Tứ chẩn đông y bao gồm: Vọng, văn, vấn, thiết là bước đầu để chuẩn đoán bệnh.
I. VỌNG CHẨN
Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mặt, mũi, môi, lưỡi,…. Của người bệnh để biết được tình hình bệnh tật bên trong cơ phản ánh ra bên ngoài. Đông y rất chú trọng xem các bộ phận ở mặt và lưỡi vì có liên quan nhiều đến bệnh tật tại các tạng phủ bên trong.
Nhìn để quan sát thần, sắc, hình thái, mặt, mũi, môi, lưỡi,…. Của người bệnh để biết được tình hình bệnh tật bên trong cơ phản ánh ra bên ngoài. Đông y rất chú trọng xem các bộ phận ở mặt và lưỡi vì có liên quan nhiều đến bệnh tật tại các tạng phủ bên trong.
1. Vọng thần
Thần sự hoạt động về tinh thần và ý thức, là nơi thể hiện ra bên ngoài sự hoạt động của các tạng phủ bên trong cơ thể. Khi xem thần cần xác định:
Còn thần
Còn thần
- Mắt sáng, tỉnh táo nên bệnh nhẹ, chính khí chưa bị tổn thương nhiều, công năng của tạng phủ chưa bị suy yếu, tiên lượng bệnh còn tốt
Mất thần
- Thể hiện tinh thần mệt mỏi, thờ ơ lãnh đạm, nói không có sức (hoặc biểu hiện của các triệu chứng trong hôn mê )… là bệnh nặng chính khí đã suy yếu, khi điều trị bệnh rất khó khăn và lâu dài, tiên lượng dè dặt
Chú ý
- Hiện tượng “Hồi quang chiếu nghịch”
Một số bệnh nhân mãn tính bệnh lâu ngày, cơ thể quá suy yếu, nhưng đột nhiên tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống, gò má đỏ, thích nói…. Đó là biểu hiện của một tình trạng bệnh tiến triển xấu đi, chính khí muốn thoát. Vì thông thường bệnh nặng mãn tính khi phục hồi phải phục hồi từ từ đây mới đúng quy luật sinh lý bình thương trong bệnh tật, nên khi có hiện tượng phục hồi nhanh là dấy hiệu khác thường ( bệnh lý) nên tiên lượng thường xấu
- Ngoài ra cần quan sát tổng thể của bệnh tật để có kết luận chính xác. Cần quan sát thêm tình trạng tinh thấn như u uất, nói cười huyên thuyên, chán ăn, hoang tưởng, mê sảng hay lơ mơ ý thức, hôn mê… để có chẩn đoán bệnh thuộc về tạng nào trong cơ thể ( tâm, can, tỳ,…)
2. Vọng sắc
Thường xem sắc ở mặt, người bình thường sắc mặt tươi nhuận, khi có bệnh thường có thể biến đổi như sau:
Sắc đỏ
Do nhiệt, cần phân biệt sắc đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt:
Sắc đỏ
Do nhiệt, cần phân biệt sắc đỏ do thực nhiệt hay hư nhiệt:
- Thực nhiệt: thì toàn mặt đỏ đều như trong bệnh sốt nhiễm trùng, say nắng..
- Hư nhiệt: thường hai gò má đỏ, sốt về chiều, gặp trong bệnh mãn tính lâu ngày, trong các bệnh lao (lao phổi…) do âm hư sinh nội nhiệt
Sắc vàng
Do hư, do thấp. Nguyên do tại tỳ mất chức năng kiện vận, vậy thủy thấp không được vận hóa, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng vậy mà có triệu chứng da màu vàng. Chứng vàng da (hoàng đản) được chia ra:
Do hư, do thấp. Nguyên do tại tỳ mất chức năng kiện vận, vậy thủy thấp không được vận hóa, khí huyết giảm sút, da không được nuôi dưỡng vậy mà có triệu chứng da màu vàng. Chứng vàng da (hoàng đản) được chia ra:
- Hoàng đản mà sắc tươi sáng là do thấp nhiệt (hoàng đản nhiễm trùng)
- Hoàng đản mà sắc vàng ám tối là do hàn thấp (hoàng đản do ứ mật, tan huyết)
- Sắc mặt hơi vàng do tỳ hư
Sắc trắng
Do hư, do hàn, do mất máu
Do hư, do hàn, do mất máu
- Sắc trắng hơi phù là thận dương hư. Bệnh cấp tính đột nhiên sắc mặt trắng bệch là dương khí sắp thoát ( choáng…….). Đau bụng mà sắc mặt trắng do hàn nhiều ( bệnh cấp cứu ngoại khoa như thủng dạ dầy, viêm ruột thừa, túi mật, viêm tụy cấp..)
