Biện chứng Bát cương: Hàn – Nhiệt

Bát cương: Hàn – Nhiệt

1. Nội dung:

HÀN CHỨNG NHIỆT CHỨNG
Thuộc âm thịnh hoặc dương hư Thuộc âm hư hoặc dương thịnh
Lạnh, thích ấm Sốt, sợ nóng
Không khát Khát
Mặt xanh Mặt đỏ
Tay chân lạnh Tay chân nóng
Tiểu tiện trong dài Tiểu tiện ngắn đỏ
Đại tiện lỏng Đại tiện táo
Lưỡi nhạt, rêu trắng trơn ướt Lưỡi đỏ, rêu vàng
Mạch trầm trì Mạch sác
Điều trị: Ôn pháp Điều trị: Thanh pháp

2. Các hiện tượng khác:

2.1. Hiện tượng hàn nhiệt thác tạp:

Trên 1 bệnh nhân vừa có chứng nhiệt vừa có chứng hàn. Có thể có các hình thức: biểu hàn lý nhiệt, biểu nhiệt lý hàn, tạng phủ này hàn, tạng phủ kia nhiệt.

2.2. Hiện tượng chân giả:

Là hiện tượng triệu chứng của bệnh không phù hợp với bản chất, với nguyên nhân của bệnh. Có 2 hiện tượng sau:

– Hiện tượng chân hàn giả nhiệt: Do bên trong chứng âm hàn mạnh bức dương ra ngoài, hay là sự chuyển hoá hàn cực sinh nhiệt của bệnh tật.

Biểu hiện: Người nóng, mặt đỏ miệng khát, mạch phù (giả nhiệt) nhưng lại muốn đắp chăn ấm, muốn uống nước nóng, mạch tuy phù nhưng vô lực nước tiểu trong, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng (hàn). Hoặc nôn ỉa chảy cấp không cầm được, mạch vi muốn tuyệt (chân hàn) song mặt hơi đỏ, miệng khát không muốn uống nước, phiền táo giả nhiệt)…

– Hiện tượng chân nhiệt giả hàn: Do nội nhiệt thịnh khí dương bế tắc ở trong không toả ra tứ chi được còn gọi là nhiệt quyết hay dương quyết.

Biểu hiện: Bệnh nhân nặng có chân tay giá lạng, mạch trầm (giả hàn) cùng với người nóng không sợ lạnh mà sợ nóng, mạch trầm nhưng sác có lực, khát muốn uống nước lạnh, họng khô, nước tiểu đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô (chân nhiệt).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*