Điều trị bệnh đái tháo đường theo y học cổ truyền

Tiểu đường tuýp 2

Đường niệu bệnh, tiêu khát

(đái tháo đường)

1. Đại cương.

Theo Y học hiện đại:

+ Đái tháo đường là một bệnh rối loạn nội tiết và chuyển hóa thường gặp; do nhân tố tiểu đảo tụy bất túc tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hóa gluxít. Đặc điểm chủ yếu: đường máu tăng cao và có đường niệu. Tỷ lệ phát bệnh ở Mỹ là 3% – 5%, Trung Quốc là 0,6 – 1%. Quá trình diễn biến bệnh kéo dài ảnh hưởng đến toàn thân; thời điểm nguy cấp có thể phát sinh một loạt biến chứng viêm thận mãn tính, các bệnh mạch máu, tim, não, có thể hôn mê do đường niệu cao và nhiễm độc.

+ Theo phân loại của Tổ chức Vệ sinh thế giới, người ta chia đường niệu bệnh làm 2 loại:

 – Bệnh đái đường típ I: nguyên nhân do tế bào tiểu đảo tụy mất khả năng tuyệt đối.

– Bệnh đái đường típ II: các tế bào tiểu đảo tụy giảm khả năng tương đối. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác phức tạp, bao gồm các loại bệnh tật hoặc là do dùng thuốc làm phát sinh đái đường.

+ Nguyên nhân sinh bệnh đái đường típ I và II có khác nhau. Típ I là do khuyết hãm miễn dịch tự thân, có yếu tố di truyền. Bản chất bệnh là do kháng thể ICA đã phá tế bào tiểu đảo tụy làm giảm tiết insulin gây rối loạn chuyển hoá đường. Đặc điểm của bệnh đái tháo đường típ I là: bệnh phụ thuộc vào insulin, hay ở người trẻ, có kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy liên quan đến HLA, gầy sút cân; liên quan chặt chẽ tới hoàn cảnh và yếu tố ảnh hưởng: các yếu tố nhiễm độc thai nghén, nhiễm độc môi trường, tính mẫn cảm cá thể có liên quan đến phát bệnh đái đường. Vì vậy, típ I: thường có kháng thể là ICA.

Típ II: do khuyết hãn thụ thể tiểu đảo tụy là chính; ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến đái đường. Thường không phụ thuộc insulin, không có liên quan với HLA, không có kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy, gặp ở người béo, tuổi già (80 – 90%).

Loại đái đường này thường kháng insulin do kháng thể kháng receptoinsulin gây ức chế sự gắn insulin vào cảm thụ quan đặc hiệu trên màng của nhiều loại tế bào, làm cho insulin không phát huy được tác dụng chuyển hóa hydrat cacbon gây nên đái tháo đường.

1.2.  Theo Y học cổ truyền:

Cách đây 2000 năm trước Công Nguyên (Hoàng Đế- Nội kinh), người xưa có ghi lại những biểu hiện của đường niệu bệnh, trong nhiều căn cứ và biểu hiện khác nhau trong các chứng “tiêu đơn, phế tiêu, cách tiêu, tiêu trung”. Về sau, các y gia hậu thế thường qui đái tháo đường trong phạm trù “Tiêu khát”. Nguyên nhân, cơ chế, bản chất bệnh là phụ thuộc vào bản chất bẩm phụ bất túc, tình chí thất điều, ẩm thực bất tiết, lục dâm xâm lăng, lao dục thất độ dẫn đến ngũ tạng nhu nhược, uất lâu ngày hóa hoả, tích nhiệt thương tân, hoả trước tổn âm, hao tinh thương thận. Cơ chế bệnh có liên quan đến âm tinh hao tổn, tích nhiệt nội thịnh mà dẫn đến âm hư là chủ yếu. Âm hư là bản, táo nhiệt là tiêu. 2 yếu tố này là nhân – quả tương hỗ quán xuyến suốt quá trình bệnh tiêu khát. Bản chất bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan tạng phủ (nhưng chủ yếu là tạng phế, vị, thận) tức là thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu; giữa phế, vị và thận thường cho là thận quan trọng nhưng đều hỗ tương ảnh hưởng; vì vậy ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, cũng là tương hỗ với nhau. Tiêu khát lâu ngày thường dẫn đến ứ huyết nội đình, ứ huyết lại là nguyên nhân bệnh lý trở tắc cơ quan tạng phủ mà dẫn đến khí trệ huyết ứ.