Sắc đen
Do hàn, do đau, do thủy, do thận hư
Do hàn, do đau, do thủy, do thận hư
- Dương khí hư gây chứng hàn, hàn ứ không thông gây chứng đau. Thủy thấp không vận hóa được. thận hư tinh khí suy kiệt, đều gây sắc mặt đen
Sắc xanh
Do hàn, do đau, do ứ huyết, do kinh phong
Do hàn, do đau, do ứ huyết, do kinh phong
- Sắc xanh do khí huyết không thông, kinh mạch bị trở trệ mà thành. Hàn gây khí huyết không thông, không thông thì gây đau và huyết ứ. Phong hàn gây đau đầu, lý hàn gây đau bụng, đau nhiều sắc mặt trắng bệch mà xanh, môi miêng xanh tím là huyết ứ ( suy tim), trẻ em sốt cao, sắc mặt xanh là sắp có kinh phong ( co giật)
3. Vọng hình thái ( hình dáng, tư thế, cử động)
Xem hình thái để biết được tình trạng khỏe hay yếu của 5 tạng
Xem hình thái để biết được tình trạng khỏe hay yếu của 5 tạng
- Da lông khô là phế hư
- Cơ nhục gầy, nhẽo là tỳ hư
- Xương yếu, răng lung lay chậm biết đi, liền thóp, chậm mọc tóc là thận hư
- Chân tay run, co quắp là can hư
- Tinh thần mệt mỏi.. là tâm hư
- Người béo ăn ít, thở gấp là tỳ hư đàm thấp. người gầy mau đói là vị hỏa
Xem tư thể cử động của bệnh nhân để biết bệnh thuộc âm hay dương
- Thích động, nằm quay ra ngoài,…. thuộc dương
- Thích tĩnh, nằm quay vào trong,… thuộc dương
4. Vọng mũi
- Đầu mũi xanh có đau bụng
- Đầu mũi hơi đen trong ngực có đàm ẩm
- Đầu mũi sắc trắng là trong cơ thể khí hư hoặc các trường hợp mất máu
- Đầu mũi màu vàng cơ thể có chứng thấp
- Đầu mũi sắc đỏ thuộc phế nhiệt
- Cánh mũi phập phồng do phế nhiệt (gặp trong viêm phổi, phế quản, hen xuyễn
- Chảy nước mũi do ngoại cảm phong hàn; nước mũi đục do ngoại cảm phong nhiệt
5. Vọng mục
Lòng trắng
- Đỏ bệnh ở tâm
- Trắng bệnh ở phế
- Xanh bệnh ở can
- Vàng bệnh ở tỳ
- Đen bệnh ở thận
Mắt
- Đỏ sưng đau do can hỏa phong nhiệt
- Mi mắt (niêm mạc) nhạt màu do thiếu máu
- Mắt quầng thâm do tỳ hư
- Đỏ khóe mắt do tâm hỏa
6. Vọng môi
- Đỏ hồng khô là nhiệt
- Trắng nhợt là huyết hư
- Xanh tím là ứ huyết
- Hồng tưới là do âm hư hỏa vượng
- Xanh đen do hàn
- Lở loét do vị nhiệt
7. Vọng da
Da
- Da phù thũng: ấn vào vết lõm còn là thủy thấp; ấn vào vết lõm nổi nhanh là do khí trệ
- Vàng da: có sốt kèm sắc da vàng tươi sang là dương hoàng; không sốt sắc da vàng tối là âm hoàng
Ban chẩn
Ban là đám nhỏ nổi trên mặt da, chẩn là những mụn nổi cao trên mặt da.
