Triệu chứng và điều trị bệnh tổ đỉa

 1. Đại cương :

Bệnh do Tylbury fox mô tả đầu tiên 1873 ,bệnh khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, tổn thương là mụn nước sâu chìm khảm vào da, rải rác hay thành đám cụm, hay tái phát dai dẳng, ảnh hưởng tới khả năng lao động.

 

2. Căn nguyên:

         Nay cho là một thể của Eczema thể địa khu trú ở lòng bàn tay chân.

         Cần phân biệt bệnh tổ đỉa thực sự với một phản ứng dạng tổ đỉa thường do  nhiễm nấm và do vi khuẩn

         Một số yếu tố có vai trò trong căn nguyên của bệnh tổ đỉa:

            – Vai trò của liên cầu, Proteus,

            – Dị ứng với hoá chất, thuốc.

            – Phản ứng tổ đỉa liên quan tới nấm kẽ chân.

            – Hay gặp ở người tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay chân

https://www.youtube.com/watch?v=bH5Uo3DhU3M

3. Lâm sàng

      3.1. Vị trí :

Khu trú ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu ngón tay,mặt dưới ngón tay,ria ngón tay,ô  mô cái, mô út, lòng bàn tay, đầu ngón, ria ngón, mặt dưới ngón, vòm lòng bàn chân, ria lòng bàn chân, hạn hữu mới lan lên mặt lưng (mặt mu) bàn tay chân, không bao giờ vượt quá cổ tay, chân.

      3.2. Tổn thương cơ bản:

mụn nước sâu, như chìm khảm vào mặt da, cứng chắc 1-2 mm đuờng kính, không gờ lên mặt da, rải rác hoặc tập trung thành từng đám, cụm, không tự vỡ, tự tiêu để lại điểm dầy sừng màu vàng, sau róc da để lại nền đỏ bóng màu hồng viền vằn vèo.

           Do chọc gãi có thể có mụn mủ, có quầng viêm đỏ ,nhiễm khuẩn thứ phát bàn tay sưng tấy, sốt, hạch sưng, bạch cầu tăng.

       3.3. Tiến triển:

từng đợt theo mùa thường nặng về xuân hạ, mùa đông đỡ, dai dẳng, hay tái phát.

4. Thể lâm sàng:

        4.1. Tổ đỉa thể giản đơn: mô tả  ở trên

        4.2. Tổ đỉa nhiễm khuẩn: có thêm mụn mủ

        4.3. Tổ đỉa thể bọng nước: có bọng nước to bằng hạt đỗ hạt ngô thường có vai trò của dị ứng  hoá chất.

        4.4. Tổ đỉa thể khô: không có mụn nước, da đỏ,khô, có viền róc vẩy, cảm giác rát, thường nặng về mùa xuân.

 

5. Chẩn đoán

            – Vị trí: khu trú lòng bàn tay chân

            – Mụn nước sâu như chìm khảm vào da, raỉ rác hay thành đám cụm.

            Chẩn đoán phân biệt với:

            – Eczema vị trí bất kì, nếu ở bàn tay thường ở mặt mu bàn tay,mụn nước nông ,kín khắp bề mặt thương tổn,tự vỡ lâu ngày nhiễm cộm,liken hoá.

            – Nấm kẽ, nấm da do Trychophyton rubrum lòng bàn tay chân dạng tổ đỉa có mụn nước, có bờ viền nhưng cũng có khi bờ viền đứt quãng  có chỗ rõ, có chỗ không rõ, xét nghiệm nấm (+)

6. Điều trị:

     6.1. Tại chỗ: dập tắt mụn nước và chống bội nhiễm

           – Mụn nước đơn thuần bôi đắp gạc dung dịch sát khuẩn  như  dung dịch bạc nitrat 0,5%, nếu có bội nhiễm có mụn mủ dùng thuốc màu như dung dịch tím methyl 1%.

 

           – Khi giảm mụn nước bôi kem, mỡ corticoid như mỡ Flucinar, kem tempovate, kem dermovate, mỡ kháng sinh

           –               Nếu  là loại tổ đỉa căn nguyên do nấm thì dùng thuốc bôi và uống chống nấm

 

     6.2. Toàn thân:

             chống ngứa, giải cảm, kháng Histamine tổng hợp.Nếu cần cho một đợt corticoid uống từ 5-10 ngày.

             Kháng sinh nếu có bội nhiễm

             Nếu do nấm dùng Griseofulvin 0,25  4viên ngayx 30 ngày.

             Đông y : xông khói thương truật ngày 5-10 phút, 1 đợt 10 -15 ngày.

 

7. Phòng bệnh: không chọc gãi chà xát gây bội nhiễm, hạn chế rửa xà phòng, tránh tiếp xúc hoá chất.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*