Vị thuốc thảo quả và nhục đậu khấu

THẢO QUẢ CÙNG NHỤC ĐẬU KHẤU

Công hiệu khác nhau

Thảo quả vị cay, tính nhiệt, bạo liệt khí trọc – Thiên về tỳ, chữa ôn táo tỳ hàn, táo thấp, hóa trọc, trừ đàm, ngược. Nhục đậu khấu vị cay, tính ôn, thiên về tỳ kiêm đại tràng, ôn trung, tán hàn, táo thấp lực không bằng thảo quả. Nhưng hay hạ khí ở ruột, nhuận thận, chỉ tả. Nó là thuốc của trung hạ tiêu vậy. Cùng với thảo quả chuyên chủ trị trung tiêu, nhưng có khác nhau.

Chủ trị khác nhau

1.    Thảo quả dùng cho trung tiêu trị hàn thấp, hoặc đàm ẩm các chứng

Nhục đậu khấu chủ trị các chứng trung tiêu hư hàn, khí trệ. Thảo quả, ôn táo ở tỳ hàn, táo thấp, hóa đàm, trung tiêu bị hàn thấp, hoặc đàm ẩm tích tụ bên trong, bụng lạnh, đau, đàm ẩm bĩ và đầy là cho vị sinh ấu thổ, nên dùng ngay thảo quả. Như bài Thảo quả bình vị tán gồm: thảo quả, thương truật, hậu phác, trần bì cam thảo. Lại như “Nhân tề trực chỉ phương” trị tùy thống trướng mãn, kíp dùng ngay thảo quả nhân uống với ruợu.

Nhục đậu khấu ôn trung hạ khí. Nếu tràng, vị hư hàn khí trong bụng trướng  mãn không thấy đói hay nôn mửa, nên chọn ngay nhục đậu khấu.

Như “Thánh huệ phương” bài đậu khấu hoàn gồm nhục đậu khấu, mộc hương, hà tử, chu sa, nhân sầm, sạ hương – trị tiểu nhi tỳ vị khí nghịch, nôn mửa luôn không dừng. “Thánh tế tổng lục” Bài nhục đậu khấu hoàn trị tỳ vị hư nhược, vật lạnh ăn vào tích trệ, dưới rốn rất đau, ăn uống không biết ngon, phải dùng nhục đậu khấu phối hợp với nhân sâm, đương quy mộc hương, bào khương, hoàng liên.

2.    Thảo quả chuyên trị sốt rét (ngược tật) ôn dịch Nhục đậu khấu chuyên trị hư tả, lãnh lỵ

Thảo quả táo thấp, hóa độc, ôn tỳ, tán hàn chuyên trị tỳ hàn, hoặc thấp trọc nội phục của chứng ngược tật hoặc ôn dịch. Như “Tế sinh phương” bài thảo phụ thang gồm thảo quả nhân, phụ tử, gia gừng, táo cho nước sắc thang thuốc uống. Trị chứng tỳ hàn,sốt rét không khỏi, hàn nhiều, nhiệt ít, mặt xanh, không muốn ăn, hoặc đại tiện đường tiết, tiểu tiện nhiều.

“Từ ấu tân thử” Bài thào quả ẩm gồm thảo quả, thường sơn, chi mẫu, ô mai, binh lang, cam thảo xuyên sơn giáp, sắc thang uống, để chữa chứng sốt rét, trong vị có hàn đàm.

“Ôn dịch luận” có bài Đạt nguyên ẩm, gồm binh lang, hậu phác, thảo quả nhân, tri mẫu, thược dược, hoàng cầm, cam thảo. Trị bệnh ôn dịch mới mắc phải. Biểu hiện trước sợ rét, sau phát nóng, đầu và thân thể đau mỏi.

Nhục đậu khấu ôn tỳ, ấm vị, cố lịch đại tràng, thích nghi dùng chữa hư tả, lãnh ly. Như “Tục truyền tín phương” Bài trị tỳ tiết khí lợi dùng nhục đậu khấu sao làm tử (!) dùng nước gạo cũ uống. “Thánh tế tổng lục”. Bài nhục đậu khấu tán dùng nhục đậu khấu, nước gừng tươi uống trị bệnh tiết tả không dứt, dạ dầy kêu óc ốc, bụng đau.

Thảo quả có thể chữa được bệnh ăn phải các chất độc. Đậu khấu lại hay làm tan biến nốt ruồi.

“Bản kình phùng nguyên” nói Thảo quả, giải được bệnh ngộ độc vì ăn cá. thịt lợn có các chất độc. Nếu bệnh nhẹ thì sinh nôn mửa, đi ỉa, đau bụng. Cấp tốc dùng ngay một vị thảo quả phối hợp với sinh khương, tô diệp để chữa.

Nhục đậu khấu, ngoài việc đừng ma sát cục bộ, còn có khả năng tiêu được các nốt ruồi.

Sử dụng đặc thù khác nhau

“Trừu hậu pháp”. Muốn tránh mũi hối thối, để cho miệng thơm, dùng nhục đậu khấu và tế tân tán nhỏ ngậm.

Lâm sàng báo kinh nghiệm: Nhục đậu khấu trị được nốt ruồi. Dùng một vị nhục đậu khấu, xát nhiều lần vào nốt ruồi tự biến hết.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*