Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong điều trị bệnh da liễu

Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong điều trị bệnh da liễu

(Bệnh bì phu)

1.  Đại cương

Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu chiếm một vị trí hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp là quan trọng nhất. Cùng với sự phát triển của y học cổ truyền thuốc dùng ngoài trong da liễu cũng có những tiến bộ không ngừng, thể hiện bằng những nghiên cứu dược lý học và sự tích luỹ không ngừng những bài thuốc mới. Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu chủ yếu dựa vào đối chứng, tuy nhiên cũng có khi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhìn chung thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu có những đặc điểm sau:

  • Hiệu quả tốt: hiện nay thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong da liễu có đủ mọi dạng mà thuốc y học hiện đại cũng có, ngoài ra nó còn có thêm những dạng như xông, hun, cao cứng.
  • Độc tính thấp: đây đều là những chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và nói chung rất ít độc tính.
  • Dễ kết hợp: sự kết hợp này có thể là giữa các vị thuốc y học cổ truyền với nhau, cũng như giữa các vị thuốc y học cổ truyền với thuốc tây, chúng có thể hợp đồng với nhau để phát huy tác dụng, lấy trường bổ đoản. Đây là một hướng rất có triển vọng trong lĩnh vực này.
  • Phát triển nhanh: theo sự phát triển của khoa học công nghệ, các dạng thuốc ngày càng phong phú, chất lượng ngày càng

Có nhiều bài thuốc có giá trị điều trị nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ nhất là về cơ chế tác dụng. Đây cũng là một trong những vấn đề thu hút nhiều nhà nghiên cứu.

2.  Cơ chế hấp thu
  • Hấp thu theo kinh lạc

Kinh lạc là một bộ phận cấu thành cơ thể con người liên lạc các phần biểu lý, trong ngoài, trái phải của cơ thể; ở ngoài liên quan đến bì phu tấu lý, phía trong nối với lục phủ ngũ tạng; hình thành nên một mạng lưới khắp cơ thể. Những loại cao thuốc dán vào huyệt có thể thông qua kinh lạc mà phát huy tác dụng. Thí dụ như: việc đắp thuốc vào rốn, có thể thông qua huyệt thần khuyết, rồi qua hệ thống kinh lạc mà đi khắp toàn thân để phát huy hiệu quả.

2.2.  Hấp thụ qua da

Thuốc y học cổ truyền dùng ngoài trong bệnh da liễu sau khi bôi, dán, xông, ngâm, … các chất thuốc sẽ được khuyếch tán vào da rồi đi vào trong thông qua những con đường sau: trực tiếp thấm qua biểu bì, thấm qua chân lông, thấm qua tuyến mỡ, được huyết quản và mạng mạch hấp thụ. ảnh hưởng đến việc hấp thu thuốc qua da là những yếu tố sau:

  • Tình trạng của da: nếu như da lành, nhất là lớp biểu bì còn nguyên vẹn thì các chất thuốc khó hấp thu qua. Ngoài ra sự hấp thu của thuốc còn ảnh hưởng bởi độ dày, độ thô của da, tình trạng của lỗ chân lông. Nói chung da bình thường thì sự hấp thu thuốc qua rất kém. Khi có bệnh, nếu như lớp biểu bì và hạ bì còn toàn vẹn thì sự hấp thu của thuốc cũng chỉ tương đương như qua da bình thường mà thôi; nếu như lớp biểu bì có tổn thương như trong các trường hợp bong vẩy, loét, mọc mụn nước, nứt nẻ, thì tính thấm và hấp thu thuốc của da tăng lên rất nhiều. Hiện tượng sung huyết ở da hoặc tăng tiết mồ hôi cũng có lợi cho việc hấp thu thuốc.
  • Tính chất của thuốc: các thuốc dầu được hấp thu nhanh hơn các thuốc nước, hỗn hợp dầu nước càng dễ hấp thu hơn. Thành phần của cơ chất càng gần với thành phần của tuyến mỡ thì sự hấp thu thuốc càng tốt. Nói chung trên lâm sàng có thể thấy: thuốc dầu/nước> thuốc nước/dầu>vaselin>dầu thực vật.
  • Những nhân tố khác: khi nhiệt độ tăng cao thì sự hấp thu thuốc cũng thuận lợi hơn. Đây là cơ sở của việc bọc nơi bôi thuốc bằng giấy nilon hoặc dùng máy sấy tóc thổi vào nơi bôi thuốc để tăng cường sự hấp thu của thuốc.
3.  Những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng thuốc ngoài

