Viêm loét giác mạc

I- ĐẠI CƯ­ƠNG
1. Nhắc lại giải phẫu
+ Giác mạc là một màng trong suốt tiếp liền với củng mạc, hình tròn đ­ường kính 10 – 11 mm, chiếm 1/5 diện tích ở phần tr­ước của nhãn cầu.
+ Giác mạc không có mạch máu, đư­ợc nuôi dư­ỡng bằng sự thẩm thấu từ vùng kết mạc tiếp giáp, từ nư­ớc mắt và thuỷ dịch. Giác mạc có nhiều thụ thể thần kinh.
2. Nguyên nhân – điều kiện thuận lợi
+ Do chấn thương.
+ Do vi khuẩn thường bội nhiễm vi khuẩn sau một chấn thương.
+ Các nguyên nhân khác: viêm do vi rút (Herpes), nấm.
+ Điều kiện thuận lợi: hở mi, liệt cơ vận nhãn, sẹo, loét giác mạc.

II- TRIỆU CHỨNG
1. Cơ năng
– Đau mắt và xung quanh hố mắt nhức nhối, âm ỉ. Đau tăng khi có các tác động như­ ánh sáng, va chạm.
– Chói, sợ ánh sáng, chảy nư­ớc mắt nhiều.

– Dử mắt thường có khi viêm kết mạc kèm theo

– Nhìn mờ.
2. Triệu chứng thực thể
– Mắt sưng nề, khó mở mắt.
– Kết mạc ng quanh giác mạc phù nề xung huyết đậm (cương tụ rìa).
Giác mạc có ổ loét bắt màu thuốc nhuộm (Fluorescein, Bleuethylen)
Khoang tiền phòng có thể có ngấn mủ khi có biến chứng viêm mủ nội nhãn.
Đồng tử co, giảm phản xạ ánh sáng.
– Thị lực giảm
III- TIẾN TRIỂN
– Khỏi, thành sẹo ảnh hư­ởng tới thị lực.
– Loét sâu, hoại tử rộng đe doạ thủng hoặc thủng dẫn đến viêm mủ nội nhãn.
– Viêm mủ nội nhãn có khi phải bỏ mắt.
IV- ĐIỀU TRỊ (cần điều trị tại bệnh viện có chuyên khoa mắt).
1. Điều trị theo nguyên nhân
* Viêm loét giác mạc do vi khuẩn
+ Dùng kháng sinh dùng toàn thân kết hợp với tại chỗ theo kháng sinh đồ.
– Cefotaxime
Kết hợp nhỏ mắt dung dịch Gentamycin, Tobramycin.
+ Nơi có điều kiện kỹ thuật, có thể tiêm kháng sinh dưới kết mạc.
* Do vi rút Herpes
+ Tại chỗ nhỏ hoặc tra thuốc: Idoxuridine  0,1%, mỡ 0,5%, mỡ Zovirax 3%.
 + Toàn thân: Zovirax 200 mg  x  1viên/lần x 4lần/ngày x 5 – 7 ngày
* Do nấm
– Sporan
– Natacyn
– Dung dịch Lugol 5%. Chấm ổ loét hàng ngày.
2. Chống hoại tử
– Tiêm d­ưới kết mạc huyết thanh tự thân pha kháng sinh tiêm hàng ngày.
– EDTA  (Etyl – Diamin – Tetraacetat) 3% tra mắt.
3. Chống dính và giảm đau
– Atropin 1% tra mắt 1 lần /ngày.
– Chống phù nề: Serratiopeptidase, Alphachymotrypsin.
4. Tăng cường dinh dư­ỡng: Vitamin A, B2, C.
5. Loại trừ các yếu tố sang chấn
– Giải quyết lông quặm, lông xiêu, sạn vôi.
– Tạo hình điều trị hở mi.
6. Điều trị các biến chứng
– Sẹo giác mạc.

 

– Viêm mủ nội nhãn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*