Vị thuốc ma hoàng và quế chi

MA HOÀNG CÙNG QUẾ CHI

Công dụng khác nhau

Ma hoàng và quế chi đều là vị thuốc có khả năng phát tán được phong hàn. Nhưng ma hoàng sở trường làm ra mồ hôi qua lỗ chân lông, giải biểu, lực rất mạnh, còn có khả năng vào phổi, bình được suyễn, và lợi tiểu tiện.

Quế chi sở trường dùng thông bế, giải cơ, phát hãn, lực chậm hoãn, và cũng có khả năng bổ tim, thông kinh mạch, thủy khí.

Chủ trị khác nhau

1.    Ma hoàng dùng phát hãn những chứng bệnh thực. Quế chi phát hãn ở những bệnh hư hàn.

Ma hoàng tính vị cay, ôn, phát hãn, giải biểu mạnh dùng khu trừ phong hàn ở biểu thực chứng như phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi nhức đầu, mình mẩy đau, như bài ma hoàng thang.

Quế chi tính vị cay, ngọt, ôn, phát hãn giải cơ, điều hòa doanh vệ. Cùng phối hợp với ma hoàng trừ được phong hàn thực chứng ở ngoài biểu. Càng có khả năng sơ tiết được tà ở cơ giải độc ở ngoài biểu, tự nhiên ra mồ hôi là hư chứng. (như thương hàn luận) bài quế chi thang trị kinh thái dương bị trúng phong, đầu nhức phát nóng, ra mồ hôi, sợ gió, mũi khô, mạch phù hoãn.

2. Ma hoàng sở trường trị bệnh phổi, khởi ho, bình suyễn. Quế chi sở trường ở tim, chữa bệnh bụng tê liệt, tim đập mạnh, sợ hãi.

Ma hoàng vị cay, tính ôn, hay dùng chữa phổi như khỏi ho, bình suyễn không kể nội thương hay ngoại cảm. Bệnh nội thương ở phế khí cũng dùng được cho nên chữa được ho suyễn, như bài ma hạnh thạch cam thang. Trị phong hàn, ho, suyễn dùng bài Tam nữu thang (ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo).

Quế chi thông dương, bổ tâm, cho nên chữa được bệnh hung tý, đau tim, tim đập mạnh, sợ hãi.  Như “Thương hàn luận” nói: quế chi, cam thảo thang chữa bệnh ra mồ hôi quá nhiều, tâm dương bất túc. Bài quế chi, cam thảo, long cốt, mẫu lệ thang trị bệnh tâm dương bị thương tổn, phiền muộn, táo bón, không yên lành, và các chứng suy nhược thần kinh, thường thường lo âu buồn bã.

3. Ma hoàng khai quỷ môn, cho ra mồ hôi là thuốc của phổi, trị bệnh thủy thũng đưa lên. Quế chi có tính năng thấp dương (do thấp được dương khí bốc lên hóa khí), Do đó có thể hạ thấp được thủy thũng.

Ma hoàng là thuốc của phổi chủ yếu cho ra mồ hôi, lợi thủy, chữa bệnh phù thũng. Như “Kim quỹ yếu lược”  có nói “Bệnh phong thủy ố phong (phù thủy sợ gió) toàn thân phù thũng, mạch phù mà huyết kiết, tự ra mồ hôi không nóng lắm, phải dùng bài “Việt tỳ thang” mà chữa, hoặc dùng bài “Lý thủy cam thảo ma hoàng thang”, cũng chữa được bệnh đó. Nếu mạch trầm nên dùng bài “Ma hoàng, phụ tử Thăng ma” để chữa.

Quế chi tính ôn dương là thuốc chủ yếu hóa khí, lợi thủy, như “thương hàn luận” có bài Ngũ linh tán trị bệnh bàng quang đầy nước, tiểu tiện không lợi, sinh ra phù thũng.

“Y thuần châm nghĩa” có bài quế linh, thần, truật thang (quế chi, phục linh, bạch truật, thương truật, trần bì, hậu phác, sa nhân, ý dĩ, bán hạ, sinh khương. Trị bệnh uống nước nhiều, nước dẫn ra bàn chân tay, toàn thân phù thũng thân thể nặng nề không có lực.

4.    Ma hoàng chữa bệnh ung thư.Quế chi dùng chữa bệnh kinh nguyệt không đều

    Ma hoàng cay tán, ôn và thông lợi có thể chữa bệnh hàn khí ngưng tụ sinh âm thư (ung thư) (Như “Ngoại khoa toàn sinh tập” có bài Dương hòa thang gồm thục địa hoàng, bạch giới tử, cao lộc nhung, thán khương, ma hoàng, nhục quế, sinh cam thảo) nhất thiết trị bệnh âm thư, thiếp cốt thư, lưu chú (do độc tà phát sinh ở tầng gây mủ), bệnh trúng phong, hạc tất.

Quế chi thấp kinh tán hàn, thông huyết mạch. Chữa máu lạnh ngưng trệ sinh ra kinh nguyệt không đều. Như “Kim quỹ yếu lược” có bài thấp kinh thang gồm ngô thù du, đương quy, xuyên khung, thược dược, nhân sâm, quế chi, a giao, mẫu đơn bì, sinh khương, cam thảo, bán hạ, mạch môn đông) trị bệnh huyết ứ, trở trệ, kinh nguyệt lâm ly (ra rỉ không ngừng) buổi chiều phát nóng, bụng dưới đau cấp, bụng đầy.

Đặc thù sử dụng khác nhau

Ma hoàng phối hợp với các vị thuốc đáng hàn cơ thế dùng để tán hỏa. Như “ngân hải tinh vi” có bài thất bảo tẩy tâm tán gồm đương quy, xích thược, đại hoàng, hoàng liên, chi tử, ma hoàng, kinh giới tán nhỏ, trị bệnh tâm kinh thực hỏa, mắt thường đỏ, mắt nhìn không chính xác “ngoại khoa chính tông” có bãi thất tĩnh kiếm (gồm dã cúc hoa, sương nhi đầu, hy thiêm thảo bán chi liên, tử hoa địa đinh, ma hoàng. Tử hà sa, dùng rượu tốt ngâm uống. Trị các chứng mụn nhọt mới mọc, sọ rét, thích nóng hay nôn mửa, thân thể mụn nhọt, lở đau bất thường, tâm phiền làm cho táo bón, có lúc tâm thần lơ mơ.

Quế chi hạ khí. Như “Kim quỹ yếu lược” có bài “Quế chi sinh khương chi thực thang” trị trong lòng bỉ, các chứng nghịch, tim đau, dùng quế chi, sinh khương, chỉ thực. Quế chi bổ trung. Như “Kim quỹ yếu lược” có bài tiểu kiến trung thang, chữa bệnh hư lao lý cáp, tim đập mạnh, sợ hãi, bụng đau, mộng tinh thất tinh, tứ chi đau mỏi, chân tay buồn bã miệng ráo, yết hầu khô, dùng quế chi, cam thảo, đại táo, thược dược, sinh khương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*