Tác dụng của thuốc ngoài không chỉ phụ thuộc vào tính chất của dược vật, liều lượng, nồng độ, cách chế thuốc, dạng bào chế… mà còn phụ thuộc vào bệnh tình. Do đó sử dụng thuốc ngoài da nên chú ý những mặt sau:

  • Lựa chọn thuốc: việc lựa chọn này dựa trên việc đối chiếu giữa những đặc điểm của bệnh tật với tính năng của thuốc. Nếu như nguyên nhân gây bệnh rõ ràng thì căn cứ vào bệnh nguyên để chọn thuốc (ví dụ: bệnh do da nhiễm các vi khuẩn sinh mủ nên chọn các thuốc thanh nhiệt, sát trùng như hoàng bá, hoàng cầm, tử thảo; nếu do nấm nên chọn thổ cẩm bì,  hoàng tinh; nếu bệnh  do virus gây nên thì  nên chọn bản lam căn, sinh ý  dĩ, mộc tặc, hương phụ; bệnh ghẻ nên chọn lưu huỳnh.
  • Trong đại đa số các trường hợp, việc chọn thuốc đều dựa trên đặc điểm của tổn thương da. Thí dụ những tổn thương xung huyết do viêm có kèm theo cả loét và tiết dịch nên dùng các thuốc thanh nhiệt thu liễm như long đởm thảo, cam thảo, ngũ bội tử, khổ sâm. Nếu da dày thô hoặc có niken hoá thì nên dùng các thuốc nhuận phu trừ ngứa như dầu đậu đen. Ngứa dùng các thuốc trừ ngứa như long não, bạc hà, băng phiến, thương nhĩ tử, minh phàn.
  • Lựa chọn dạng thuốc: sự thành bại trong khi sử dụng thuốc  ngoài  được quyết định không chỉ dựa vào việc chọn thuốc cho đúng, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đúng đắn dạng thuốc. Việc lựa chọn không xác đáng dạng thuốc không chỉ  làm giảm tác dụng của thuốc mà còn có thể  làm cho bệnh tình nặng hơn (ví dụ như dùng thuốc mỡ trong những trường hợp có loét và tiết dịch). Nguyên tắc lựa chọn dạng thuốc như sau:
  • Tổn thương là ban đỏ, nốt sẩn nên dùng dạng tán, thuốc nước,
  • Nổi mày đay nên dùng thuốc nước, rượu thuốc,
  • Mụn nước, mụn mủ nên dùng cách đắp ướt, cao mềm, thuốc nước, thuốc dầu.
  • Tổn thương loét, tiết dịch nên dùng cách đắp ướt, thuốc dầu.
  • Tổn thương đóng vẩy nên dùng thuốc mỡ, thuốc dầu.
  • Tổn thương là vẩy da nên dùng thuốc mỡ, dầu, kem…
  • Tổn thương nứt nẻ nên dùng thuốc mỡ, kem, thuốc dầu.
  • Tổn thương niken hoá nên dùng thuốc mỡ, cao cứng, cao mềm, thuốc dầu.
  • Hơn nữa trong quá trình điều trị các tổn thương da không ngừng thay đổi, việc ứng dụng dạng thuốc cũng cần phải có thay đổi cho phù hợp.
4.  Một số vị thuốc thường dùng ngoài
  • Chữa ngứa: địa phu tử, bạch tiễn bì, thương nhĩ tử, băng phiến, bạc hà, long não, sà sàng tử.
  • Thuốc nhuận phu: sinh địa, đương quy, hồ ma nhân, tử thảo, sáp ong, hạnh nhân, mỡ lợn, dầu vừng, đào nhân.

Thuốc giải độc: hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, đại hoàng, chi tử, thanh đại, đại thanh diệp, tử hoa địa đinh, kim ngân hoa, liên kiều, mã xỉ hiện, bồ công anh, xa tiền thảo.

