Điều trị giãn phế quản khạc máu – Thiên gia diệu phương

GIÃN PHẾ QUẢN KHẠC MÁU

– Biện chứng đông y: Phế táo nhiệt, can hỏa cang thịnh, đốt hỏng phế lạc, bức huyết vọng hành.

– Cách trị: Bình can thanh phế, sinh lạc chỉ huyết.

– Đơn thuốc: Phức phương thanh phế chỉ lạc thang.

– Công thức:

 Tang diệp                    9g  Tang bì                   9g
 Địa cốt bì             15g  Sinh cam thảo        9g
 Sinh địa               15g  Địa du                  15g
 Tì bà diệp (bao)    12g  Chích tử uyển       15g
 Hoàng cầm           9g  Đại cáp tán (bao)   15g

Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

– Hiệu quả lâm sàng: Chu XX, nữ, 26 tuổi, công nhân. Sơ chẩn ngày 10-7-1975. Tháng 9 nǎm trước bệnh nhân bắt đầu khạc máu, đã chẩn đoán khạc máu do giãn phế quản. Sau đó tháng 3 nǎm nay lại ho có đờm lẫn máu, sắc máu đỏ tươi, có lẫn đen tía. Đến lúc này đã hơn 3 tháng. Mấy ngày gần đây đau ngực, sườn cǎng, nóng nảy dễ gắt gỏng, lưng đau ê ẩm, kinh nguyệt trước kỳ, trước kinh đau bụng, mũi khô miệng táo thích uống. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng bẩn, mạch huyền tế sác. Cho dùng “Phức phương thanh phế chỉ lạc thang”. Uống được 6 thang, trong đờm đã bớt lẫn máu. Vẫn đau tức ngực mỏ ác, đau mỏi lưng. Cho bài trên thêm Uất kim 9g, tiếp tục uống 6 thang nữa hết hẳn khạc máu, trong đờm cũng hết máu, bệnh nhân rất mừng. Nhưng vẫn chưa hết khó chịu trong ngực. Uống tiếp bài thuốc trên bỏ Hoàng cầm, Đại cáp tán, thêm Chỉ xác 9g, để củng cố kết quả khỏi bệnh.

– Bàn luận: Bệnh nhân này giãn phế quản khạc máu, thời gian bệnh tuy chưa đầy 1 nǎm, nhưng 3 tháng nay khái huyết liên miên không ngừng, tinh thần sa sút nặng. Bệnh nhân vốn can vượng phế nhiệt, do khạc máu lâu ngày không khỏi, phế âm đã hư mà can hỏa càng vượng, bệnh tình có xu thế phát triển. Trừ chứng cáu gắt là do cang hỏa cang thịnh, mũi táo khái huyết thuộc phế nhiệt âm hư, còn đau mỏi lưng, là phế ẩm tổn hại, dẫn đến thận âm cũng hư, gọi là “Phế thận đồng nguyên”. Do vậy mà ngoài việc sử dụng Tả bạch tán để thanh phế, Đại cáp tán để bình can, Tì bà diệp, Tử uyển, Hoàng cầm, Địa du để túc phế, thanh nhiệt chỉ huyết. Dùng Sinh địa để tư thận lương huyết. Sau đó máu cầm dần, tức ngực chưa hết tǎng Uất kim, Chỉ xác để sơ can giải uất, cuối cùng đạt được kết quả lý tưởng.

 

55. GIÃN PHẾ QUẢN KHẠC MÁU QUÁ NHIỀU

– Biện chứng đông y: Thận tinh hư khuyết, thủy không hàm mộc, mộc hỏa phạt kim, phế lạc tổn thương gây khạc máu.

– Cách trị: ích khí dưỡng âm, tư thủy hàm mộc.

– Đơn thuốc: Chi khoáng cao.

– Công thức:

 Bắc sa sâm             120g  Tiên đông                   60g
 Mạch đông                60g  Ngũ vị tử                    48g
 Thục địa hoàng        240g  Chung bạch truật        48g
 Phục thần                 60g  Viễn chí                     48g
 Toan táo nhân            36g  Đông trùng hạ thảo     60g
 Qui bản                   120g  Bắc câu kỷ              120g
 Hạ khô thảo              60g  Xuyên bối mẫu           60g
 Đương qui thân         60g  Ngân sài hồ               48g
 Xuyên hoàng linh       30g  Xuyên luyện nhục      36g
 Tử đan sâm              48g  Cam thảo                  24g

 20 vị thuốc trên thêm nước vừa đủ sắc nhỏ lửa lấy nước thứ nhất thứ hai, bỏ bã đặc, sau đó thêm 1 lượng mật ong vừa phải cùng với đường phèn làm thành cao bỏ lọ dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-15g, uống với nước ấm.

– Hiệu quả lâm sàng: Đã dùng bài thuốc trên chữa cho trên 20 người đều khỏi cả. Chu XX, nam, 36 tuổi, cán bộ. Khạc máu từ nǎm 1959, từ đó vẫn thường phát bệnh lại. Đã từng nằm bệnh viện, tuy có thể cầm máu được tạm thời nhưng không trị đến gốc. Nǎm 1963 lại khạc nhiều máu, bệnh viện tỉnh chẩn đoán là giãn phế quản. Kiểm tra bệnh nhân khạc ra một lượng máu lớn, ho nhẹ, thở ngắn, mặt ủ rũ, yếu mệt, lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế. Cho dùng “Chi khoáng cao”. Uống được 1 liều hết khạc máu, các chứng đều hết. Dặn bệnh nhân mỗi nǎm mùa đông phải chịu khó uống 1 liều. Bệnh nhân liên tục dùng 3 mùa đông, bệnh chưa tái phát, hỏi lại thì thân thể đã mạnh khỏe.

– Bàn luận: “Chi khoáng cao” có thể dùng cho bệnh lao thổ huyết, cũng có thể được kết quả hết sức mỹ mãn như vậy. “Chi khoáng cao” mùa hè sau khi điều chế để vào tủ lạnh. Vì trong cao có một lượng đường thích hợp mà mùa hè nhiệt độ cao, vi khuẩn dễ mọc, thuốc sẽ biến chất. Bỏ vào tủ lạnh để lâu vẫn tốt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*