2.    Chẩn đoán và biện chứng phương trị.

Chẩn đoán:

+ Lâm sàng có triệu chứng điển hình: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân, mệt mỏi; chẩn đoán thường là không khó. Đối với các trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình thì thường dựa vào xét nghiệm đường máu và đường niệu để chẩn đoán xác định.

+ Có triệu chứng đái tháo đường hoặc không, nhưng chỉ cần 1 trong các triệu chứng dưới đây là có thể chẩn đoán xác định:

  • Trong một ngày (một lần) đường máu ³ 11,1 mmol/l.
  • Lúc đói thử đường máu 2 lần đều có kết quả ³ 7,8 mmol/l.
  • Xét nghiệm đường niệu thấy dương tính rõ.

2.2.  Biện chứng luận trị:

  • Âm hư táo nhiệt:

+ Phiền khát uống nhiều, uống không giảm khát, miệng khô lưỡi ráo, cấp táo hay giận, bức nhiệt tâm phiền, niệu phiền lượng nhiều hoặc đại tiện táo kết, mạch huyền sác hoặc hoạt sác.

+ Phương pháp điều trị: tư âm thanh nhiệt.

+Phương thuốc: “Bạch hổ gia nhân sâm thang” hoặc “Tiêu khát phương” hợp “Ngọc dịch thang”.

Sinh thạch cao  30 – 60g

Thái tử sâm          30g

Tri mẫu

Thiên hoa phấn

10g

10g

Sơn dược            30g Ngũ vị tử 10g
Chích cam thảo    10g Cát căn 15g
Hoàng liên            5g Ngẫu tiết 30g
+ Gia giảm:

-Nếu khát nhiều thì gia thêm: sa sâm, thạch hộc.

-Nếu đại tiện bế thì gia thêm: sinh đại hoàng 10g.

2.2.2.  Thể khí âm lưỡng hư:

+Mệt mỏi vô lực, khí đoản, loạn ngôn, gầy gò; sắc mặt nhợt nhạt, tư hãn, đạo hãn, miệng khát thích uống, tâm quí thất miên; đại tiện táo; lưỡi hồng ít tân, rêu mỏng hoặc màu xám lục, mạch huyền tế hoặc tế sác vô lực.

+ Phương pháp điều trị: ích khí dưỡng âm.

+ Phương thuốc: “Lục vị địa hoàng thang” hợp với “Sinh mạch tán” gia giảm.

Thục địa

Sơn thù nhục

15g

10g

Sơn dược

Trạch tả

20g

10g

Vân linh 15g Thái tử sâm 10 – 20g

 

Ngũ vị tử                 10g              Mạch môn đông     10g

+ Gia giảm

  • Nếu sốt về chiều, đạo hãn thì gia thêm: hoàng bá 10g, tri mẫu
  • Nếu mất ngủ thì gia thêm: nữ trinh tử, hạn liên thảo đều
  • Nếu lưng gối đau mỏi thì gia thêm: tang thầm tử, câu kỷ tử, đỗ trọng đều

2.2.3.  Thể khí âm lưỡng hư kiêm ứ:

+Ngoài triệu chứng của khí âm lưỡng hư còn có thể thấy ở 50% bệnh nhân có triệu chứng: tức ngực khí nộ; đau vùng trước tim; đầu choáng, đau đầu thị lực giảm; chi thể tê mỏi, bán thân bất toại; lưỡi đa phần xám tía, rìa lưỡi có nhiều ban điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi căng chướng ngoằn ngoèo; mạch tế sáp bất lợi.

+Phương pháp điều trị: ích khí dưỡng âm – hoạt huyết hóa ứ.

