Vị thuốc cát căn và hà diệp

CÁT CĂN CÙNG HÀ DIỆP

Công dụng khác nhau

Cát căn cùng Hà diệp đều là thuốc thanh nhiệt, đều có tác dụng thăng phát dương khí

Nhưng cát căn thiên về thanh nhiệt ở dương minh kinh, hà diệp thiên về giải thử nhiệt.

Cát căn thăng đề khí tỳ vị, lực nó hòa hoãn. Hà diệp không những không thăng dương khí tỳ vị, mà thiên về nhập vào can, để thăng khí của can, mật, lực của nó lại mạnh.

Ngoài ra Cát căn còn giải cơ chữa bệnh co giật, sinh tân, chỉ khát. Hà diệp lại vào được huyết phận, khử được ứ huyết và cầm máu.

Điều trị khác nhau

1.    Cát căn chủ trị ngoại cảm ngoài biểu. Hà diệp chủ trị bệnh nắng nóng cuối mùa hè. Cát căn chủ trị các chứng bệnh ngoại cảm. Hà diệp chủ trị thử nhiệt cuối mùa hè.

2.    Cát căn trị tiêu khát. Hà diệp trị dương thủy.

Cát căn không những dùng chữa bệnh nóng, tân dịch thương tổn, miệng khát, mà còn làm cho hết tiêu khát. Hà diệp “sinh phát nguyên khí, bổ trợ tỳ vị, tán ứ huyết, tiêu thủy

thũng cho nên chữa được dương thủy. 

3.    Cát căn chữa bệnh co giật. Hà diệp chữa chứng xuất huyết.

Hà diệp thiên về vào huyết phận, có công dụng hòa tan ứ cầm huyết; dùng chữa chứng xung huyết, xuất huyết. Như “Quy nhập lương phương”, bài tú sinh hoàn (gồm các vị sinh hà diệp, sinh ngải diệp, sinh bách diệp, sinh địa hoàng) trị bệnh thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam). “Kinh nghiệm hậu phương” Trị thổ huyết, nục huyết: dùng Hà diệp sấy cho khô vò nhỏ, dùng hai thìa nước cơm uống. “Cương mục” trị băng trung hạ huyết: Hà diệp sấy nghiền nhỏ, bồ hoàng, hoàng cầm tán mịn, lúc đói uống với rượu.

4.     Cát căn chủ bệnh tim. Hà diệp chữa đấm đá vào nhau bị thương.

Hà diệp hóa ứ, cơ thể dùng chữa vết thương đấm đá nhau bị tổn thương. Như “kinh huệ phương”. Trị vết thương đấm đá nhau, chữa ác huyết, đau đớn phiền muộn dùng Lá Hà diệp sấy khô , sấy cháy để hết khối nghiền nhỏ, Trước khi ăn lấy nước tiểu trẻ nhỏ còn nóng một bát con, ngày uống ba lần mỗi lần 3 thìa.

5.    Cát căn chữa bệnh khí hư hạ hãm của tỳ vị gây ra ỉa chảy lâu ngày, bệnh lỵ lâu ngày. Hà diệp trị thực tích, bĩ trệ ở tỳ, không thăng đề lên được, khó chịu.

Cát căn và Hà diệp đều có tác dụng chữa bệnh ỉa chảy lâu ngày, bệnh lỵ lâu ngày, bệnh thoát giang. Nhưng Cát căn chủ trị thăng đề nguyên khí ở tỳ vị, cho nên chữa được bệnh ỉa chảy lâu ngày, bệnh lỵ lâu ngày càng hay.

Như bài Thất vị bạch truật tán trị bệnh ỉa chảy lâu ngày: gồm Cát căn, hoàng cầm, hoàng liên, trị các bệnh hạ lợi không khỏi.

Hà diệp chủ yếu vào gan, thanh khí ở can đởm để thông tỳ khí thì ngăn được bệnh ỉa chảy. Tỳ thổ mạnh lên, tỳ mạnh thì hết thực tích và các chứng bĩ trệ.

