hàn nặng có thể dùng đại kiến trung thang để hoá giải, hoặc gia phụ tử, nhục quế để ôn trung tán hàn.
  • Nếu ợ chua gia hoàng liên sao, ngô thù du sao, hải phiêu tiêu.
  • Nôn ra nước trong dùng bài tiêu bán hạ gia phục linh thang hoặc gia linh quế truật thai thang.
  • Tỳ vị đều hư dương hư nội hàn không rõ ràng dùng hương sa lục quân thang để điều
  • Nếu huyết hư dùng qui tỳ kiến trung thang.
  • Nếu trung khí hạ hãm dùng bể trung ích khí
  • Trên lâm sàng thấy vị cường tỳ nhược mà thượng nhiệt, hạ hàn cũng có thể ít gặp nhưng phải trừ đau chướng vùng vị dùng bán hạ tả tâm thang và hoàng liên lý trung thang hoặc ô mai hoàn.

3.  Tinh hoa lâm sàng.

+ Chế phẩm thuốc HHG dạng bột được bào chế từ 8 vị thuốc có nguồn gốc thực vật Việt Nam. Baì thuốc do PGS TS Ngô Quyết Chiến Bộ môn khoa YHCT Viện 103 HVQY cung cấp , 2005.

  • Bạch thược: Radix paeoniae albae là rễ cây hoa thược dược Paeonia lactiflorra Pall họ mao lương Ranunculaceae)
  • Ô tặc cốt: Os – là mai cá mực bỏ vỏ cứng Sepia esculenta hoyle họ cá mực Sepidae
  • Cam thảo: Radix Là rễ cây Glycyrrhiza uralensis Fish họ cánh bướm Papilionaceae
  • Hoàng kỳ: Radix Astragali là rễ cây Astragalas membranaceus (Fish) Bunge họ đậu Fabaceae
  • Xuyên tâm liên: Andrographis paniculata Nees là bộ phận trên mặt đất của cây xuyên tâm liên thuộc họ ô rô Acanthaceae
  • Nha đảm tử: Fructus Bruceae. Là hạt quả của cây Brucea javanica Merr họ thanh thất Simarubaceae
  • Xuyên qui: Radix Angelicae sinensis là rễ cây đương quy ở Tứ xuyên TQ hiện ta đã di thực Angelica sinensis (oliv) Diels – họ hoa tán Umbelliferae
  • Bá tử nhân: Semen thujae là hạt quả cây Thuja orieutalis L. họ trắc bách cupressaceae

Các vị thuốc trên được phối chế theo tỉ lệ: 2; 1,2; 2; 3; 0,1; 3; 1,2 ; đóng gói 20g, ngày uống 2 gói lúc đói hoặc lúc đau, 10 ngày là một liệu trình, một đợt điều trị gồm 2 liệu trình.

Kết quả điều trị VLDDTT rất khả quan, hiệu lực diệt Hp tốt .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*