Cẩm nang y tế gia đình

Một số trường hợp y tế thông thường mà mọi người có thể tiến hành sơ cứu tại nhà:

[toc]

1. Đau đầu

– Trong y học, đau đầu là một triệu chứng bệnh thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.

– Một trong những nguyên nhân gây nhức đầu phổ biến là do thời tiết thay đổi, làm mạch máu trong đầu giãn ra gây nên hiện tượng nhức đầu.

– Sơ cứu:

+ Với các trường hợp đau đầu đơn giản (thay đổi thời tiết, môi trường, lo âu quá mức) có thể cắt cơn đau bằng Panadon Extra, giúp giảm nhanh cơn đau đầu

Liều dùng: Người lớn uống 1 viên/ lần, các lần uống cách nhau 4 – 6 giờ.

Lưu ý đây là thuốc dạng sủi, cần hòa vào nước. Thuốc gây tổn thương gan, không nên uống quá 5 viên/ ngày.

+ Nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng thần kinh

+ Các trường hợp đau đầu nặng, nguy hiểm (đau đầu dữ dội, kéo dài, có kèm nôn nhiều, mờ mắt, yếu chi thể..) cần đến viện để điều trị.

2. Sốt, cảm cúm người lớn

– Cảm cúm thông thường là nhiễm virus đường hô hấp trên, mũi và cổ họng.

– Các triệu chứng thường gặp: Sốt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho, hắt hơi, cơ thể đau nhức, có đau đầu nhẹ.

– Cảm cúm thường là vô hại, hầu hết mọi người phục hồi sau một tuần hoặc hai.

– Sơ cứu:

+ Để điều trị triệu chứng  có thể dùng Decolgen  (và nhiều thuốc khác nữa). Thuốc có tác dụng hạ sốt và khắc phục triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

Liều dùng: Người lớn uống 1 viên Decolgen 500 mg/ lần, mỗi lần cách nhau 4h

Lưu ý không nên uống quá 5 lần/ ngày, do tác dụng phụ gây tổn thương gan

+ Chuyển viện khám và điều trị với các trường hợp nặng

 

3. Sốt cao trẻ em

– Trẻ em thường sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau: viêm họng, mọc răng, cảm cúm…

– Trẻ dưới 5 tuổi sốt cao (> 39 độ) có nguy cơ co giật, rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời

– Sơ cứu:

+ Đặt trẻ nơi yên tĩnh, cho uống nước hoặc Oresol  để tránh mất nước cho trẻ

+ Chườm mát (32 – 34 độ) tại vị trí có mạch máu lớn (cổ, nách, bẹn)

+ Dùng miếng dán hạ sốt như Aikido, giúp hạ sốt nhanh, lại rất an toàn với trẻ

+ Nếu trẻ vẫn còn sốt có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại dành cho trẻ em (Paracetamol gói 80 hoặc 150 mg) nếu sốt cao.  Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ cần chú ý dùng liều thấp, liều cao có thể gây tác dụng phụ (tổn thương gan)

+ Hoặc dùng hạ sốt Paracetamol dạng viên đặt hậu môn (Efferagant 80mg) : Đặt 1 viên mỗi 4 – 6 giờ.

+ Chuyển tới viện khám với các trường hợp sốt kéo dài, sốt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm (co giật, thở khó, …)

4. Bụi mắt

– Bụi vào mắt là trường hợp hay gặp trong đời sống. Bụi có thể là đất, cát hay bọ, muỗi,…

– Sơ cứu:

+  Khi bụi vào mắt ta không nên dụi mắt (do dễ gây tổn thương thêm)

+  Không nên nhờ người khác thổi bụi (do trong nước bọt có nhiều vi khuẩn)

+ Dùng tay di nhẹ phía trên mi mắt để kích thích tiết nước mắt

+ Rửa mắt bằng nước sạch hoặc nhỏ mắt bằng nước nhỏ mắt sinh lý 

+ Các trường hợp nặng (đau nhức nhiều, thị lực giảm,..) cần đưa tới viện khám và điều trị

5. Ho

– Ho là triệu chứng hay gặp, Có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do viêm họng.

– Sơ cứu:

+ Điều trị triệu chứng bằng viên ngậm hoặc siro ho . Các loại thuốc này dùng an toàn cho trẻ nhỏ.

+ Các thuốc ho thông thường (terpin codein, Dextromethorphan) có chống chỉ định với trẻ nhỏ, cần hết sức cẩn thận

+ Các trường hợp ho kéo dài, điều trị không đỡ cần tới viện khám và điều trị.

6. Viêm răng, lợi

– Triệu chứng thường gặp: đau, nhức, sưng, tấy đỏ lợi, sốt cao, hơi thở có mùi hôi.