Như “Lan thất bí tàng” bài mộc hương, can khương, chỉ truật hoàn (gồm mộc hương, can khương, chỉ thực, bạch truật tán nhỏ, Hà diệp sấy khô, làm thành viên bằng hột ngô

to) trị hàn ngưng, phá khí trệ, tiêu thực tích. Chỉ truật hoàn (chỉ thực, bạch truật tán nhỏ) lá sen (Hà diệp) lấy cơm làm thành viên để trị bệnh bĩ, tiêu thực, làm cho dạ dầy mạnh.

Bài quất bì chỉ truật hoàn (quất bì, chỉ thực, bạch truật, tán nhỏ, hà diệp, hoàn bằng cơm, để chữa bệnh nguyên khí hư nhược, ăn uống không tiêu, hoặc tạng phủ không điều hòa, trong lòng phiền muộn.

Đặc thù sử dụng

“Chứng trị hoài thăng” bài cát căn thang (cát căn, bối mẫu, mẫu đơn bì, mộc phòng kỷ, phòng phong đương quy, xuyên khung, phục linh, quế tâm trạch tả, cam thảo độc hoạt, thạch cao, nhân sâm, các vị đều mỗi vị ba lạng, dùng nước sắc chia làm ba lần uống. Trị

lâm nguyệt từ giản? (Triệu chứng giống động kinh ở người có thai 6-7 tháng).

“Tế sinh phương” Cát căn thang: Cát căn ba lạng chỉ thực (sao), đậu kỹ mỗi vị một lạng, trích cam thảo nửa lạng, giã nhỏ, mỗi lần uống 4 đồng, dùng nước chiêu đi. Chữa bệnh tửu đảm. Do uống rượu nhiều gây vàng da.

“Dương y đại toán” bài Cát căn thang: Cát căn 2 đồng cân, xích thược dược 1 đồng rưỡi, sinh phục linh, cam thảo, mỗi vị năm phân, dùng nước sắc uống, trị bệnh đau răng. Lâm sàng bảo rằng: cát căn trị các bênh tim. tim đau như bị văn lạ. Dùng Cát căn tẩm rượu thái thành miếng, mỗi ngày ăn từ 6 đến 12 miếng, ngày 2 đến 3 lần. Đã xét kinh nghiệm 71 ca, nhất định khỏi. Khẩu phục Cát căn (tổng hoàng) ngày uống 2 đến ba lần mỗi lần 20 gr, phối hợp với dùng sinh tố E chữa bệnh điếc mới phát sinh, nhất định khỏi.

Lâm sàng bảo rằng: Dùng Hà diệp chữa bệnh mỡ trong máu mới phát, có kết quả đạt 91,3%.

Năm ấy lấy Hà diệp, phơi khô, giữ gìn khi dùng đến. Nó là một vị thuốc cũng như hà diệp, thái ra, cho nước vào đun nhỏ lửa hai lần, mỗi lần từ hai đến ba khắc. Đun hai lần nó tiết ra một thứ nước đặc. Đề phòng tễ thuốc hư hỏng thì nồng độ phải 120 hao thăng/một cân Hà diệp. Mỗi ngày uống hai lần mỗi lần 20 gr. Hai mươi ngày là một đợt uống thuốc.

“Kinh nghiệm lương phương” trị thoát giang không co vào được, dùng hà diệp khô sấy khô, nghiền nhỏ, uống với rượu mỗi lần 2 đồng. Lấy lá Hà diệp non mà ngồi lên.

“Bản thảo cương mục” hướng dẫn cách chữa bệnh thương hàn sau khi đẻ (sản lậu) máu ra gần chết, dùng hà diệp, hồng hoa, khương hoàng các vị bằng nhau sao nghiền nhỏ, lấy nước tiểu trẻ con (đồng tiện) để uống.

“Trích huyền phương” trị bệnh xích du hỏa đạn dùng lá Hà diệp non giã nát nhừ, cho muối vào để bôi. “Tập nghiệm phương” trị lở sản sinh ngứa. Dùng Hà diệp khô đun nước rửa sẽ khỏi.

“Y phương kinh nghiệm hối biên” Thủy lục xích Lam tiên cao: lá hà diệp từ hai đến ba cái, một ít hoa cúc, xích đậu diện 1 lạng. Hai vị này trước hết đem giã nhỏ, sau hòa với mật mà bôi vào để chữa chứng đầu nóng, đầu mặt đỏ sưng rồi vỡ chảy ra nước bẩn thối, giống như quả dưa chín nát.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*