Ban là đám nhỏ nổi trên mặt da, chẩn là những mụn nổi cao trên mặt da.
- Ban chẩn tươi nhuận là chính khí chưa hư
- Ban chẩn tím là nhiệt thịnh
- Ban chẩn nhạt xám là chính khí đã hư
8. Vọng lưỡi
- Xem lưỡi để biết được tình trạng hư thực của tạng phủ, khí huyết, tân dịch trong con người, cùng với sự nông sâu diễn biến nặng nhẹ của bệnh tật
- Xem lưỡi chính tại 2 bộ phận rêu lưỡi và chất lưỡi; chất lưỡi là tổ chức cơ, mạch của lưỡi, rêu lưỡi là chất phủ trên bề mặt của lưỡi.
- Lưỡi người bình thường: chất lưỡi mềm mại linh hoạt, hoạt động tự nhiên, màu hơi hồng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc ít rêu, không khô, ướt vừa phải.
- Khi có bệnh: chất lưỡi thay đổi về màu sắc, hình dáng và cử động thông qua đó phản ánh tình trạng hư thực của tạng phủ, thịnh suy của khí huyết; rêu lưỡi thay đổ về màu sắc và tính chất thông qua đó phản ánh vị trí nông sâu, tính chất của bệnh tật và sự tiêu trưởng của chính khí và tà khí
Xem chất lưỡi
Màu sắc
Màu sắc
- Màu nhạt: nếu hơi trắng thuộc hàn chứng, hư chứng, dương khí suy kém, khí huyết không đầu đủ
- Màu đỏ: Thuộc nhiệt chứng, có thể do lý thực nhiệt hoặc do hư nhiệt ( âm hư hỏa vượng)
- Màu đỏ giáng: Do nhiệt thịnh, tà nhiệt đã vào phần dinh và huyết; đối với bệnh nhân mãn tính do âm hư hỏa vượng, tân dịch bị hao tổn giảm sút nhiều.
- Màu xanh tím: bệnh do hàn và nhiệt, có những triệu chứng kèm theo khác nhau: do nhiệt chất lưỡi xanh tím nhiều, lưỡi khô ít tân dịch; do hàn và ứ huyết chất lưỡi xanh tím, ướt và nhuận, nêu ứ huyết kèm theo các nốt ban điểm ứ huyết
Xem hình dáng của lưỡi
- Phù nề: thuộc thực chứng và nhiệt chứng; hơi nề hai bên có hằn răng thuộc hư chứng, hư hàn hoặc do đàm thấp kết lại tràn lên.
- Sưng to: Màu trắng nhạt và sưng to do tỳ thận dương hư; chất lưỡi hồng đỏ và sưng to do thấp nhiệt bên trong hay nhiệt độc mạnh
- Mỏng nhỏ: chất lưỡi đạm (nhạt) nhỏ do tâm tỳ hư, khí huyết hư; chất lưỡi hồng giáng mọng nhỏ do âm hư nhiệt thịnh, tâm dịch hao tổn, dấu hiệu của bệnh nặng
- Phì đại: đầu lưỡi phì đại thuộc tâm hỏa thịnh; hai bên phì đại thuộc can đởm hỏa thịnh; giữa lưỡi phì đại là trường vị nhiệt thịnh
Xem cử động của lưỡi
- Mềm yếu, không cử động tự do: bệnh cũ lâu ngày chất lưỡi đạm nhạt mà liệt là khí huyết đều hư; lưỡi đỏ giáng mà liệt do âm hư cực độ; Bệnh mới mắc lưỡi khô hồng mà liệt là do nhiệt tổn thương đến phần âm
- Cứng không cử động co ra vào được: gặp trong các trường hợp hôn mê do các nguyên nhân, theo y học cổ truyền thì nguyên do bệnh nhiệt, nhiệt nhập tâm bào (bệnh truyền nhiễm sốt cao, bệnh trúng phong,
- Lưỡi lệch: do trúng phong
- Lưỡi run: do tâm, tỳ, khí, huyết hư nhược
- Lưỡi rụt ngắn: là triệu chứng bệnh nguy hiểm, nếu lưỡi rút nhưng nhuận là do hàn ngưng trệ ở cân mạch, nêu lưỡi phù to mà ngắn do đàm thấp, nếu lưỡi hồng khô là do sốt cao tổn thương tân dịch
- Lưỡi thè: lưỡi thè ra ngoài la do tâm tỳ có nhiệt, hoặc trong các bệnh bẩm sinh chậm phát dục ( não úng thủy, chứng đần độn) trẻ em.
