Điều trị bệnh thiếu máu huyết tán miễn dịch theo y học cổ truyền

Thiếu máu huyết tán miễn dịch

 

1. Đại cương.

Theo quan niệm của YHHĐ:

+ Thiếu máu huyết tán miễn dịch là hiện tượng giảm ngắn đời sống hồng cầu do bị biến dạng hoặc tổn thương. Dù cho nguyên nhân bẩm sinh hay mắc phải, bệnh thiếu máu huyết tán đều có một số triệu chứng lâm sàng chủ yếu: sắc mặt trắng bệch, mệt mỏi, ăn kém, phát sốt không có qui luật, thắt lưng đau mỏi, vàng da và đái máu rõ rệt, thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, cả nam và nữ đều có thể mắc bệnh. Đặc điểm  quá trình phát bệnh từ từ, kéo dài và hay tái phát.

+ Nguyên nhân chính là rối loạn miễn dịch của cơ thể. Cơ thể sản sinh kháng thể kháng hồng cầu làm cho hồng cầu bị phá vỡ, dẫn đến thiếu máu huyết tán. Bản chất bệnh do phản ứng nhiệt kháng thể hoặc hoà kháng thể mà dẫn đến, cũng có thể do thứ phát sau viêm nhiễm, hệ thống limpho ác tính tăng sinh, hoặc phản ứng quá mẫn do thuốc (dược vật quá mẫn), bệnh tổ chức liên kết.Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân phát bệnh, người ta chia 2 thể: Thiếu máu huyết tán nguyên phát;thiếu máu huyết tán thứ phát.

1.2.   Theo quan niệm của Y học cổ truyền:

YHCT cho rằng, bệnh phát sinh có quan hệ mật thiết với tỳ, thận; được mô tả trong phạm trù: hoàng đản, nuy hoàng và hư lao.

Nguyên nhân chủ yếu là tiên thiên bất túc lại phục cảm thấp nhiệt (thấp nhiệt có phục tà, có tân cảm), ngoại tà hoặc do tỳ vị hư tổn thấp trọc nội sinh, uất mà hóa ứ, thấp nhiệt uẩn trưng dẫn đến thương khí bại huyết. Bệnh lâu ngày sẽ làm khí trệ huyết ứ ảnh hưởng đến chức năng tạng phủ và dẫn đến hoàng đản thiếu máu.

1.3.  Triệu chứng lâm sàng:

  • Cơn huyết tán cấp tính:

+ Thiếu máu đột nhiên tăng lên, sốt cao, đau bụng, vàng da tăng lên rõ rệt, lách to hơn.

+ Xét nghiệm huyết đồ: số lượng hồng cầu giảm, nhiều hồng cầu non trong máu ngoại vi, hồng cầu lưới tăng cao.

+ Huyết sắc tố niệu tăng cao, có thể gây suy thận cấp, đau ngang thắt lưng, nước tiểu màu đen sẫm.

+ Hapto – globulin giảm (bình thường hapto – globulin 10 – 128mg/lít).

+ Tìm methé – albumin trong máu là một xét nghiệm có giá trị chẩn đoán.

1.3.2.   Các triệu chứng khác.

Tất cả các trường hợp đều có vàng da, gan và lách thường to, mức độ lách to không giống nhau, rất ít khi lỗ rốn phẳng; có thể thấy tim to nghe có tiếng bệnh lý, đa số bệnh nhân có nốt xuất huyết tím dưới da.

1.3.3.   Xét nghiệm kiểm tra.

+ Các triệu chứng do tiêu hủy hồng cầu quá mức:

  • Bilirubin gián tiếp tăng, stercobilirubin ở phân tăng.
  • Urobilin nước tiểu tăng.
  • Sắt huyết thanh tăng.

+ Triệu chứng xét nghiệm do tái tạo tủy xương:

  • Hồng cầu lưới, hồng cầu non và hồng cầu đa sắc đều xuất hiện; có thể có bạch cầu và tiểu cầu tăng; cá biệt thấy giảm bạch cầu và tiểu cầu do bị hủy hoại quá mức trong lách.

–  Kháng thể kháng nhân (+).

2.    Biện chứng luận trị:

  • Thấp nhiệt nội uẩn:

+ Hoàng đản xuất hiện nhanh hoặc phát sốt, miệng khát không muốn uống, nôn hoặc nôn khan, đau lưng quản bĩ phúc chướng, tiện bế hoặc đình trệ, tiểu tiện ngắn, nước tiểu vàng đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu sác.

+ Phương háp điều trị: thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ, thoái hoàng.

+ Phương thuốc: “nhân trần ngũ linh tán” gia giảm.

