Triệu chứng và điều trị viêm phổi cấp

 

I. Đại cương

     1. Định nghĩa:

Viêm phổi cấp là quá trình viêm cấp tính gây tổn thương đông đặc nhu mô phổi do nhiều nguyên nhân (nhiễm trùng và không nhiễm trùng) .

     2. Phân loại:

– Viêm phổi cộng đồng: là viêm phổi mắc phải ở cộng đồng, ngoài bệnh viện, gồm 2 loại:

. Viêm phổi điển hình: thường do phế cầu khuẩn và do các vi khuẩn khác.

. Viêm phổi không điển hình: Thường do virut hoặc Mycoplasma P.

– Viêm phổi mắc phải ở Bệnh viện: là viêm phổi mắc ở bệnh viện sau 72 giờ kể từ khi nhập viện. Nguyên nhân do tiêm truyền,  do máy hút hoặc thở máy…gây lây truyền bệnh

– Viêm phổi ở người suy giảm miễn dịch: Thường trầm trọng, dễ tử vong.

– Các loại khác: viêm phổi thời chiến, viêm phổi ở các vùng đặc biệt…

 

II. Triệu chứng:

     1. Viêm phổi điển hình do phế cầu:

– Nguyên nhân do phế cầu khuẩn Gr(+) (Streptococus.P.) cư trú ở họng .

– Khi người bị suy giảm sức bảo vệ đường thở, vi khuẩn xâm nhập vào phế nang do cơ chế hút và lan tràn gây viêm phổi thuỳ cấp tính, tổn thương tiến triển qua 3 giai đoạn: xung huyết, can hoá đỏ, can hoá xám.

– Lâm sàng điển hình là có cơn sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, có mụn Herpet quanh môi. Sau 2-3 ngày thấy đau chói ngực khu trú, ho đờm màu rỉ sắt, khó thở. Khám phổi thấy hội chứng đông đặc điển hình (rung thanh tăng, gõ đục, rì rào phế nang giảm, có thể có tiếng thổi ống và ran nổ); xét nghiệm máu BC tăng, N tăng, Xquang có mờ thuần nhất thuỳ phổi. Cấy máu và đờm có thể tìm được phế cầu khuẩn. Xét nghiệm điện di miễn dịch đối lưu (+) tính hoặc PCR ở máu và đờm (+) tính .

 

     2. Phế quản-phế viêm:

– Nguyên nhân thường do liên cầu khuẩn sinh mủ (Streptococus Pyogenes). Thường kèm theo viêm họng. Bệnh hay xuất hiện ở trẻ em và người già, cơ địa suy giảm miễn dịch. Sau nhiễm virut: cúm, sởi, thuỷ đậu… Tiến triển nặng dễ tử vong .

– Do suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở và sức miễn dịch, nên vi khuẩn lan tràn nhanh chóng từ viêm phế quản, lan đến các tiểu thuỳ phổi, gây ra tổn thương đông đặc rải rác 2 bên phổi .

– Lâm sàng: Khởi phát thường  có mệt mỏi cảm cúm , sau đó đột ngột sốt cao, khó thở, ho khan hoặc có đờm, tức nặng ngực. Đôi khi trở nên suy hô hấp. Khám phổi có nhiều ran rít, ran ngáy, ran ẩm, ran nổ tập trung nhiều ở vùng liên sống bả 2 bên.

– Xquang: Có hình ảnh viêm phổi đốm, đó là những nốt mờ xen kẽ hình mạng lưới, đối xứng 2 bên rốn phổi .

 

     3.Viêm phổi do virus:

Xuất hiện thường từ từ và thường xảy ra trong một vụ dịch (dịch cúm). Khởi phát bằng hội chứng viêm long đường hô hấp trên (hắt hơi xổ mũi, nhức đầu, đau mỏi cơ khớp.). Sau đó ho khan hoặc ít đờm, khó thở, đôi khi giống như viêm phế quản cấp. Khám phổi có hội chứng đông đặc không điển hình: gõ không rõ vùng đục, chủ yếu nghe thấy ran nổ khu trú hoặc rải rác. Đôi khi có ran rít hoặc ran ngáy

– Xét nghiệm: bạch cầu thường giảm < 5000/mm3, lymphocyte tăng, máu lắng tăng, phản ứng mantoux âm tính, Xquang mờ nhạt tương đối thuần nhất, khu trú hoặc lan toả. Nếu do virus cúm H5N1 thường tiến triển nhanh, phổi mờ toàn bộ thành đám, nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp.

III. Chẩn đoán:

Cần căn cứ các đặc điểm sau:

1. Viêm phổi do phế cầu:

– Hội chứng nhiễm trùng cấp tính đột ngột

– Đau ngực khu trú, ho đờm màu rỉ sắt

– Hội chứng đông đặc điển hình

– Xquang mờ thuần nhất thuỳ phổi

2. Phế quản phế viêm:

-Hội chứng nhiễm trùng cấp tính nặng, xảy ra ở người có suy giảm miễn dịch (trẻ em, người già)

– Hội chứng suy hô hấp

– Nghe phổi có ran rít, ngáy, ran nổ, vùng liên sống bả 2 bên

– Xquang hình ảnh viêm phổi đốm

3. Viêm phổi do virus:

– Thường xuất hiện trong một vụ dịch

– Hội chứng viêm long đường hô hấp

– Hội chứng phế quản + hội chứng đông đặc không điển hình

– Bạch cầu giảm, phản ứng mantoux âm tính

IV. Điều trị:

Đối với các loại viêm phổi này đều rất nặng, xử trí ở tuyến trước cần hết sức nhanh chóng, nếu không đỡ sau 1-2 ngày phải chuyển ngay từ tuyên tỉnh trở lên.

     1. Viêm phổi cấp do phế cầu:

– Kháng sinh 2-3 tuần, dùng một trong các thuốc sau:

   . PenixilinG   2-4 triệu UI/ngày tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch.

   . Hoặc Amoxilin 0,5g x 4 viên/ ngày + Erythromycin 0,25g x 4 viên/ ngày

   . Hoặc Cephalosporin III, hoặc nhóm Macrolid… .

– Truyền dịch, an thần, trợ tim, vitanmin. nếu sau 2-3 ngày không đờ cần chuyển tuyến trên ngay.

 

     2. Phế quản phế viêm:

– Kháng sinh: Dùng như đối với viêm phổi do phế cầu, nhưng Penixilin có thể dùng 6-8 triệu UI/ngày, tiêm hoặc truyền TM.

– Corticoid: Solumedrol 40-80mg /ngày, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch hoặc prednisolon5mg x 6 viên/ ngày uống sau ăn và giảm dần (cứ 4 ngày giảm 1 viên).

– Theophylin 0,10g x 2-3 viên/ ngày khi có khó thở rít

– Cycloferon 0,15g x 4 viên/ ngày, uống các ngày: 1-2-4-6-8-11-14-17-20-23

– Khi thấy có biểu hiện khó thở tăng, tím tái điều trị 1-2 ngày không đỡ cần chuyển ngay tuyến trên

 

     3. Viêm phổi do virus:

    Chủ yếu là truyền dịch, trợ tim và dùng cycloferon theo liệu trình trên. Trong 1-2 ngày thấy tình trạng sấu dần, nghi dịch cúm gà cần chuyển tuyến trên ngay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*