Xem rêu lưỡi
Xem mầu sắc rêu
Xem mầu sắc rêu
- Rêu trắng: thuộc hàn chứng và biểu chứng; trắng mỏng do phong hàn; trắng mỏng đầu lưỡi phớt vàng do phong nhiệt; trăng trơn do thấp hay đàm ẩm; trắng dính do đàm trọc, thấp tà gây ra; trắng khô, nứt nẻ hoặc như phấn dày là nhiệt tà bên trong thịnh, tân dịch bị tổn thương
- Rêu vàng: thuộc nhiệt chứng và lý chứng; vàng dính do đàm nhiệt hay thấp nhiệt
- Rêu xám đen: bệnh nặng; xám đen mà khô là nhiệt thịnh; ướt nhuận, trơn là do dương hư hàn thịnh, thủy ẩm ứ lại bên trong
Xem tính chất của rêu lưỡi
- Rêu dày hay mỏng: rêu lưỡi mỏng là bệnh nhẹ còn ở biểu. Rêu lưỡi dày là tà vào lý hoặc có tích trệ bên trong. Rêu lưỡi từ mỏng chuyển sang dày là tà từ biểu vào lý, bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng
- Rêu khô hay ướt
- Rêu lưỡi nhuận biểu hiện chưa bị tổn thương, nếu rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ bên trong
- Rêu lưỡi khô là tân dịch hao tổn (do thực nhiệt hoặc âm hư nội nhiệt, thấp tà tụ lựi bên trong – khí không sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô
- Rêu dính và hôi: do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ở tỳ vị
II. VĂN CHẨN
1. Nghe âm thanh
Tiếng nói
Tiếng nói
- Tiếng nói nhỏ, thểu thào không ra hơi thuộc hư chứng
- Tiếng nói sang sảng thuộc thực chứng
- Mê sảng nói nhiều thuộc thực nhiệt
- Nói ngọng do phong đàm, trúng phong
- Nói một mình (độc thoại) thuộc tâm thần hư
Tiếng thở
- Thở to là thực chứng gặp trong các bệnh cấp tính ( nhiêm khuẩn đường hô hấp giai đoạn đầu ….)
- Thở nhỏ ngắn, gấp, nông là hư chứng gặp trong các bệnh mãn tính, nhiễm khuẩn nặng suy hô hấp….
Tiếng ho
- Ho có đờm là thấu; ho không đờm là khái; ho khan bệnh nội thương thuộc phế âm hư
- Bệnh cấp tính mà khản tiếng do phế thực nhiệt, ho lâu ngày mà khản tiếng là phế âm hư. Ho hắt hơi sổ mũi do cảm mạo phong hàn; ho từng cơn kèm nôn là ho gà.
Tiếng nấc
- Nấc liên tục tiếng to và có sức là do thực nhiệt, nấc yếu đứt quãng là do hư hàn. Nấc do vị nghịch lên nguyên nhân do ăn uống, cảm mạo phong hàn tự nhiên bệnh cũng tự khỏi
- Đối với những bệnh nhân lâu ngày vị khí yếu, thấy triệu chứng nấc cần chú trọng theo dõi sát vị đó có thể là một dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh tật ( kích thích rối loạn thần kinh giao cảm), y học cổ truyền cho là vị khí rối loạn muốn tuyệt
2. Ngửi mùi vị
Ngửi mùi vị của hơi thở của mũi mồm và các chất thải ra như đờm, phân, nước tiểu để người thấy thuốc có thể phân biệt được tình trạng hư thực, hàn nhiệt của bệnh.
