Vị nham
(ung thư dạ dày)
1.Đại cương.
Vị nham là một loại u ác tính, phát sinh ở lớp tuyến thượng bì của niêm mạc dạ dày.
Đặc điểm lâm sàng: ở thời kỳ đầu thường là triệu chứng và thể bệnh không rõ ràng; ở thời kỳ giữa thường xuất hiện đầy đủ các triệu chứng, do vị trí dạ dày không cố định, di chuyển nhiều cho nên triệu chứng lâm sàng cũng khác nhau theo vị trí.
Điều trị có những khó khăn nhất định. Hiện nay YHHĐ phần nhiều xử trí bằng phẫu thuật thì có thể ổn định về lâm sàng 90%; ở thời kỳ giữa sau phẫu thuật cần phải phối hợp với hóa chất hoặc phóng xạ trị liệu. Tuy nhiên những phương pháp này đều có chống chỉ định và có tác dụng phụ nhất định.
Quan điểm YHCT thường mô tả vị nham trong các phạm trù “Vị quản thống, tích tụ…”.
Bản chất bệnh thuộc về bản hư tiêu thực, phương pháp trị liệu thường phải kết hợp chặt chẽ giữa phù chính với trừ tà, nhằm kéo dài đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Việc phối hợp dùng thuốc thảo mộc với phương pháp điều trị bằng hóa chất chẳng những nâng cao hiệu qủa điều trị mà còn giảm được nhiều tác dụng phụ do hóa chất gây nên, nâng cao công năng tạng phủ, công năng miễn dịch của cơ thể và nâng cao hiệu qủa điều trị.
2. Biện chứng luận trị.
- Những điểm chú ý trong biện chứng:
Đặc điểm của bệnh vị nham là “ Bản hư tiêu thực”. Tùy theo sự phát triển của bệnh có thể dẫn hư đến thực hoặc nhận thực dẫn đến hư hoặc hư – thực thác tạp. Trên lâm sàng không đơn thuần ở một thể hư chứng hay thực chứng. Khi điều trị, nguyên tắc cơ bản là phù chính – trừ tà hỗ tương kết hợp.
+ Phù chính bao gồm: kiện tỳ hòa vị, tu bổ can thận, bổ ích khí – huyết.
+ Trừ tà bao gồm: thanh nhiệt – giải độc, nhuyễn kiên tán kết, hoạt huyết hóa ứ.
Cần vận dụng linh hoạt hoặc bổ hư là chủ, phối hợp thêm 1 số thuốc trừ tà; hoặc trừ tà là chủ và chọn dùng thêm một số thuốc bổ hư, phù chính hoặc là tiêu bản đồng trị.
2.2. Biện chứng và phương pháp điều trị :
- Can vị bất hòa:
+ Hay gặp ở vị nham giai đoạn I và giai đoạn II (thời kỳ sớm). Vị quản khi đau, khi chướng đầy, khí uất bất thư tắc đông thống nặng thêm, chất lưỡi nhợt hồng, rêu lưỡi bạc trắng, mạch trầm huyền hoặc huyền tế.
+ Phương pháp điều trị: sơ can hòa vị, giáng nghịch chỉ thống.
+ Phương thuốc thường dùng: “Sài hồ thư can thang” hợp “bình vị tán” gia giảm.
2.2.2. Tỳ vị hư hàn:
+ Gặp ở vị nham, giai đoạn I, II. Vị quản đau âm ỉ liên tục, thích ấm, thiện án, đói thì đau nặng, hơi sốt, ăn kém, có khi nôn ra nước trong, gầy gò vô lực, nặng thì tay chân lạnh hoặc đại tiện nát, lưỡi bệu nhợt có hằn răng, mạch hư nhược hoặc trì hoãn.
+ Phương pháp điều trị: ôn trung kiện tỳ.
+ Phương thuốc: “Hoàng kỳ kiến trung thang”.
Nếu như hàn nặng, đau kịch liệt, bụng lạnh, nôn mửa có thể dùng “đại kiến trung thang” hoặc “lý trung hoàn”. Sau khi đau giảm có thể dùng “hương sa lục quân” để điều lý.
2.2.3. Nội trở độc ứ:
Thường gặp ở vị nham giai đoạn III, IV. Vị quản đau chói, hạ tâm hòn khối (bĩ) ấn đau hoặc nôn ra máu, đại tiện sắc đen, da khô sác, chất lưỡi xám tía hoặc có ban điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi căng đầy máu xám tía, mạch trầm tế hoặc sáp.
- Phương pháp điều trịị: giải độc hóa ứ.
- Phương thuốc: hợp phương “thất tiếu tán” và “đan sâm ẩm” gia giảm. Nếu chính khí bất túc có thể dùng “ điều doanh liễm can ẩm” gia giảm.
2.2.4. Vị âm hao hư:
Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn. Vị quản đau, miệng khô lưỡi ráo, sau khi ăn thì đau nặng hơn, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ ít tân, mạch tế sác.
+ Phương pháp điều trị: dưỡng âm tư vị.
+ Phương thuốc: hợp phương “nhất quán tiễn” và “thược dược cam thảo thang” gia giảm.
2.2.5. Khí – huyết song hư:
+ Thường gặp ở vị nham thời kỳ muộn, tổn thương phạm vi rộng (đau lan tỏa). Vị quản đau kịch liệt, hình thể gày gò, diện sắc vô hoa; má, mắt và mặt hư thũng, toàn thân vô lực, tâm quí khí đoản, đầu choáng, mắt hoa, ăn ít, không muốn ăn, thượng vị hòn khối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm tế vô lực hoặc kết hư đại.
+ Phương pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết.
+ Phương thuốc: “Bát chân thang” hoặc “thập toàn đại bổ ” gia giảm.
2.3. Biện chứng về pháp điều trị giai đoạn phản vị:
Tỳ vị hư hàn:
+ Sau khi ăn, quản phúc chướng đầy, buồn nôn hoặc nôn mửa; khi nôn thì dễ chịu, gầy gò vô lực, diện sắc thiểu hoa, lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng, mạch tế vô lực.
+ Phương pháp điều trị: kiện tỳ hòa vị, ôn dương tán hàn.
+ Phương thuốc: đinh hương thấu cách tán gia giảm.
2.3.2. Tỳ thận dương hư:
+ Ăn vào là nôn, không ăn được, sắc mặt xám trắng, tứ chi lạnh, lưỡi nhợt rêu trắng, mạch trầm tế.
+ Phương pháp điều trị: ôn bổ tỳ thận.
+ Phương thuốc: “Phụ tử lý trung (thang) hoàn” gia thêm: ngô thù du, đinh hương, nhục quế (sau phẫu thuật K dạ dày). Nếu có triệu chứng nôn (phản vị) cũng điều trị như trên. Điều trị sau phẫu thuật K dạ dày thường chú ý:
Kiện tỳ hoà vị: Dùng “lục quân tứ thang” gia vị, có thể dùng sau hoặc kết hợp với hóa trị liệu để điều trị K dạ dày.
ích khí kiện tỳ dưỡng bổ can thận, thuốc “bát chân thang” gia giảm.
Để lại một phản hồi