Đào nhân 10g Hồng hoa 10g
Tây thảo 10g Tô mộc 10g
Điền thất bột (xung) 3g Đan sâm 15g
Quế chi 10g Xuyên khung 10g
Mạch đông 10g Nhân sâm 10g
Ngũ vị tử 10g
+ Gia giảm:

 

+ Phương thuốc: “Đào nhân thừa khí thang” hợp phương “Sinh mạch tán” 

-Nếu nặng đầu, đau đầu thì gia thêm:xuyên khung, thảo quyết minh.

-Nếu chi thể tê mỏi thì gia thêm: kê huyết đằng, uy linh tiên, ngọc trúc.

2.2.4.  Thể âm – dương lưỡng hư:

+ Triệu chứng: hình hàn, chi lạnh; sắc mặt trắng sáng hoặc xám đen, tai ù; lưng đau, di tinh, liệt dương, tảo tiết; đại tiện lỏng nát, bụng trướng, lười ăn, đái ít, thủy thũng, tứ chi không ấm; chất lưỡi nhợt hồng, hình lưỡi mềm bệu, rìa lưỡi có hằn răng, rêu lưỡi trắng  mỏng hoặc trắng nhờn; mạch trầm tế hoặc tế sác vô lực.

+ Phương pháp điều trị: ôn dương – tư âm – cố thận.

+ Phương thuốc: “Kim quĩ thận khí hoàn” gia vị.

Thục địa

Phục linh

20g

15g

Đan bì

Sơn thù

10g

10g

Trạch tả 10g Hoài sơn dược 15g
Nhục quế 10g Hoàng kỳ 15g
Chế phụ tử 10g Hoàng tinh 10g
+ Gia giảm:
  • Nếu di tinh tảo tiết thì gia thêm: thỏ ty tử, nữ trinh tử, kim anh tử.

. Nếu đái đêm nhiều thì gia thêm: tang phiêu tiêu, ích chí nhân, phục bồn tử.

  • Nếu thủy thũng thì gia thêm: ích mẫu thảo, ngọc mễ tu, sa tiền tử.

-Nếu huyết ứ thì gia thêm: đan sâm, hồng hoa, kê huyết đằng.

3.  Các phương pháp điều trị khác.

Châm cứu điều trị:

+ Thể châm:

Âm hư nhiệt thịnh dùng các huyệt: phế du, tỳ du, hợp cốc. Phế du dùng bổ pháp, còn các huyệt khác dùng tả pháp, châm cả 2 bên, lưu châm 20’, cách 10’ kích thích kim 1 lần, mỗi lần châm 3 – 4 huyệt, mỗi ngày châm 1 lần; luân lưu các huyệt điều trị, cứ 10 ngày là 1 liệu trình.

  • Nếu khí âm lưỡng hư dùng các huyệt: tỳ du, trung quản, túc tam lý, địa cơ. Trong đó: tỳ du, túc tam lý, địa cơ dùng bổ pháp; ngoài ra người ta còn dùng tả pháp; kích thích vừa phải. Nếu khí âm lưỡng hư kiêm ứ dùng các huyệt kể trên là chính và thêm: phế du, cách
  • Nếu âm – dương lưỡng hư thì chỉ định châm các huyệt: thận du, quan nguyên, tam âm giao, thái khê; dùng bổ pháp.

+ Phương pháp cứu:

-Chỉ định trong trường hợp: cơ thể hư nhược, âm – dương lưỡng hư có chiều hướng nặng.

-Điều trị: phải thông điều tạng phủ, ích khí hoà huyết, trọng dụng các huyệt: tỳ du, thận du, cách du, túc tam lý, tam âm giao; thường dùng cứu cách gừng hoặc cứu mồi ngải, mỗi ngày 2 lần, mỗi đợt 5 – 10 ngày.

3.2.  Phương pháp áp dán huyệt vị:

Dùng huyệt: phế du, tỳ du, thận du, cách du, thần khuyết.

Đem thiên hoa phấn, huyền sâm, bạch giới tử và xuyên tiêu, tất cả tán thành bột mịn hoặc chế thành dạng cao. Khi điều trị dùng 1 lượng thuốc bột nhất định trộn với nước gừng sống để thành dạng sột sệt đắp dán vào những huyệt trên. Mỗi lần chọn 3 huyệt, mỗi ngày hoặc cách ngày 1 lần, 1 tháng là 1 liệu trình.