- Phân tanh, hôi, loãng do tỳ hư
- Nước tiểu khai đục do thấp nhiệt
- Đại tiện phân chua, thối do tích nhiệt thực tích
- Đại tiện phân khăm thối do tỳ hư, huyết nhiệt…
III. VẤN CHẨN
1. Hỏi về hàn nhiệt
- Sợ lạnh
- Bệnh mới mắc mà sợ lạnh thường là do cảm phong hàn.
- Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, tay chân lạnh là dấu hiệu dương hư, lý hàn; sợ lạnh ở lưng là thận dương hư; sợ lạnh ở tay chân là tỳ dương hư
- Phát sốt
- Phát sốt có quy luật hoặc sốt càng ngày càng tăng gọi là “triều nhiệt”
- Trong ngực phiền nhiệt kèm theo nóng lòng bàn tay bàn chân gọi là “Ngũ tâm phiền nhiệt”
- Cảm giác nóng nhức trong xương gọi là ‘Cốt chưng lao nhiệt’
- Lúc sốt lúc rét là “hàn nhiệt vãng lai”; rét nóng có quy luật thuộc chứng thiếu dương, không có quy luật là bệnh sốt rét
2. Mồ hôi
- Có và không có mồ hôi
- Sợ lạnh, phát sốt, có mồ hôi là chứng biểu hư, không có mồ hôi là chứng biểu thực
- Sốt cao ra mồ hôi nhiều, mạch hồng đại là lý thực nhiệt
- Thời gian ra mồ hôi
- Tự hãn: ra mồ hôi bất kể thời gian, lúc lao động ra nhiều hơn (do khí hư hoặc dương khí hư)
- Đạo hãn: ra mồ hôi vào ban đêm (do âm hư hoặc khí âm hư)
- Tính chất và số lượng mồ hôi
- Vàng là thấp nhiệt
- Dính như dầu là tuyệt hãn
- Ra hay không ra mồ hôi nửa người là trúng phong
- Toàn thân ra mồ hôi nhiều không dứt, chân tay lạnh người lạnh là dương khí muốn tuyệt (thoát dương)
IV. THIẾT CHẨN
1. Mạch chẩn
- Mục đích: Là để biết được tình trạng thịnh suy của tạng phủ, vị trí nông sâu và tính chất hàn nhiệt của bệnh tật
- Vị trí, nơi xem mạch: Tại động mạch quay ở cổ tay tại vị trí thốn khẩn, động mạch đùi, động mạch chày sau, động mạch mu chân, động mạch thái dương nông. Hay dung nhất là động mạch quay
- Tại thốn khẩu nơi động mạch quay đi qua, là vị trí giải phẫu để xem mạch được chia thành 3 bộ là bộ thốn, bộ quan, bộ xích. Bộ quan tương ứng với vị trí giải phẫu mỏm châm trụ kéo ngang ra, tiếp đó vị trí bộ thốn ở dưới và bộ xích ở trên bộ quan tính theo thứ tự từ khủy tay đến cổ tay. Tay phải thuộc khí và tay trái thuộc huyết
Bộ | Tay trái (thuộc huyết) | Tay phải (thuộc khí) |
Thốn | Tâm -tiểu trường | Phế – đại trường |
Quan | Can – đởm | Tỳ -vị |
Xích | Thận âm – Bàng quang | Thận dương – Tam tiêu |
Bảng diễn giải vị trí tạng phủ tương quan các bộ mạch
2. Cách xem mạch
Chuẩn bị
- Nên xem vào buổi sáng
- Người bệnh nghỉ ngơi 15 phút trước khi xem mạch
- Thầy thuốc cần nhẹ nhàng, bình tĩnh, tập trung tư tưởng, chú ý vào cảm giác đầu ngón tay
Tư thế
- Người bệnh để bàn tay ngửa
- Thầy thuốc dùng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn đặt vào vị trí mạch tại thốn khẩu ( đường đi của động mạch quay), ngón giữa của thầy thuốc tương ứng với bộ quan, ngón trỏ tương ứng bộ thốn, ngón nhẫn tương ứng với bộ xích. Tùy theo hình dáng người bệnh cao hay thấp, nhỏ hay lớn mà tay thầy thuốc đặt thưa hay khít lại. Tay phải của người thầy thuốc xem tay trái của người bệnh và ngược lại tay trái thầy thuốc xem tay phải người bệnh.