  • Nhân trần 20g, phục linh 15g, trạch tả 10g, bạch truật 10g, đại hoàng 10g, liên kiều 10g, đan sâm

+ Gia giảm:

  • Da và mắt vàng tối chuyển sang vàng xám thì dùng “nhân trần tứ nghịch thang” gia giảm.
Nhân trần 5g an khương 10g
Chế phụ phiến 10g Đẳng sâm 15g
Hoàng kỳ 15g Bạch truật 10g.
Cam thảo 6g
  • Nôn mửa nhiều thì gia thêm: trúc nhự 10g, hoàng liên
  • Nhiệt thịnh miệng khát thì gia thêm: lô căn 20g, thạch hộc

2.2.   Khí – huyết lưỡng hư:

+ Đầu choáng, mắt hoa, khí đoản, phạp lực, diện sắc bất hoa, tâm quí, tự hãn, loạn ngôn, thần quyện (mệt mỏi); lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.

+ Phương trị: bổ ích khí – huyết, tư bổ tâm – tỳ.

+ Phương thuốc: “qui tỳ thang” gia giảm.

Đẳng sâm 10g Hoàng kỳ 15g
Bạch truật 10g Đương qui 10g
Phục linh 10g Thục địa 15g
Sa nhân 3g Kỷ tử 10g
A giao 10g Cam thảo 6g.
+ Gia giảm:

– Nếu ăn kém, bụng trướng; đại tiện lỏng nát thì bỏ đi: thục địa, a giao; gia thêm: mộc hương 10g, trần bì 10g, bào khương 10g.

  • Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, quỉ hoa
  • Nếu có hoàng đản thì gia thêm: nhân trần 15g, trạch tả

2.3.   Tỳ thận lưỡng hư:

+ Đầu choáng, tai ù; lưng đau mỏi; ăn kém, quản tức, hình hàn chi lạnh, đại tiện lỏng nát; lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng; mạch tế nhược.

+ Phương trị: ôn bổ tỳ thận, ích khí dưỡng huyết.

+ Phương thuốc: “hữu qui hoàn” gia giảm.

Đẳng sâm                                 15g                        Hoàng kỳ               15g

Đương qui 10g Thục địa 15g
Lộc giác phiến 15g Bổ cốt chỉ 10g
Ba kích thiên Thỏ ty tử

+ Gia giảm:

10g 10g Tiên linh tỳ 10g .
  • Nếu dương hư nặng, chi lạnh rõ thì gia thêm: phụ tử 10g, nhục quế
  • Nếu xuất huyết thì gia thêm: bào khương thán, tiên cước thảo, long cốt thiêu, mẫu lệ mỗi thứ đều
  • Nếu nhiệt độ thấp, gò má đỏ, tâm phiền; lòng bàn tay, bàn chân ấm, tự hãn, chỉ giáp khô sáp thì dùng “lục vị địa hoàng thang” gia giảm:
Thục địa

Sơn thù nhục

15g

10g

Hoài sơn dược

Câu kỷ tử

10g

10g

Đan bì 10g Trạch tả 10g
Phục linh 15g Hoàng kỳ 15g.
2.4. Khí trệ huyết ứ:

+ Da và niêm mạc mắt vàng, hơi xám, khô sắc; hạ sườn bĩ chói, bụng trướng đầy; gầy gò, ăn kém, sau khi ăn dễ nôn; đại tiện trắng xám, tiểu tiện ngắn vàng, hoặc bì phu ban ứ nục huyết, sắc môi xám tím, lưỡi có ban điểm ứ, rêu vàng; mạch tế sáp.

+ Phương trị: hoạt huyết hóa ứ – lý khí thoái hoàng.

+ Phương thuốc: “huyết phụ ứ thang” gia giảm.

Sài hồ 10g Chỉ xác 10g
Qui 10g Xích thược 10g
Xuyên khung 10g Đào nhân 10g
Hồng hoa 10g Hương phụ 10g
Nga truật

+ Gia giảm:

10g Miết giáp 15g.
  • Nếu hạ sườn có hòn khối thì dùng “miết giáp tiễn hoàn”, “hóa ứ hồi sinh đan”.
  • Nếu xuất huyết thì gia thêm: tiên cước thảo 15g, sinh địa 10g, tây thảo

2.5. Lâm sàng tinh hoa.

  • Có hai báo cáo của Khương Kỳ, Khương Mai trong tạp chí Trung – Tây y kết hợp (Thượng Hải, 1987) và của Diên Kỳ, Điền Ngọc Cát trong tạp chí Trung – Tây y kết hợp (Thiên Tân, 1995). Cả hai báo cáo trên, các tác giả đều chỉ định truyền huyết thanh miễn dịch, kết hợp truyền các chế phẩm dạng tiêm của thuốc thảo mộc (nhưng không ghi rõ bài thuốc và vị thuốc).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*