Triệu chứng và điều trị bệnh viêm phế quản cấp

hình ảnh viêm phế quản cấp tính

I. Đại cương

     1.1. Định nghĩa:

  Viêm phế quản cấp (Bronchite) là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở niêm mạc phế quản lớn và vửa. Nếu viêm từ khí quản trở xuống, gọi là viêm khí-phế quản (Tracheo-bronchite). Tiến triển lành tính, sau khi khỏi không để lại di chứng. Bệnh có thể gặp ở trẻ em và người già. Nếu viêm nhiều, lan đến  tiểu phế quản tận và phế nang thì gọi là phế quản-phế viêm.

https://www.youtube.com/watch?v=G-9BPAQVnoQ

     1.2. Nguyên nhân:

 – Do vi khuẩn:  Staphylococcus, strepcocceus P., Pneumococcus C.Moraxeela C. , Hemophylus I. .. , thường gây viêm phế quản sau viêm mũi họng.

– Do virus: Thường gặp là virut cúm, virut hạch, virus hợp bào hô hấp (Respiratity syncticial virus), Adeno virus hoặc Mycoplasma P…  gây tổn thương đường hô hấp trên và dưới .

– Do hơi khí độc: khói thuốc lá, hơi độc chiến tranh, Chlore, acid, Amoniac, dung môi công nghiệp…

– Yếu tố dị ứng nguyên: thường xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, khi hít phải các dị nguyên, gây viêm phế quản co thắt.

– Yếu tố thuận lợi: . Thời tiết lạnh ẩm hoặc quá nóng .

                               . Cơ thể suy giảm miễn dịch .

                               . ứ đọng phổi do suy tim .

 

     1.3. Giải phẫu bệnh lý:

– Đại thể: Vị trí tổn thương thường từ phế quản gốc tới phế quản phân thuỳ, có thể thấy tổn thương từ khí quản tới các phế quản tận . Niêm mạc phế quản bị phù nề, xung huyết, mạch máu dãn, có dịch nhầy hoặc mủ .

– Vi thể: Tế bào biểu mô bị bong, các tuyến nhầy căng và tăng tiết, gặp nhiều tế bào viêm: N,. E, L…

 

     1.4. Bệnh sinh:

– Niêm mạc phế quản rất dễ bị tổn thương do virut hoặc các  yếu tố lý-hoá học. Virus phá huỷ tế bào lông và ức chế chức năng của đại thực bào.

– Viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường xảy ra sau nhiễm virut hoặc các yếu tố hoá học, lý học. Vi khuẩn kết dính và phá huỷ tế bào đã bị virut gây tổn thương.

 

II. Triệu chứng:

– Thường khởi phát bằng triệu chứng viêm long đường hô hấp trên, đau rát họng, sổ mũi, hắt hhơi, ho khan. Khi viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp dưới, bệnh toàn phát theo 2 giai đoạn:

– Giai đoạn đầu (giai đoạn khô): sốt vừa hoặc cao, đau hoặc nóng rát xương ức, ho khan, đôi khi khó thở. Nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 ngày.

– Giai đoạn khạc đờm (giai đoạn ướt): giảm sốt và cảm giác nóng rát sau xương ức. Ho có đờm, nghe phổi có nhiều ran ẩm. Kéo dài 5-10 ngày, có thể tới 2 tuần. – Xquang phổi không có gì đặc biệt.

 

III. Điều trị:

     1. Điều trị nguyên nhân:

– Do vi khuẩn: dùng các loại kháng sinh phổ rộng: Amoxylin 0,5g ´ 4v/ngày. Trẻ em tuỳ theo cân nặng có thể uống 1-2v/ngày. Đợt 7-10 ngày. Có thể dùng các loại khác như: Rulid 150mg ´ 2v/ngày. Hoặc Cephalosporin thế hệ III ´ 1g/ngày.

– Do virut hoặc Mycoplasma P. : chủ yếu là nâng cao sức miễn dịch của cơ thể: Cycloferon tiêm hoặc uống viên 0,15g ´ 4-6v/ ngày uống sau ăn sáng các ngày 1-2-4-6-8, 11-14-17-20-23 .

 

     2. Điều trị triệu chứng:

– Ho và long đờm: Mucitux 50mg ´ 2-4v/ngày

Hoặc uống: Natribenzoat 3% ´ 20ml/ngày

Hoặc: Tecpin-Codein 0,2g ´ 2-4v/ngày

Cũng có thể dùng các loại thuốc đông y như: viên ho cam thảo, gừng nướng, lá húng chanh…

– Chống dị ứng:

. Peritol 4mg´ 1v/ngày

. Hoặc Histalong 1v/ngày

– Nếu khó thở:

Xịt Ventolin ´ 1-2 nhát/lần khi khó thở . Hoặc uống Theophylin 0,1 ´ 2-4v/ngày

– Nếu sốt cao, có thể hạ sốt bằng các biện pháp: Trườm lạnh hoặc uống paracetamol ´ 2v/ngày sau ăn (trẻ em có thể dùng viên đặt hậu môn).

– An thần: ở trẻ có sốt cao co giật dùng : Gacdenal 0,01g ´ 2v/ngày  .

– Trường hợp sốt cao, mất nước có thể truyền dịch, phối hợp trợ tim: Uabain 1/4 mg hoặc coramin 0,25g tiêm bắp .

 

     3. Điều trị dự phòng:

– Bỏ thuốc lá

– Tránh lạnh, tránh bụi

– Phòng hộ chu đáo ở các cơ sở sản xuất, đối với bụi và khí độc

– Súc họng, nhỏ mũi, khi bắt đầu có triệu chứng viêm mũi họng.

– Tiêm phòng vacxin, uống vitamin A, C, E…

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*