Điều trị loét dạ dày và hành tá tràng – Thiên gia diệu phương

LOÉT DẠ DÀY

– Biện chứng đông y: Hỏa kết khí uất, phủ khí không thông.

– Cách trị: Thanh nhiệt tán uất.

– Đơn thuốc: Sài hồ thang gia giảm phương.

– Công thức:
 

 Sài hồ                      12g  Hoàng cầm                9g
 Bán hạ                       9g  Đại hoàng                  6g
 Bạch thược                9g  Chỉ thực                    6g
 Sinh khương             12g  Đại táo                  4 quả

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

 

92. LOÉT DẠ DÀY VÀ HÀNH TÁ TRÀNG

– Biện chứng đông y: Khí trệ huyết ứ.

– Cách trị: Hoạt huyết ứ, chế toan chỉ thống.

– Đơn thuốc: Hội thương tán.

– Công thức:

 Ô tặc cốt                60g  Bối mẫu                 30g
 Bạch cập               60g  Sinh cam thảo       30g
 Nguyên hồ             30g  Đản hoàng phấn 100g

Các vị đều đem tán mịn, khi uống đem trộn với lượng tương đương đường trắng, lúc đầu uống ngày 3 lần, mỗi lần 3g; tùy theo triệu chứng bệnh giảm đi mà chuyển thành mỗi ngày 2 lần hoặc 1 lần, mỗi lần vẫn uống 3g; uống lúc đói, trước bữa ǎn. Nếu bệnh đã lâu, bị khoảng vài nǎm trở lên, có thể cho thêm Tử hà sa (bột) 30g; nếu đã vài lần ra máu hoặc gần đây có đi ngoài ra máu, thì có thể thêm Tam thất (bột) 30g; nếu dịch vị nhiều axit, cho thêm Hoàng liên 24g, Ngô thù du 15g hoặc hydroxit nhôm 60g.

– Hiệu quả lâm sàng: Đã quan sát hơn 200 bệnh nhân, phần lớn những trường hợp uống 1 đợt có thể có tác dụng ổn định bệnh từ 3 đến 6 tháng, uống 2 đợt thì có tác dụng từ 8 tháng đến 1 nǎm, uống 3 đợt thì phần lớn khỏi hẳn.

– Bàn luận: “Hội thương tán” là bài thuốc phát triển từ nguyên phương Ô bôi tán, dựa trên cơ sở hơn 10 nǎm theo dõi trên lâm sàng thấy kết quả rất tốt, cũng đã trao đổi với khá nhiều thầy thuốc, đem dùng trên lâm sàng, được khá nhiều bệnh nhân hoan nghênh, tin dùng.

 

93. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

– Biện chứng đông y: Ti vị hư hàn.

– Cách trị: Ôn bổ tỳ thổ.

– Đơn thuốc: Hoàng kỳ kiến trung thang.

– Công thức:

 Hoàng kỳ                 15-30g  Bạch thược               9-18g
 Quế chi                        6-9g  Chích cam thảo           6-9g
 Sinh khương                  9g  Đại táo                   5-7 quả
 Di đường (mạch nha) 30g

Đem 6 vị đầu sắc lấy nước, sau đó cho mạch nha vào trộn đều, uống nóng. Mỗi ngày 1 thang, uống 2 lần vào buổi sáng và tối, lúc đói. Trong quá trình uống thuốc, kiêng ǎn các thứ sống, lạnh, tránh quá lo nghĩ hoặc tức giận. Mỗi đợt uống thuốc là 3-4 tuần lễ.

– Hiệu quả lâm sàng: Có 119 bệnh nhân loét hành tá tràng sau một đợt điều trị, các chứng lâm sàng đều được giải quyết cơ bản hoặc giảm đi rõ rệt. Trong đó có 58 trường hợp soi dạ dày hoặc chụp X quang barit để kiểm tra lại, có 44 ca khỏi hẳn, 10 ca chuyển biến tốt, 4 ca không có chuyển biến.

– Bàn luận: “Hoàng kỳ kiến trung thang” là bài thuốc vận dụng “Tiểu kiến trung thang” của danh y Trương Trọng Cảnh. Nghĩa là Quế chi thang, thêm Thược dược, Mạch nha lại thêm Hoàng kì. Đối với bệnh nhân hư lao lý cấp, hư tổn bất túc, bài thuốc này có kết quả khá tốt, còn với viêm loét hành tá tràng, đại đa số là thuộc chứng trung tiêu hư hàn, nhiều nǎm sử dụng bài thuốc này chứng minh rằng nó có kết quả rất tốt.

 

94. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

– Biện chứng đông y: Tì dương suy tổn, vệ khí không vững.

– Cách trị: Phù tì ích khí, hòa dinh cố vệ.

– Đơn thuốc: Hộ vệ ích khí thang.

– Công thức:

 Sinh hoàng kỳ           12g  Tây đảng sâm           10g
 Bạch truật (sao)          9g  Đương quy thân         9g
 Bạch thược                 9g  Quế chi                        6g
 Trần bì                          5g  Chích cam thảo          5g
 Sinh khương             3 lát  Đại táo                   3 quả

Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.

– Bàn luận: “Hộ vệ ích khí thang” là Bổ trung ích khí thang bỏ bớt Thǎng ma, Sài hồ, thêm Quế chi, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo. Đây cũng là bài thuốc xây dựng từ sự kết hợp Quế chi thang và Bổ trung ích khí thang mà thành.

 

95. LOÉT HÀNH TÁ TRÀNG

– Biện chứng đông y: Can vị uất nhiệt.

– Cách trị: Tả nhiệt hòa vị.

– Đơn thuốc: Gia vị cam thảo thược dược thang.

– Công thức:

 Bạch thược                30g  Cam thảo                   15g
 Địa du                         30g  Hoàng liên                    6g

Sắc uống (không sắc lâu), mỗi ngày 1 thang.

– Bàn luận: Trong quá trình ứng dụng lâm sàng, chúng tôi thấy dùng “Gia vị cam thảo thược dược thang”, nếu cǎn cứ vào biện chứng mà gia giảm thích đáng, thì cũng có kết quả khá tốt trong điều trị viêm dạ dày mạn tính.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*