Suy nhược thần kinh và rối loạn phân ly

 

SUY NHƯỢC THẦN KINH

1. Đại cương

Theo phân loại Quốc tế lần thứ 10 (ICP – X) năm 1992, các bệnh và hội chứng thuộc nhóm rối loạn thần kinh chức năng được xếp vào mục F4 mang tiêu đề “Loạn thần kinh chức năng, các rối loạn có liên quan đến Stress và dạng cơ thể”.

Trong mục này được chia từ nhóm F40 – F48 gồm nhiều loại hội chứng bệnh lý như: Các rối loạn, lo âu và ám ảnh, phản ứng với Stress, các rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phân ly, suy nhược thần kinh.

            Những bệnh lý trên xảy ra do căn nguyên tâm lý hoặc có liên quan đến những chấn thương tâm lý (Stress) vì vậy còn được gọi là các bệnh tâm căn. Hội chứng suy nhược thần kinh có thể gặp trong nhiều bệnh lý thực thể như sau: Chấn thương sọ não, vỡ sơ động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, sau nhiễm khuẩn…

            Khi hội chứng suy nhược thần kinh xảy ra do các nguyên nhân tâm lý được gọi là bệnh suy nhược thần kinh hay có tài liệu viết là tâm căn suy nhược.

            Bệnh suy nhược thần kinh thường xảy ra do căng thẳng tâm lý kéo dài như mâu thuẫn trong công tác, trong cuộc sống gia đình, lao động trí óc căng thẳng kéo dài… Theo TP > Paplov và AG và Ivanov đã nêu ra 2 thể chính của bệnh suy nhược thần kinh là: Suy nhược thần kinh thể cường và suy nhược thần kinh thể nhược xen giữa hai giai đoạn còn được mô tả như suy nhược thần kinh hệ trung gian.

            Ở giai đoạn đầu quá trình ức chế tích cực, ức chế nội hay ức chế có điều kiện là quá trình dễ bị suy yếu nên nó bị suy yếu trước. Do đó giai đoạn này nổi bật lên các triệu chứng dễ bị kích thích và mất khả năng tự chủ.

            Ở giai đoạn trung gian quá trình hưng phấn bắt đầu suy yếu với đặc điểm là hưng phấn dễ xuất hiện như mau suy yếu, lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng suy nhược thần kinh dễ bị kích thích.

            Ở giai đoạn 3: Suy nhược thần kinh thể nhược xuất hiện ức chế bảo vệ quá trình giới hạn, quá trình hưng phấn bị suy yếu rõ hơn, lâm sàng biểu hiện rõ của người bị suy nhược.

2. Lâm sàng và nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán

            Theo tiêu chuẩn quốc tế, chẩn đoán quyết định suy nhược thần kinh đòi hỏi những tiêu chuẩn:

a) Hoặc là những phàn nàn dai dẳng và đau khổ vì mệt mỏi tăng lên sau một cố gắng trí óc hoặc là những phàn nàn dai dẳng đau khổ vì suy yếu cơ thể, kiệt sức sau một cố gắng tối thiểu về thể lực.

b) Ít nhất có một trong các biểu hiện chính sau:

  • Cảm giác đau mỏi cơ
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Đau căng đầu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Không có khả năng thư giãn
  • Tính cáu kỉnh, dễ kích thích

 

c) Các triệu chứng không hồi phục bởi nghỉ ngơi và thư giãn.

d) Các rối lọan trên kéo dài nhiều hơn 3 tháng

            Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật, trầm cảm, không đủ dai dẳng trầm trọng để đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn rối loạn đặc hiệu thuộc loại bệnh lý khác.

            Trong chẩn đoán cần phân biệt với một số bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu, trong suy nhược thần kinh triệu chứng quan trọng là bệnh nhân dễ mệt mỏi yếu đuối và lo lắng do hiệu suất trí óc và cơ thể bị suy giảm mà không phải do một bệnh thực thể nào gây nên.

