Xét nghiệm máu có mấy loại? Giúp phát hiện bệnh gì?

Xét nghiệm máu có mấy loại
Xét nghiệm máu có mấy loại

1. Xét nghiệm máu là gì?

Xét nghiệm máu, hay xét nghiệm huyết học là xét nghiệm được thực hiện trên mẫu máu để đo hàm lượng một số chất nhất định trong máu hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau. Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để tìm các dấu hiệu bệnh hoặc các tác nhân gây bệnh, kiểm tra kháng thể hoặc các dấu hiệu của khối u hoặc để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị.

2. Xét nghiệm máu có mấy loại?

2.1. Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC)

Xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC), hay xét nghiệm máu tổng quát, là kiểu xét nghiệm máu phổ biến nhất. Trong các buổi kiểm tra sức khỏe định kỳ, khách hàng thường được yêu cầu xét nghiệm công thức máu toàn phần.

Xét nghiệm máu tổng quát có thể giúp phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn, chẳng hạn như thiếu máu, nhiễm trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu và rối loạn hệ miễn dịch. Xét nghiệm này đo lường nhiều phần khác nhau của máu.

2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu là một nhóm các xét nghiệm đo các hóa chất khác nhau trong máu. Xét nghiệm sinh hóa máu thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu. Các xét nghiệm có thể cung cấp cho bác sĩ thông tin về các cơ của bạn (bao gồm cả tim), xương và các cơ quan, chẳng hạn như thận và gan.

Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, cũng như xét nghiệm máu để đo chức năng thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.

3. Xét nghiệm máu để làm gì?

Xét nghiệm máu để kiểm tra nhóm máu và phát hiện rất nhiều bệnh như:

  • Bệnh về máu

Xét nghiệm máu tổng quát có khả năng phát hiện các bệnh về máu và các rối loạn liên quan đến thành phần trong máu, chẳng hạn như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu,… Các bệnh lý này được bác sĩ chẩn đoán qua các thông số xét nghiệm máu như:

Kiểm tra các tế bào hồng cầu: Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.

Kiểm tra các tế bào bạch cầu: Số lượng bạch cầu trở nên bất thường có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn hệ miễn dịch.

Kiểm tra các tiểu cầu: Mức tiểu cầu bất thường sẽ gây ra rối loạn chảy máu hoặc bệnh dễ tụ huyết khối.

Hemoglobin (Hb): Mức hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu, thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng thalassemia hoặc các rối loạn máu khác. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường, lượng đường dư thừa trong máu có khả năng liên kết với hemoglobin và dẫn đến tăng mức hemoglobin A1c (HbA1c).

Hematocrit (Hct): Hematocrit cao có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Mức hematocrit thấp có khả năng là dấu hiệu của thiếu máu. Sự bất thường đối với chỉ số Hct cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn về máu hoặc tủy xương.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV): Mức MCV bất thường có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu nói chung hoặc chứng thiếu máu cục bộ.

Kiểm tra gan
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng của gan
  • Kiểm tra chức năng của gan (SGOT, SGPT) và chức năng thận

Xét nghiệm máu đối với chức năng thận đo nồng độ ure máu (BUN) và creatinin. Cả hai thành phần này đều là những chất thải mà thận lọc ra khỏi cơ thể. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy hai thông số này bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc rối loạn chức năng thận như bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan…

  • Bệnh về đường huyết

Xét nghiệm máu cho biết lượng đường (glucose) có trong máu của bạn. Đường huyết vượt quá giới hạn có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường.

Đối với xét nghiệm máu có yêu cầu đo glucose, bác sĩ sẽ yêu cầu người thực hiện phải nhịn ăn trước khi lấy máu để đo đường huyết lúc đói. Ngoài ra, một số xét nghiệm đường huyết khác được thực hiện sau bữa ăn hoặc bất kỳ lúc nào mà không cần chuẩn bị trước.

  • Rối loạn mỡ máu (cholesterol, triglycerid, HDL-C)

Xét nghiệm máu giúp bác sĩ xác định được nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở bệnh nhân thông qua các thông số xét nghiệm máu liên quan đến cholesterol:

Nồng độ cholesterol xấu: Gây ra tắc nghẽn trong lòng mạch máu, gây xơ vữa động mạch.

Nồng độ cholesterol tốt: Làm giảm tình trạng tắc nghẽn trong động mạch.

Triglyceride: Là một loại chất béo có trong máu.

Nồng độ cholesterol và triglyceride bất thường cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành. Đối với xét nghiệm máu để tìm các thành phần này, người thực hiện sẽ cần phải nhịn ăn từ 9 – 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo độ chính xác.

  • Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym

Enzym giúp kiểm soát và xúc tác cho các phản ứng hóa học trong cơ thể. Xét nghiệm kiểm tra enzym trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán cơn đau tim.

Bên cạnh đó xét nghiệm máu có thể phát hiện bệnh Gout, HIV, kiểm tra xem thuốc đang dùng có tác dụng không và các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,…

3. Quy trình xét nghiệm máu

3.1 Trước khi xét nghiệm máu

Tránh ăn trước khi xét nghiệm máu
Một số loại xét nghiệm máu người bệnh phải tránh ăn trong tối đa 12 giờ

Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn cụ thể bạn cần tuân theo trước khi làm xét nghiệm. Tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, bạn phải tuân thủ các hướng dẫn vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, do đó việc xét nghiệm có thể phải trì hoãn hoặc lặp lại:

  • Tránh ăn hoặc uống (trừ nước lọc) trong tối đa 12 giờ.
  • Ngừng dùng một loại thuốc nhất định.

3.2 Quy trình xét nghiệm máu

Các xét nghiệm máu hầu hết chỉ mất vài phút để hoàn thành. Quá trình rút máu có thể rất nhanh từ 5 đến 10 phút nếu tĩnh mạch dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận. Xét nghiệm máu thường gồm lấy mẫu máu từ mạch máu ở cánh tay. Các mẫu máu ở trẻ em thường được lấy từ đầu ngón tay áp út.

  • Bước 1: Bác sĩ buộc xung quanh cánh tay một dây quấn để làm dòng máu chảy chậm lại và làm cho tĩnh mạch nổi rõ hơn, giúp việc lấy máu được dễ dàng.
  • Bước 2: Bác sĩ hoặc y tá lau sạch vùng da bằng chất khử trùng trước khi lấy mẫu máu.
  • Bước 3: Bác sĩ đưa một kim tiêm gắn vào ống tiêm hoặc ống chứa đặc biệt vào tĩnh mạch. Ống tiêm được sử dụng để rút mẫu máu. Bạn có thể cảm thấy ngứa hoặc châm chích khi kim đi vào, nhưng không gây đau đớn.
  • Bước 4: Khi lấy mẫu xong, kim tiêm sẽ được rút ra. Bác sĩ, y tá áp một miếng bông chặt trên da một vài phút.
  • Bước 5: Băng vết thương nhỏ để giữ cho nó sạch sẽ.
  • Bước 6: Sau khi lấy máu, mẫu máu được đưa vào chai có dán nhãn tên và chi tiết của bạn. Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc thử nghiệm với hóa chất, tùy thuộc vào yêu cầu kiểm tra.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*