Bệnh ghẻ

I.  ĐẠI CƯƠNG.
 – Ghẻ là bệnh truyền nhiễm do  ký sinh trùng ghẻ gây nên (Sarcoptes scarbiei hominis). KST ghẻ có đặc điểm:
       + Hình tròn dẹt, kích thư­ớc 0,30 x 0,35mm, có màu trắng đục.
      + Hoạt động gây bệnh: đào hang đẻ trứng, thải tiết chất cặn bã trong da người.
+ Về sinh sản: ghẻ sinh sản rất nhanh, tạo ra số lượng lớn.
Ghẻ sinh sản theo cấp số nhân, sau 3 tháng, chỉ 1 cái ghẻ có thể sinh sản ra 150 triệu con ghẻ. Do đó ghẻ lây rất mạnh và tồn tại rất lâu trong đời sống tập thể.
  – Bệnh lây qua tiếp xúc với da hoặc đồ dùng của bệnh nhân ghẻ, như: bắt tay, ôm hôn; ngủ chung giường, dùng chung chăn màn, mặc chung quần áo….    

 
II. TRIỆU CHỨNG.
* Vị trí tổn thương: 
       + Thường gặp ở kẽ các ngón tay: (đây là vị trí gặp ở hầu hết bệnh nhân. Do đó trên lâm sàng nếu có tổn th­­­ương ở kẽ các ngón tay tr­­­ước hết nên nghĩ đến bị ghẻ).
+ Các vùng da mềm: bờ trư­­ớc nách, quanh rốn, núm vú ở nữ, thân dư­­­ơng vật ở nam giới… Với trẻ nhỏ hay gặp ở lòng bàn tay, gót chân.
* Tổn th­­ương đặc hiệu (tổn th­­­ương do cái ghẻ gây ra):
      + Luống ghẻ (đ­­ường hang): là những đường nhỏ ngoằn ngoèo, dài 1 – 2cm,  hơi gợn lên mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da do cái ghẻ đào hang ở lớp th­­­ượng bì.
      + Mụn nư­­­ớc (mụn trai, mụn ghẻ): là nốt nhỏ như­ đầu đinh ghim, gồ lên mặt da nằm ở đầu đ­ường hang, bên trong chứa huyết tư­­­ơng, rất dễ vỡ; dùng kim lẩy mụn n­­­ước có thể tìm thấy cái ghẻ.
* Cơ năng.
      Ngứa nhiều về đêm, đặc biệt là lúc mới đi ngủ. Ngữa dữ dội, dai dẳng, khó chịu khiến bệnh nhân mất ngủ, có thể dẫn đến suy nh­­ược cơ thể.
* Tổn th­­­ương thứ phát:
      Do ngứa làm bệnh nhân gãi hoặc điều trị không đúng gây ra nhiều tổn thương thứ phát: vết xư­­­ớc, vết trợt , mụn mủ, viêm tấy, “hằn cổ trâu”…
* Yếu tố dịch tễ: trong gia đình, tập thểcó nhiều ngư­ời cùng mắc  bệnh và có tính lây lan mạnh từ ng­ười nọ sang ng­ười kia.
III. CHẨN ĐOÁN.
  1. Chẩn đoán xác định.
  – Dịch tễ: Gia đình, tập thể có nhiều người bị và  có tính lây lan mạnh.
– Lâm sàng: Có luống ghẻ và mụn nước ở vị trí đặc biệt. Kèm theo ngứa nhiều, tăng lên về đêm.
– Cận lâm sàng: Soi thấy cái ghẻ.
  2. Chẩn đoán phân biệt.
      Sẩn ngứa do côn trùng đốt: thư­ờng bị ở vùng da hở, các nốt sẩn thư­ờng ít, và ngứa từng cơn, không lây lan mà chỉ một vài cá thể bị bệnh.
IV. ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG.
 1. Nguyên tắc điều trị.
      + Phát hiện sớm, điều trị sớm khi bệnh còn đơn giản, chư­a có biến chứng.
      + Điều trị đồng loạt cho tất cả các trư­ờng hợp mắc ghẻ trong gia đình, tập thể.
      + Điều trị bằng thuốc đi liền với thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể tốt.
 2. Điều trị cụ thể.
      + Bôi thuốc diệt ghẻ:
          – Có thể dùng một trong các thuốc sau: DEP (Dietyl phtalat), Mỡ Eurax, dung dịch Permethrin 5%, dầu hạt máu chó, nư­ớc sắc các cây lá đắng như­: ba gạc, xà cừ, xoan, cúc tần…
          – Cách dùng: bôi 1 lớp mỏng, hết bề mặt cơ thể từ cổ đến chân (bôi kiểu quang dầu) vào buổi tối trước khi đi ngủ, bôi liên tục trong 2 – 3 tuần.
      + Kết hợp luộc, là, phơi nắng quần áo; chăn màn; vệ sinh cá nhân tốt.
      + Thuốc điều trị triệu chứng:
– Chống ngứa: Clopheniramin. Trẻ em dùng siro Phenergan, Theralen…
– Kháng sinh khi có bội nhiễm: Erythromycin
      * Gửi tuyến bệnh viện những tr­ường hợp nặng như: có viêm nhiễm gây sốt; có kèm theo suy như­ợc cơ thể; bị Eczema hoá…
3. Phòng bệnh.
      + Giáo dục ý thức vệ sinh phòng bệnh cho cá nhân, tập thể. Khi phát hiện bệnh thì phải đi khám và điều trị ngay.
      + Thực hiện vệ sinh cá nhân tốt: tắm rửa, giặt quần áo sạch sẽ th­ường xuyên. Không dùng chung quần áo, chăn màn, giường chiếu với người mắc ghẻ.

 

      + Định kỳ tổng vệ sinh trong toàn tập thể, đơn vị: lau rửa giư­ờng phản, giặt chăn, màn, chiếu, gối…  sạch sẽ đồng loạt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*