            Khả năng lao động trí óc và thể lực giảm sút do mau mệt, nhất là một gắng sức về trí óc hoặc sau căng thẳng tâm lý bệnh nhân thấy suy sụp, không thể làm tiếp được hoặc làm việc không có hiệu suất.

            Đau đầu biểu hiện lan tỏa, âm ỷ như kiểu “Đội mũ chặt”, đau không thành cơn, đau tăng khi suy nghĩ, lo lắng, có khi chỉ tiếng động nhỏ cũng khó chịu và làm đau đầu tăng lên, có thể kèm theo chóng mặt không có hệ thống.

             Rối loạn giấc ngủ: Giấc ngủ nóng, đầy mộng mị, có thể mất ngủ hoàn toàn, nhiều trường hợp do ngủ không sâu nên bệnh nhân có cảm giác mất ngủ trắng đêm.

             Bệnh nhân cảm thấy đau mỏi cơ bắp, đau khắp các mình mẩy do giảm ngưỡng chịu đựng với các kích thích.

            Bệnh nhân thường kém mất kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, dễ cáu gắt, nóng tính. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân nôn nóng muốn làm ngay. Khi làm thì lại chóng chán nản, mệt mỏi, bỏ dở công việc. Người bệnh dễ xúc động, dễ khóc.

            Ở giai đoạn nhược bệnh nhân không có ham thích về việc làm, chán nản cuộc sống, không làm việc trí óc tiếp được, lao động chân tay chóng mệt mỏi, trí nhớ giảm. Ngoài ra còn biểu hiện các rối loạn thần kinh thực vật như đau vùng trước tim, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, tức ngực khó thở, toát mồ hôi, có cơn nóng bừng hoặc lạnh toát, run chân tay, khó tiêu, giảm hoạt động sinh dục, di tinh…

            Do vậy trong chẩn đoán bệnh suy nhược thần kinh cần tìm yếu tố tâm lý, đồng thời chú ý tìm các nguyên nhân tổn thương thực thể của não.

 

RỐI LOẠN PHÂN LY

1. Đại cương

Các rối loạn phân ly chủ yếu bao gồm các thể Hystera cũ

            Những rối loạn phân ly là biểu hiện mất sự hòa hợp một phần hay hoàn toàn giữa biểu hiện với những bệnh lý thực tổn, giữa sự kiểm soát có ý thức của bệnh nhân với những vận động, cảm giác, giác quan của bệnh nhân. Những rối loạn này ở mức độ khác nhau và có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, hoặc từ giờ này sang giờ khác.

             Sự khởi đầu và kết thúc của trạng thái phân ly thường đột ngột, sự thay đổi hoặc biến mất các trạng thái phân lý có thể thấy trong khi thực hiện các giải pháp tâm lý hiệu pháp. Nói chung, các trạng thái phân ly có khuynh hướng giảm dần trong vài tuần hoặc vài tháng.

            Các trạng thái cấp tính sau sang chân thường xuyên giảm nhanh hơn, các trạng thái mãn tính đặc biệt là liệt và tê giảm chậm hơn, vì thường nó kết hợp với những vấn đề tâm lý không giải quyết được.

            Người mắc các rối loạn phân lý thường không vượt nổi những khó khăn mà đối với người khác có thể khắc phục được. Các rối loạn phân ly thường gặp ở người trẻ, ở những người có loại thần kinh “nghệ sỹ” có nhân cách dễ bị ám thị hay gặp ở nữ giới.

https://www.youtube.com/watch?v=bRHhfiihXKI

2. Nguyên nhân chỉ đạo chẩn đoán

  • Để chẩn đoán quyết định các rối loạn phân ly phải có những tiêu chuẩn sau:

            + Các thể lâm sàng diệt định cho các rối loạn được mô tả (trong các thể rối loạn phân ly).

            + Không có bằng chứng của một tổn thương thực thể nào có thể giải thích các triệu chứng.

            + Bằng chứng có nguyên nhân tâm lý có nhiều thể lâm sàng như: Sững sờ phân ly, quên phân ly, các rối loạn phân ly vận động và cảm giác, co giật phân ly, mất tiếng phân ly… Nếu khám xét kỹ về thần kinh và tâm thần ta thấy các triệu chứng bệnh lý ở đây không phù hợp với các triệu chứng thực thể về thần kinh.