  • Thuốc thu liễm: thục thạch cao, hoạt thạch, lò cam thạch, khô phèn, ngũ bội, hải phiêu tiêu, chè xanh, thương truật, xích thạnh chi, luyện long cốt, luyện mẫu lệ.
  • Thuốc trừ hàn: can khương, ngô thù, bạch chỉ, nhục quế, ô đầu, nam tinh, xuyên tiêu, khương hoàng, trần bì, ngải diệp.
  • Thuốc sinh cơ: nhũ hương, một dược, huyết kiệt, hổ phách, đại giả thạch.
  • Thuốc hoạt huyết: hồng hoa, tam lăng, nga truật.
  • Thuốc hữu cơ: nha đảm tử, ô
  • Thuốc sát trùng: khổ sâm, lưu hoàng, hùng hoàng, bách bộ, đại phong tử, khinh phấn, thuỷ ngân.
  • Thuốc chỉ huyết: tam thất, địa du, trắc bách diệp sao đen, bồ hoàng, huyết dư thán, bạch cập, tử thảo.
  • Thuốc tử mỡ: sinh trắc bách diệp.
5.  Một số bài thuốc thường dùng ngoài
Thất lý tán:

Thành phần: huyết kiệt 30g, nhi trà 6g, chu sa 3,6g, hồng hoa, nhũ hương, một dược mỗi vị 3g, băng phiến mỗi vị 0,36g.

Cách bào chế: các vị thuốc tán nhỏ, trộn đều.

Tác dụng: hoạt huyết, hoá ứ.

Chỉ định: các trường hợp ngoại thương có chảy máu.

Cách dùng: trộn với rượu trắng cho thành hồ rồi đắp lên nơi tổn thương.

Cửu nhất đan:

Thành phần: thục thạch cao 900g, thăng đan 100g.

Cách bào chế: nghiền nhỏ, trộn đều.

Tác dụng: bài nùng, khứ hủ.

Chỉ định: dùng trong các vết lở loét, các lỗ rò.

Cách dùng: rắc lên trên tổn thương hoặc vê thành sợi rồi nhét vào các lỗ rò.

Nhị vị bá độc tán:

Thành phần: minh hùng hoàng, bạch phàn mỗi vị 100g.

Cách bào chế: nghiền nhỏ, trộn đều.

c dụng: bá độc tiêu thũng, thanh nhiệt chỉ thống.

Chỉ định: dùng trong các trường hợp mụn nhọt.

Cách dùng: hoà với nước chè đặc hoặc nước vắt của hành rồi đắp lên nơi tổn thương.

Đại hoàng thang:

Thành phần: đại hoàng 15g, quế chi 20g, đào nhân 30g.

Cách bào chế: nghiền nhỏ, bọc vào một miếng vải rồi đem sắc lấy nước trong.

Tác dụng: nhuận táo, dưỡng phu.

Chỉ định: dùng trong bệnh vẩy cá.

Cách dùng: đắp dịch thuốc lên nơi tổn thương.

Tam diệu tán:

Thành phần: binh lang 100g, thương truật 100g, hoàng bá 100g.

Cách bào chế: tán nhỏ trộn đều. Tác dụng: thẩm thấp, chỉ dưỡng. Chỉ định: chàm, viêm da.

Cách dùng: khi xuất tiết ít thì rắc lên nơi tổn thương, vào thời kỳ bong vẩy thì trộn với dầu vừng rồi bôi lên nơi tổn thương.

Cao mã xỉ hiện:

Thành phần: bột mã xỉ hiện 50g, sáp ong 10g, mỡ lợn 40g.

Cách bào chế: đun cho tan sáp ong và mỡ, sau đó cho bột mã xỉ hiện vào trộn đều thành cao.

Tác dụng: sát trùng.

Chỉ định: các trường hợp nấm ở lông.

Ngũ bội tử thang:

Thành phần: ngũ bội tử, phác tiêu, liên phòng, tang ký sinh, kinh giới, mỗi vị 30g.

Cách bào chế: sắc lấy nước.

c dụng: tiêu thũng chỉ thống, thu liễm chỉ huyết.

Chỉ định: chàm ở giang môn, trĩ, sa trực tràng.

