Sau mắc COVID-19, người bệnh nên ăn uống thế nào để phục hồi tốt nhất?

 - Ảnh 2.

Vì sao dinh dưỡng phục hồi lại quan trọng?

COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm, có thể gây ra các triệu chứng sốt, ho, suy nhược chung, đau, khó thở cũng như thay đổi vị giác và khứu giác. Người mắc COVID-19 bị ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng ở nhiều mức độ; do tăng nhu cầu dinh dưỡng gây ra do sốt, nhiễm trùng huyết, khó thở và giảm lượng dinh dưỡng do ho quá nhiều, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài, kém ăn và các vấn đề tiếp cận thực phẩm.

 - Ảnh 2.

Người phục hồi sau mắc COVID-19 cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng.

Do vậy, ăn uống đầy đủ và duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng để duy trì sức khỏe và thể lực để đảm bảo cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất) giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và giúp bạn mau phục hồi sau mắc bệnh. 

photo-1631185549859

Nguyên tắc chung là đảm bảo chế độ ăn lành mạnh và cân bằng theo hướng dẫn của Tháp dinh dưỡng hợp lý cho từng độ tuổi cung cấp cho bạn thông tin về những gì nên ăn và ăn bao nhiêu để đảm bảo bạn có được một chế độ ăn uống hợp lý.

– Đảm bảo ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm trong từng nhóm thực phẩm (nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), phối hợp thực phẩm nguồn gốc thực vật và động vật hợp lý để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh và phục hồi sau mắc bệnh.

photo-1631185550485

– Đảm bảo ăn 3-4 bữa mỗi ngày, có thể chia nhỏ bữa và thêm bữa phụ, ăn nóng, thức ăn nên luộc, hấp nấu chín mềm. Nếu ăn không đủ nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

– Nên ăn ít thịt, thay bằng cá, tôm, cua. Nên ăn các loại đậu, đỗ. Mỗi tuần nên ăn ít nhất 3 bữa cá, 3 quả trứng và ăn thêm sữa chua.

– Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, trong đó chất béo thực vật chiếm khoảng 35% tổng lượng chất béo trở lên.

– Hạn chế ăn muối và gia vị mặn, bột ngọt, đường và đồ ngọt, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn.

– Những người đang mắc các bệnh mạn tính: như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh gout… cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng bệnh lý theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

– Bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn.

– Uống đủ lượng nước cần thiết hằng ngày (khoảng 1200ml -1800ml/ngày).

– Bổ sung thêm các vitamin C, D để tăng cường sức khoẻ trong điều kiện cách ly, hạn chế tiếp xúc xã hội dài ngày.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*