  • Không tìm thấy tổn thương thực thể về thần kinh trong khi khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng như không có phản xạ bệnh lý bề thấp, không mất phản xả gân xương, không có rối loạn cơ vòng thực sự… các xét nghiệm như xét nghiệm dịch não tủy chụp CT – scan đều bình thường.
  • Căn nguyên tâm lý rõ rệt, có sự kiện sang chân vào thời gian xuất hiện triệu chứng lâm sàng.

 

3. Lâm sàng một số thể rối loạn phân ly:

  • Co giật phân ly:

            Cơn co giật phân ly thường xảy ra như là có chuẩn bị trước do vậy bệnh nhân ngã ít gây chấn thương, trong cơn bệnh nhân không mất ý thức. Cơn có khi kéo dài hàng chục phút, vài giờ, càng đông người chứng kiến càng co giật mạnh và càng lâu cơn, điểu hình là bệnh nhân ưỡn cong người thành hình cung, mắt lim dim, chân tay đập lung tung, trong cơn hiếm có cắn vào lưỡi, thâm tím da niêm mạc và đái ra quần. Sau cơn bệnh nhân có thể mô tả cơn của mình. Để chẩn đoán phân biệt với động kinh ngoài việc quan sát cơn, cần khám kỹ thần kinh và ghi điện não để xác định chẩn đoán.

  • Các rối loạn phân ly vận động và cảm giác biểu hiện bằng “Bại” hoặc “Liệt” hoặc “Mất cảm giác” thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý. Thực sự không phải là bại hay liệt mà nói đúng hơn là có biểu hiện tử ngoại vận động cơ thể, hoặc nửa người hoặc là một chi. Mất vận động không phù hợp với một tổn thương giải phẫu khu trú về thần kinh. Không có biểu hiện rối loạn phản xạ, tương lực cơ của liệt trung ương hoặc liệt kiểu ngoại vi. Kiểu “liệt” dễ bị ảnh hưởng bởi những bệnh nhân xung quanh và có thể thay đổi từng lúc phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của bệnh nhân, thầy thuốc và những người xung quanh bệnh nhân.
  • Sững sờ phân ly: Biểu hiện lâm sàng cụ thể bệnh nhân nằm hoặc có thể ngồi bất động trong thời gian dài, không có vận động tự ý và những đáp ứng bình thường đối với các kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng động bệnh nhân vẫn mở mắt cử động nhãn cầu bình thường, không có rối loạn về tương lực cơ, không có rối loạn các phản xạ, hoạt động tim mạch và hô hấp.
  • Các thể mất giác quan phân ly: có thể gặp rối loạn các giác quan như rối loạn thị giác, điếc, mất khứu giác phân ly.

 

Điều trị suy nhược thần kinh và rối loạn phân ly

            Bệnh nhân suy nhược thần kinh và các rối loạn phân ly có ngưồn gốc tâm lý cho nên điều trị chủ yếu là tâm lý liệu pháp. Các biện pháp tâm lý áp dụng từng bệnh nhân tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện. Trước hết là giải quyết các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống xã hội.

            Trong điều trị áp dụng những biện pháp điều trị tâm lý nhằm khôi phục lại căng thẳng bằng quá trình hưng phấn và ức chế của vỏ não như tâm lý thư giãn, dưỡng sinh, hoặc cho bệnh nhân tham quan xem văn nghệ… giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ nguyên nhân chấn thương tâm lý và hiểu được bệnh của họ có thể chữa khỏi được.

            Kết hợp với biện pháp tâm lý là điều trị triệu chứng, dùng các thuốc tây và Đông y như: Thuốc giảm đau, an thần, thuốc ngủ. Đặc biệt chú ý động viên bệnh nhân ăn uống, dùng thuốc nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân. Như vitamin các loại, axitamin và kết hợp với châm cứu bấm huyệt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*