03 mức độ ấn mạch
- Thượng án là ấn nhẹ mà thấy mạch đập, dạng mạch tiêu biểu là mạch phù; Trung án là ấn vừa phải thấy mạch đập, ấn sâu sát xương mới thấy mạch đập là hạ án
02 cách xem (tổng khản và đơn khản)
- Xem chung cả 3 bộ gọi là tổng khán để nhận định tình hình chung, đây là cách thồng thường hay sử dụng nhất. Xem từng bộ vị gọi là đơn khán hay vi khan, để đánh giá tình hình chi tiết từng tạng phủ. Trong khám bệnh thường kết hợp cả hai cách xem, trước là tổng khán sau là đơn khan.
3. Các hiện tượng (dạng) về mạch
a/. Mạch bình thường
a/. Mạch bình thường
- Là mạch đập ở cả 3 bộ, mạch đi không phù không trầm, mạch đi hòa hoãn, điều hòa có lực. Tần số người lớn 70 – 80 lần/ phút, trẻ em nhịp mạch theo tháng tuổi, thường 120 – 140 lần/ phút, 6 tuổi 90 – 110 lần/ phút, Thể trạng, giới, tuổi, tinh thần cũng có liên quan đến dạng mạch
- Thanh niên mạch đập hữu lực, người già và người yếu mạch đập yếu hơn, mạch phụ nữ yếu hơn mạch nam giới. người cao mạch dài hơn người thấp lùn, người gầy mạch hơi phù, người béo mạch hơi trầm.
- Thời tiết khí hậu cũng có tác động đếm dạng mạch: mùa xuân mạch đi hơi huyền; mùa hạ mạch hơi hồng; mùa thu mạch hơi phù; mùa đông mạch hơi trầm.
Người xưa nói mạch bình thường là mạch có vị khí, có thần và có gốc
- “vị khí là gốc của con người”, nên mạch có vị khí là mạch hòa hoãn, điều hòa, là mach thuận (mạch sinh lý), không có vị khí là mạch nghịch (mạch bệnh lý), dấu hiệu này dung để đánh giá tình trạng và tiên lượng bệnh.
- Mạch có thần là mạch có lực
- Mạch có gốc: thận khí là gốc của con người, mạch xích là gốc của mạch, nên mạch xích là nơi biểu hiện của thận khí gốc của con người, vậy mạch BT là mạch xích hữu lực. nên khi có bệnh hai mạch quan thốn mất, nhưng mạch xích còn thì tiên lượng bệnh còn tốt chưa nguy hiểm.
b/. Mạch khi có bệnh
Khi có bệnh thì mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, về tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay không có quy luận (nhịp mạch đều hay không), có dạng mạch kết hợp nhiều tính chất mạch ở trên gọi là khiêm mạch
Theo vị trí nông sâu của mạch
Mạch phù
Khi có bệnh thì mạch có thể thay đổi về vị trí nông sâu, về tốc độ nhanh chậm, về cường độ có lực hay không có lực, có quy luật hay không có quy luận (nhịp mạch đều hay không), có dạng mạch kết hợp nhiều tính chất mạch ở trên gọi là khiêm mạch
Theo vị trí nông sâu của mạch
Mạch phù
- Sờ nhẹ tay thấy mạch, ấn xuống hơi giảm nhưng không rỗng mạch.
- Chủ bệnh: Tại biểu
- Phù hữu lực là biểu thực; phù sác là biểu nhiệt
- Phù vô lực là hư chứng, nguyên do âm hư (hư dương phù ra ngoài)
Mạch trầm
- Ân mạnh tay thấy mạch đập (mạch đập xát xương).