Cách dùng: xông hơi thuốc nóng vào nơi có bệnh, sau đó ngâm, ngày 2-3 lần

Đan sâm cao:

Thành phần: đan sâm, xích thược, mỗi vị 60g, bạch chỉ 30g.

Cách bào chế: 3 vị trên ngâm trong rượu một đêm, sau đó cho vào 180g mỡ lợn rán nhỏ lửa, lọc bỏ cặn, lấy mỡ dùng.

Chỉ định: viêm tuyến vú giai đoạn đầu, ban có thâm nhiễm trên da.

Ngọc cơ tán:

Thành phần: đậu xanh 250g; hoạt thạch, bạch chỉ, bạch phụ tử, mỗi vị 6g.

Cách bào chế: nghiền thành bột mịn.

Tác dụng: vinh cơ nhuận phu.

Chỉ định: tàn nhang, xạm da, da khô nứt nẻ.

Cách dùng: trộn với nước sôi thành hồ rồi bôi lên nơi tổn thương.

Tứ hoàng cao:

Thành phần: kinh giới 3g, chi tử 3g, ngưu bàng tử 3g, hoàng liên 3g, hoàng cầm 3g, liên kiều 3g, bạc hà 3g, mộc thông 3g, bồ hoàng 3g, đăng tâm 1,5g, cam thảo 1,5g.

Cách bào chế: nhiền thành bột mịn, trộn đều.

Tác dụng: thanh nhiệt tả hoả.

Chỉ định: loét miệng.

Cách dùng: bôi vào nơi tổn thương, ngày 2-3 lần.

Rượu đông trùng hạ thảo:

Thành phần: đông trùng hạ thảo 60g, rượu trắng 240ml.

Cách bào chế: ngâm vào rượu trong 7 ngày, lọc bỏ bã lấy rượu trong.

Tác dụng: bổ khí huyết, kích thích mọc và làm đen tóc.

Chỉ định: rụng tóc và tóc bạc sớm.

Rượu bách bộ:

Thành phần: bách bộ 20g, rượu cao lương 80ml.

Cách bào chế: bách bộ tán nhỏ, ngâm trong rượu 1 tháng, lọc bỏ cặn lấy rượu trong để dùng.

c dụng: sát trùng giải độc, khu phong chỉ dưỡng.

Chỉ định: ghẻ, viêm da thần kinh, mề đay.

Cách dùng: bôi vào nơi có bệnh ngày 2-3 lần.

Kim hoàng tán:

Thành phần: đại hoàng, khương hoàng, hoàng bá, bạch chỉ mỗi loại 25g; nam tinh, trần bì, thương truật, hậu phác, cam thảo mỗi vị 10g; thiên hoa phấn 50g.

Cách bào chế: những vị thuốc trên tán nhỏ, trộn đều. Tác dụng: thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu thũng, chỉ thống. Chỉ định: mụn nhọt thuộc dương chứng.

Cách dùng: trộn bột thuốc với nước vắt của hành, mật ong hoặc dầu thực vật rồi bôi lên chỗ bị bệnh ngày từ 1-2 lần.

Cao hoàng liên:

Thành phần: hoàng liên 9g, đương quy 15g, hoàng bá 9g, sinh địa 30g, kh-

ương hoàng 9g, dầu vừng 360g, sáp ong 120g.

Cách bào chế: những vị thuốc trên trừ sáp ong, cho vào dầu vừng rán nhỏ lửa cho đến khi vàng khô, chắt bỏ bã, thêm sáp ong vào, đun tan.

Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, nhuận táo chỉ dưỡng.

Chỉ định: bỏng, mụn mủ trên da, nứt nẻ chân tay.

Cách dùng: bôi hoặc đắp lên nơi có bệnh ngày 1-2 lần.

Cao chữa chàm:

Thành phần: thanh đại 60g, bột hoàng bá 60g, oxyd kẽm luyện với thạch cao 620g, dầu vừng 620ml, vaselin 930g.

Cách bào chế: những vị thuốc trên nghiền thành bột mịn, sau đó luyện với dầu vừng và vaselin, trộn đều.

Tác dụng: chàm, viêm da.

Cách dùng: bôi vào nơi có bệnh ngày 2-3 lần.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*