Quy trình tầm soát ung thư dạ dày diễn ra như thế nào?

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Tầm soát ung thư dạ dày được cho là phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất để phát hiện sớm căn bệnh này. Tuy nhiên, quy trình tầm soát bệnh ra sao vẫn là thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

1. Vì sao nên tầm soát ung thư dạ dày?

Hiện nay, bệnh ung thư dạ dày ở Việt Nam đang có diễn biến phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh và có dấu hiệu trẻ hóa. Phần lớn bệnh nhân đều phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khiến tỉ lệ chữa khỏi rất thấp. 

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Tầm soát ung thư dạ dày có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì cơ hội chữa khỏi bệnh là rất cao, tỉ lệ sống trên 5 năm là khoảng 90%. Ngược lại, càng phát hiện muộn, cơ hội chữa khỏi bệnh càng thấp. Khi tế bào ung thư đã di căn, tỉ lệ này chỉ còn khoảng 10%.

Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm nhưng không phải là bệnh vô phương cứu chữa. Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh sớm nhất có thể và được chữa bệnh hiệu quả. 

Theo các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa, tầm soát ung thư dạ dày không chỉ mang đến nhiều lợi ích về kết quả điều trị mà còn tác động tích cực đến tâm lý người bệnh. Bởi khi phát hiện bệnh sớm, người bệnh sẽ thoải mái hơn, suy nghĩ tích cực hơn và cải thiện sức khỏe dễ dàng hơn, đồng thời tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Quy trình tầm soát ung thư dạ dày

Trong quá trình tầm soát ung thư dạ dày, các kỹ thuật được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Dưới đây là các bước thực hiện trong quy trình tầm soát bệnh: 

Bước 1: Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên và quan trọng khi tầm soát ung thư dạ dày của bạn. Ở bước này, chuyên gia sẽ hỏi bạn về các thông tin như độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh của cá nhân và gia đình, có triệu chứng bất thường hay không và cụ thể là gì,… Đây là những câu hỏi quan trọng để bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám vùng thượng vị và ổ bụng. Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm những xét nghiệm cần thiết khác. 

Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết

Thông thường, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm như nội soi, chụp CT, sinh thiết, xét nghiệm máu,… để chẩn đoán bệnh. Với mỗi đối tượng, sẽ có yêu cầu cụ thể khác nhau.

Nội soi có thể giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương của dạ dày

Nội soi có thể giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những tổn thương của dạ dày

Nội soi dạ dày

Phương pháp nội soi dạ dày được cho là phương pháp hiệu quả để phát hiện các bệnh lý về dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng ống nội soi rồi đưa ống này vào thực quản xuống sâu đến dạ dày và có thể quan sát rõ tình trạng bên trong. 

Bước này là bước giúp các bác sĩ dễ dàng quan sát và đánh giá những tổn thương của dạ dày, bao gồm hình dạng, kích thước của những khối u, vết loét,… Lấy mẫu tổn thương của dạ dày để sinh thiết cũng được thực hiện trong khi nội soi. 

Hiện nay, tầm soát ung thư dạ dày thông qua nội soi dạ dày bao gồm 2 phương pháp: Nội soi qua miệng không không mê hoặc có gây mê và phương pháp nội soi qua mũi. Những phương pháp này đều đơn giản và được thực hiện nhanh chóng. 

Sinh thiết

Trong quá trình nội soi, nếu có nghi ngờ, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để đưa vào dạ dày, rồi lấy các tế bào niêm mạc dạ dày ở nơi xuất hiện tổn thương và quan sát những mẫu tế bào này dưới kính hiển vi. 

Sinh thiết là phương pháp giúp chẩn đoán tế bào khối u là lành tính hay ác tính. Đồng thời, đối với các trường hợp viêm loét dạ dày, đây cũng là cách để nhận biết người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori (vi khuẩn hp) hay không.

Xét nghiệm máu giúp tìm chất chỉ điểm ung thư

Xét nghiệm máu giúp tìm chất chỉ điểm ung thư

Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính được áp dụng đối với những bệnh nhân có dấu hiệu lạ để phát hiện ung thư dạ dày đã di căn đến các cơ quan khác hay chưa. Với phương pháp tầm soát ung thư dạ dày này, các bác sĩ sẽ không qua can thiệp trực tiếp vào cơ thể để chẩn đoán bệnh mà chủ yếu dựa vào những hình ảnh được chụp lại. Những hình ảnh này có thể cho thấy rõ tình trạng thương tổn của dạ dày ra sao, những khối u đã xâm lấn đến các bộ phận nào. 

Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư

Ngoài những phương pháp kể trên, xét nghiệm máu cũng là một cách hiệu quả giúp tìm ra các chất chỉ điểm bệnh ung thư dạ dày – chỉ số CA 72-4.

CA 72-4 còn gọi là glycoprotein, đây là từ viết tắt của carbohydrate 72-4. Đối với người khỏe mạnh, chỉ số CA 72- 4 sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml nhưng ở người mắc bệnh ung thư dạ dày, chỉ số CA 72 – 4 sẽ cao hơn 6,9 U/ml.

Chỉ số pepsinogen I  có ý nghĩa trong việc chẩn đoán viêm dạ dày thể teo. Cụ thể, nếu bệnh nhân bị viêm teo dạ dày, mức độ pepsinogen I huyết thanh có thể giảm xuống dưới 20 ng/mL. Chỉ số này sẽ thay đổi  tùy thuộc vào mức độ tổn thương niêm mạc.

Theo các chuyên gia, nồng độ của chỉ số này sẽ thay đổi theo các giai đoạn của bệnh vì thế, thông qua đó, các bác sĩ sẽ quan sát và nhận biết, đánh giá chính xác về tình trạng, giai đoạn ung thư dạ dày của bệnh nhân.

Tầm soát ung thư dạ dày là cách tốt nhất để chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm. Tuy nhiên, để có được kết quả và hướng điều trị chính xác, bạn cần phải lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*