3.3.  Đơn thuốc kinh nghiệm:

+ Khổ qua (mướp đắng) phơi khô tán bột, chế thành viên hoặc dạng bột cho vào túi sắc, liều uống tùy theo tình trạng bệnh, 2 tháng là một liệu trình.

+ Ngũ bội tử 3g, sắc nước uống, mỗi ngày 2 lần (còn gọi là diêm phụ mộc).

+ Tang phiêu tiêu 60g, tán bột, hoà nước sôi uống mỗi lần uống 10g đến khi khỏi.

+ Hoài sơn dược 120g, tán bột hoà nước uống mỗi lần 10g.

+ Hắc đại đậu, thiên hoa phấn, liều như nhau; tán bột làm viên, dùng nước sắc sâu tằm 3g,

đậu đen 20g để uống thuốc viên. Mỗi ngày từ 20g – 40g dạng viên hoàn.

+ Sinh hoàng kỳ 30g, sinh ý dĩ 30g, sinh trư tụy tạng 1 cái (tuỵ lợn sống). Đem tụy lợn giã nát (không dùng dụng cụ sắt) rồi cùng sắc với 2 vị thuốc trên, mỗi ngày 1 thang.

3.4.  Khí công và vận động liệu pháp:

Luyện tập để điều trị theo sự hướng dẫn của thầy thuốc

4.  Chọn lọc tinh hoa lâm sàng.

  • Theo kinh nghiệm của Lý Kỳ :

+Tác giả tổ chức bài thuốc gồm 2 bài: “Tăng dịch thang” và “Sinh mạch tán”, gia thêm các vị thuốc: hoàng kỳ, sơn dược, thương truật, huyền sâm.

-“Tăng dịch thang” gồm: mạch đông, sinh địa, huyền sâm (củng cố âm dịch cho 3 tạng, thanh táo nhiệt ở thượng trung và hạ tiêu).

-“Sinh mạch tán”: đẳng sâm, mạch đông, ngũ vị tử (nguyên bổ ích khí, sinh tân liễm tinh của 3 tạng: phế, tỳ, thận).

Hoàng kỳ + sơn dược là kiện tỳ ích khí sinh tân, bổ thận ích tinh chỉ di. Thương truật phối hợp với huyền sâm để tư âm giáng hoả, kiện tỳ, liễm tinh.

Toàn phương có tác dụng: tư âm thanh nhiệt, kiện tỳ ích khí, bổ thận cố tinh.

+Căn cứ vào nghiên cứu dược lý hiện đại, trùng phương cơ bản có: thương truật, hoàng kỳ, huyền sâm, sinh địa, mạch môn…đều có tác dụng hạ đường máu, hoạt huyết và kháng khuẩn rất tốt (có quan điểm dùng tạng để bổ tạng) (Lý Dục Tài, tạp chí Trung y Liên Ninh,1986).

4.2.  Theo báo cáo của Lý Kỳ dùng bài thuốc gồm:

+Sơn thù nhục, ngũ vị tử, đan sâm , mỗi vị đều 30g, hoàng kỳ 40g.

-Nếu thể âm hư dùng thêm “Sinh mạch tán” gia giảm.

-Nếu nhiệt thịnh dùng “Nhân sâm bạch hổ thang” gia giảm.

-Nếu khí hư thêm “Thăng hãm thang” gia vị.

-Nếu huyết ứ dùng hạ đường huyết thang (đan sâm, xích thược, hồng hoa, xuyên ngưu tất, mộc qua, quế chi). Trong thời gian uống thuốc không dùng tụy đảo tố (insulin), 1 tháng là 1 liệu trình. Tác giả nhận thấy: tỷ lệ điều trị có hiệu quả là 85% (theo Lý Thảo Lâm, tạp chí Trung y Liên Ninh ,1992).