– Sơ cứu:

+ Trường hợp đau nhức nhiều, dùng giảm đau nhanh bằng Efferagan Codein 500 mg :

Người lớn: Efferagan Codein 500 mg x 1 viên pha nước, uống 4 – 6 giờ 1 lần.

+  Sử dụng kháng sinh đặc trị nhiễm khuẩn răng miệng: Rodogyl

Người lớn: Rodogyl x 4 viên, chia đều uống 2 bữa/ ngày, uống 5 – 7 ngày

+ Chuyển tới viện khám với các trường hợp nặng hoặc điều trị không đỡ

7. Vết thương chảy máu ngoài da

– Với các vết thương chảy máu chân, tay nhỏ có thể dùng miếng dán Urgo  cầm máu nhanh. Lưu ý sau khi dán cần tránh tiếp xúc với nước.

– Các trường hợp chảy máu nhiều cần sơ cứu:

+ Nếu không có dị vật thì dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt, băng lại, ủ ẩm và đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

+ Nếu có dị vật tại vết thương (dao, mảnh kính,..) thì không nên rút dị vật, tiến hành ép chặt mép vết thương, chèn băng gạc xung quanh nhưng không trùm lên và chuyển tới cơ sở y tế

8. Bong gân

– Thường bị trong khi lao động, thể dục, thể thao

– Triệu chứng thường gặp: Đau, sưng, bầm tím và hạn chế vận động khớp

– Điều trị cần thực hiện các bước: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, dùng băng thun băng ép và nâng cao chi. Trường hợp đau nhiều có thể uống giảm đau nhanh (Efferagant 1 viên hòa nước uống)

9. Sơ cứu bỏng

– Bỏng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Bỏng lửa, nước sôi, điện, hóa chất,…

– Sơ cứu bỏng cần dựa vào mức độ bỏng là bỏng nhẹ (đỏ da, phỏng nước vòm mỏng hoặc vòm dày, diện tích bỏng nhỏ) hoặc bỏng nặng (tổn thương bỏng sâu, diện tích bỏng lớn

– Sơ cứu với trường hợp bỏng nhẹ theo các bước:

      + Ngâm hoặc tưới tổn thương bỏng bằng nước mát 15 – 20 phút (không phải nước đá)

      + Bôi thuốc Sulfadiazin bạc với các trường hợp bỏng nhẹ, thuốc có tác dụng chống nhiễm khuẩn vết bỏng.

      + Băng bó vết thương tránh nhiễm trùng

      + Chú ý không làm vỡ các phỏng nước

– Với trường hợp bỏng nặng tiến hành ngâm tổn thương bỏng vào nước mát và chuyển ngay bệnh nhân tới viện.

10. Đau dạ dày

– Triệu chứng thường gặp là cảm giác đau, nóng rát vùng dưới xương ức, cảm giác đau tăng nhiều khi ăn đồ chua, cay

– Sơ cứu giảm đau nhanh: uống 1 gói Gastropulgite  . Thuốc có tác dụng trung hòa axit dịch vị nên có tác dụng giảm đau nhanh.

– Các trường hợp đau nhiều, dùng thuốc không đỡ cần đến viện khám và điều trị.

 

11. Nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống

– Thường xảy ra sau ăn đồ ăn ôi thiu, nhiễm bẩn, chế biến không tốt

– Triệu chứng: đau bụng quanh rốn, nôn và buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, có thể có sốt, người mệt mỏi

– Sơ cứu: Uống kháng sinh đường tiêu hóa Biseptol  uống 2 viên/ lần, 2 lần/ ngày

– Uống Oresol  để bù điện giải (1 gói pha 200ml nước đun sôi, để nguội)

– Các trường hợp nặng cần chuyển viện khám và điều trị.

12. Côn trùng đốt

– Thường gặp là các loại như kiến, muỗi, ong đốt,…

– Tại chỗ vết đốt thường sưng tấy, đau nhức.

– Sơ cứu: Tại chỗ có thể bôi kem Genpharmason .  Trường hợp dị ứng toàn thân  nặng thì uống thêm Loratadin (uống 1 viên/ ngày)

13. Mề đay, dị ứng

– Hoàn cảnh: Thường xuất hiện do ăn uống, tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng (ăn tôm, cua biển, …) Đặc biệt với những người có cơ địa, tiền sử dị ứng

– Triệu chứng: đỏ da, ngứa, nổi ban mề đay trên da. Các trường hợp nặng có thể có sưng mắt, phù môi, khó thở, đau bụng.

– Sơ cứu:

+ Dừng ngay việc tiếp xúc với dị nguyên

+ Tại chỗ da có thể bôi kem Genpharmason .

+ Uống thuốc chống dị ứng Loratadin (uống 1 viên/ ngày)

+ Các trường hợp nặng hoặc dùng thuốc không đỡ cần chuyển tới viện.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*