- Chủ bệnh: bệnh thuộc lý
- Trầm hữu lực là lý thực
- Trầm vô lực là lý hư
Theo tốc độ của mạch
Mạch sác
Mạch sác
- Mạch đập nhanh 80 – 90 lần/phút là mạch đới sác; trên 90 lần/phút là mạch sác
- Chủ bệnh thuộc về nhiệt, mạch sác hữu lực là thực nhiệt, sác vô lực là hư nhiệt, phù sác là biểu nhiệt, trầm sác là lý nhiệt
Mạch trì
- Mạch đập chậm dưới 60 lần/ phút
- Chủ bệnh: chứng hàn: mạch trì hữu lực là thực chứng do bị lạnh; Mạch trì vô lực thuộc chứng lý hàn (dương hư).
Theo cường độ của mạch
Mạch hư
Mạch hư
- Cả ba bộ mạch không cơ lực, ấn thấy rỗng mạch
- Chủ bệnh thuộc chứng hư do khí huyết hư
Mạch thực
- Cả ba bộ mạch đều có lực, gọi là mạch hữu lực
- Chủ bệnh: thực chứng, do tà khí thịnh nhưng chính khí chưa suy
Mạch hoạt
- Mạch đi lại lưu lợi, trơn như hòn bi lăn trong đĩa
- Chủ bệnh có đàm, thục trệ và thực nhiệt (tà khisungr trệ).
- Phụ nữ mang thai mạch cũng hoạt nhưng thường là hoạt động và sác
Mạch sáp
- Mạch đi khó khăn, không lưu lợi, cảm giác như sáp sít.
- Chủ bệnh tinh hao, huyết kiệt, thiếu máu, khí trệ huyết hư (không nhu nhuận kinh mạch)
Mạch hồng
- Mạch đi cuồn cuộn như sóng, đến mạnh mà đi nhẹ
- Chủ bệnh: chủ các bệnh thuộc nhiệt thịnh, mạch hồng còn có thể thấy trong các trường hợp do nhiệt làm mất nước gây âm hư và dương vượt ra ngoài
Mạch đại (mạch to)
- Mạch đại có lực là tà khí thịnh
- Mạch đại không có lực là hỏa bốc mà gây âm hư, nên hư dương bốc ra ngoài. Cần phân biệt một dạng mạch đại nữa thuộc các mạch không có quy luật
Mạch tế
- Mạch nhỏ nhưng còn bắt được
- Chủ bệnh: do âm hư và huyết hư là chính cũng có thể do thấp tà sinh ra
- Mạch vi: Là mạch rất nhỏ vaf rất yếu khó bắt, có lúc không thấy khó đếm mạch
- Chủ bệnh âm dương khí huyết đều hư; chứng thoát dương ( trụy mạch choáng)
Theo biên độ mạch
Mạch nhu
Mạch nhu
- Mạch đi phù nhỏ và mềm
- Chủ bệnh thuộc chứng hư (khí huyết – âm , dương, thân hư, tinh khô huyết kiệt)
Mạch huyền
- Mạch đi ngay thẳng mà dài, căng như sợi dây đàn
- Chủ bệnh thuộc can đởm, bệnh sốt rét, chứng đau đớn, chứng đàm ẩm
- Huyền sác là thực nhiệt; huyền trì là hàn chứng; huyền hoạt là đàm ẩm; huyền khẩm là các chứng đau do ứ huyết..
Mạch khẩn
- Mạch đi khẩn trương có lực và giống như dây thừng vặn xoắn
- Chủ bệnh: chứng hàn, chứng đau đớn, ứ đọng đồ ăn
Mạch khâu
- Mạch phù nhưng mạch rỗng bên trong như cọng hành
- Chủ bệnh chứng thương âm (mất máu và mất nước)
Các dạng mạch không theo quy luật
Mạch xúc
Mạch xúc
- Mạch nhanh cấp có lúc dừng lại không có quy luật
- Mạch xúc hữu lực chủ dương thịnh, thực nhiệt. khí huyết đàm ẩm thức ăn trở trệ
- Mạch tế xúc vô lực là chứng hư thoát
Mạch kết
- Mạch đến chậm có lúc dừng lại không có quy luật.