4.3.  Bài thuốc Trương Mãnh Lâm:

Sao thương truật, sinh địa, ngọc trúc, mỗi vị đều 20 – 40g; sao bạch truật, thục địa, huyền sâm, mỗi vị đều 15g – 30g; hoài sơn, hoàng kỳ mỗi thứ đều 30 – 50g; bắc sa sâm 30 – 40g, ngũ vị tử 15 – 25g, tang phiêu tiêu 10 – 15g; mỗi ngày 1 thang sắc 3 lần, uống từ từ kiểu uống trà.

Bài  thuốc  trên  đã  điều  trị  cho  80  bệnh  nhân:  trước  điều  trị  có  glucoza  máu  = 10,08 – 15,68 mmol/l; sau khi uống thuốc 10 thang thì glucoza máu = 5,6 – 6,72 mml/l được 39 bệnh nhân; hạ đường từ glucoza máu = 8,4 – 9,52 mml/l được 41 bệnh nhân, các triệu chứng chủ yếu và đường niệu cũng được khống chế (báo Dược học Trung y, 1987).

4.4.  Theo tạp chí Trung y, 1997 (tài liệu của Trọng Thị Hoa):

+Bài thuốc gồm có: sinh hoàng kỳ 30g, sinh địa 30g, thương truật 15g, nguyên sâm 30g, cát căn 15g, đan sâm 30g.

+ Gia giảm:

-Nếu có biến chứng võng mạc, giảm thị lực thì gia thêm: xuyên khung, bạch chỉ, cúc hoa, thanh tương tử, cốc tinh thảo.

-Nếu biến chứng võng mạc xuất huyết thì gia thêm: đại tiểu kế, tây thảo, quỉ hoa, tam thất hoặc Vân Nam bạch thược.

-Nếu bước đầu có biến chứng thận thì dùng thuốc hạ đường máu là chính; nếu albumin tăng cao phải dùng: sinh hoàng kỳ và gia thêm: sơn dược, ích mẫu thảo, bạch mao căn, bạch hoa xà thiệt thảo. Nếu đái máu thì thêm: sinh hà diệp, sinh trắc bá, sinh ngải diệp, sinh địa du.

Nếu niệu ít thủy thũng thì thêm sa tiền tử, hạn liên thảo, tỳ giải, thạch vĩ. Nếu huyết áp cao thì thêm ngưu tất, tang ký sinh, hạ khô thảo, hoàng cầm, câu đằng hoặc dùng “Kỷ cúc địa hoàng hoàn thang” gia vị.

+Bệnh ở thời kỳ sau xuất hiện phù thũng, thường dùng “Phòng kỷ hoàng kỳ thang” hợp với “Lục vị địa hoàng thang” hoặc “Quế phụ địa hoàng thang” gia giảm.

-Nếu thiếu máu nghiêm trọng dùng “Sâm kỳ tứ vật thang” gia thêm: chế thủ ô, nữ trinh tử, tang thầm tử, kỷ tử, bạch truật, tiên cước thảo; nếu ure niệu tăng cao, rêu lưỡi nhờn thì dùng “Hương sa lục quân” gia thêm: xương bồ, phong lan, trúc nhự, phương phức hoa, đại xích thạch.

-Nếu có biến chứng huyết quản ngoại vi, tê nhức tứ chi thì thêm: quế chi, uy linh tiên, chế phụ tử, tế tân, khương hoạt hoặc tô mộc, lạc thông, lưu kỷ nữ, địa long, sinh sơn tra, xuyên sơn giáp.

-Nếu có biến chứng thần kinh ngoại vi thì thêm “Hợp phương tứ đằng tiên thang” (kê huyết đằng, lạc thạch đằng, hải phong đằng, câu đằng và uy linh tiên).

-Nếu có phúc tả thì phương thuốc trên bỏ: huyền sâm, sinh địa; gia thêm: thục địa, bạch truật, tô ngạnh, bạch chỉ, sinh ý dĩ, kha tử nhục, nhục đậu khấu, sơn dược, khiếm thực. Nếu nặng dùng “Tứ thần hoàn” hợp phương “Cát căn cầm liên thang” hoặc “Bạch đầu ông thang”.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*