- Chủ bệnh: âm thịnh khí kết. hàn đàm ứ huyết, khí uất không điều hòa thường thấy mạch kết.
Mạch đợi
- Mạch nửa chừng dùng lại có quy luật nhất định
- Chủ bệnh khí huyết hư nhược, chứng phong gây đau đớn
Kiêm mạch (kết hợp mạch) và chủ bệnh
STT | CÁC LOẠI MẠCH | CHỦ BỆNH |
1 | Phù khẩn | Chứng biểu hàn, đau khớp do phong gây ra |
2 | Phù hoãn | Chứng biểu hàn có ra mồ hôi |
3 | Phù sác | Chứng biểu nhiệt, phong nhiệt |
4 | Phù hoạt | Phong đàm, biểu chứng kèm thêm đàm thấp |
5 | Trầm trì | Thuộc lý hàn |
6 | Trầm khẩn | Lý hàn và đau |
7 | Trầm sác | Lý nhiệt |
8 | Huyền trì | Hàn gây đau ở kinh mạch can |
9 | Huyền khẩn | Hàn gây đau và hàn gây ứ trệ ở kinh can |
10 | Huyền sác | Can nhiệt |
11 | Trầm hoạt | Đàm ẩm thực tíc |
12 | Trầm huyền | Can khí uất trệ, chứng đau |
13 | Hồng sác | Nhiệt thịnh ở khí phận |
14 | Hoạt sác | Đàm nhiệt, đàm hỏa |
15 | Trầm sáp | Ứ huyết |
16 | Trầm tế | Lý hư, khí huyết hư, âm hư |
17 | Trầm tế sác | Âm hư, huyết hư sinh nội nhiệt |
18 | Huyền tế | Can thận âm hư, âm hư can uất |
19 | Tế sáp | Huyết hư kèm ứ huyết |
20 | Nhu hoãn | Bệnh ở tỳ vị, bệnh mãn tĩnh |
Xúc chẩn
Sờ nắn để xem vị trí và tính chất của bệnh, thường xem tại da thịt, tay chân và bụng
Sờ nắn da thịt
Hàn và nhiệt
- Nóng ở ngoài da, ấn sâu vào giảm: biểu nhiệt .
- Ở ngoài da nóng vừa, càng ấn càng thấy nóng là lý nhiệt
- Lòng bàn tay nóng, cảm giác da nóng bừng bưng nhưng không sốt là hư nhiệt (âm hư hỏa vượng)
Khô nhuận
- Da nhuận trơn: tân dịch chưa bị tổn thương
- Da khô táo: tân dịch giảm, ứ huyết.
Phù
- Ấn mạnh vết lõm còn là thủy thũng; vết lõm nổi lên ngay là khí thũng
Mụn nhọt
- sưng, không nóng đỏ là âm thư (áp xe lạnh)
- sưng nóng đỏ đau là dương thư (áp xe nóng)
Sờ nắn tay chân
- Tay chân lạnh, sợ lạnh là dương hư.
- Tay chân nóng nhiều và đều là nhiệt thịnh
- Nóng ở mu bàn tay là do biểu nhiệt (nhiệt thịnh ngoại cảnh)
Phúc chẩn
Tùy theo vị trí xem tạng phủ nào có bệnh, cần trú trọng vào cơn đau, vào ứ trệ của khí huyết, vào hư thực của bệnh tật
- Thiện án (thích xoa bóp) thuộc hư chứng; cự án (không thích xoa bóp) thuộc về thực chứng.
- Bụng có khối rắn, đau, theo vị trí giải phẫu mà có liên tưởng đếm bệnh tương ứng; khối ứ huyết lúc có lúc tan; ấn vào không thấy hình thể, không điểm đau khu trú một nơi nhất định thường do khí trệ
Để lại một phản hồi