Phương pháp hồi chức năng sau bỏng

phuc-hoi-chuc-nang-sau-bong
Bị bỏng là một phản ứng thông thường của da khi tiếp xúc với nhiệt độ bất thường đột ngột, nhưng có nhiều dạng bỏng tổn thương sâu, có khả năng phát triển và ảnh hưởng tới chức năng các bộ phận khác trên cơ thể.

phuc-hoi-chuc-nang-sau-bong

1.Bỏng da là gì?

Bỏng là một dạng tổn thương biểu bì da cùng các tổ chức mô dưới da, xảy ra do tiếp xúc nhiệt độ hóa chất hay các tác nhân khác mang tính vật lý như quá nóng, quá lạnh…

Nếu chỉ là những vết bỏng nhỏ thông thường có thể dễ dàng xử lý mà không gặp vấn đề gì khó khăn, sinh hoạt hàng ngày cũng không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những vết bỏng sâu, bỏng nặng hơn, đi kèm với những vết loét da, tổn thương sâu, như vậy bắt buộc cần phải đến tay nghề chuyên môn của các bác sĩ.

2. Điều trị di chứng sau bỏng

  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị như: corticosteroid sẽ được dùng để tiêm trực tiếp vào vết sẹo, các loại thuốc bôi cùng kháng sinh penicillamin, histamin, colchicin, methotrexat, hirudoid, madecassol…

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ sử dụng các biện pháp bằng cơ học để khắc phục: phương pháp tạo lực ép, phương pháp ép lực kết hợp sử dụng silicon bằng gel, đặc biệt là các phương pháp cố định cổ, tứ chi bằng dụng cụ cơ học.

  • Vật lý trị liệu cũng là một phần của phác đồ điều trị như: chiếu ánh sáng tia X, chạy máy điện xung, siêu âm, áp lạnh, chiếu laser CO2, hay chiếu laser màu các loại…

Trong việc điều trị các di chứng do bỏng gây nên, ngày nay người ta cũng rất quan tâm phương pháp phẫu thuật, đặc biệt đối với những vết sẹo lớn, hay sẹo có khả năng co kéo, làm mất tính thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin. Tuy nhiên, thường phải đến ngoài 6 tháng khi những vết bỏng đã liền, trở thành sẹo ổn định mới được bác sĩ đồng ý phẫu thuật.

Nếu thực hiện phẫu thuật ngay khi sẹo đã ổn định ở dạng mềm, chưa phải dạng cứng thì bên trong vết thương vẫn còn xuất hiện các tế bào phần tử bị viêm, và tác động thuốc vào sẽ gây co kéo lần thứ phát, co kéo ngay sau thực hiện phẫu thuật. Khi ấy bác sĩ phải có các phương án phát sinh kịp thời, đặc biệt một lần phẫu thuật sẽ không khắc phục được hoàn toàn mà phải qua từng giai đoạn giải quyết từng phần, bên cạnh đó kết hợp vận động vật lý trị liệu để nhanh hồi phục.

phuc-hoi-chuc-nang-sau-bong-1
Sử dụng các loại thuốc đặc trị để phục hồi da sau bỏng

3. Phục hồi chức năng sau bỏng

3.1 Xử lý vết bỏng

  • Loại bỏ ngay những tác nhân gây bỏng hoặc có thể những vùng đang bị cháy hoặc các loại hoá chất.
  • Nếu bị bỏng nguyên nhân do các loại hoá chất, cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo. Người giúp cũng cần thận trọng, tránh việc bị hóa chất dính vào người.
  • Xử lý vết bỏng ngay bằng việc xối nước lạnh, để hở vết thương, không đắp lên vết thương bất cứ thứ gì tránh nhiễm trùng.
  • Đưa người đang bị bỏng đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện nơi gần nhất.

3.2 Điều trị tại trung tâm y tế, bệnh viện

  • Chống sốc bằng việc truyền máu và truyền dịch
  • Chống tăng lượng đạm huyết bằng cách uống, hay truyền Natribicarbonat
  • Sử dụng thuốc có tác dụng giảm đau khi cơn đau tăng lên đỉnh điểm
  • Phòng bằng các loại thuốc để trợ tim khi có nguy hiểm
  • Sử dụng thuốc bổ khi cần, theo chỉ định bác sĩ
  • Kháng khuẩn, chống uốn ván bằng các loại kháng sinh.
  • Vệ sinh vùng vết thương, thay bông gạc hàng ngày, cắt bỏ phần mô biểu bì, tổ chức da hoại tử khi có.
  • Ăn uống theo chế độ hợp lý: ngày đầu ăn lỏng, dần dần trở lại ăn bình thường.
  • Nếu có vùng da ghép: chăm sóc cẩn thận giữ sống mảnh da ghép và không để bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

3.3 Phẫu thuật phục hồi

Sau phẫu thuật, vận động của các khớp sẽ hạn chế, đặc biệt phẫu thuật tạo hình, chỉnh hình càng cần phục hồi chức năng.

Phẫu thuật ghép da sẽ hạn chế nhiều nhất vận động của khớp.

Chỉnh hình tứ chi và cổ bằng nẹp cố định

Việc này giúp phòng ngừa các trường hợp co rút hoặc làm biến dạng các bộ phận, cùng với đó các khớp có tư thế hoạt động trở lại tốt nhất.

Cố định bằng nẹp phòng ngừa biến dạng lần thứ phát:

  • Cổ: tư thế cổ nằm tránh gập cúi, kê gối từ vùng vai.
  • Cột sống: tránh hiện tượng cột sống cong vẹo, biến dạng, bị gù lưng hay ưỡn lưng trong trường hợp người bị bỏng một vùng bên ngực hay một vùng bên lưng.
  • Nách: hạn chế tối đa mọi cử động từ khớp vai, nẹp vuông góc bằng máng hoặc dùng băng treo tay
  • Chân: đối với người bỏng vùng khuỷu chân hay khớp đầu gối, nẹp trạng thái hoàn toàn duỗi
  • Cổ chân và bàn chân: nẹp vuông góc
  • Cổ tay và bàn tay: nẹp cố định cổ tay và ngón tay
  • Háng: băng bó, nẹp vùng háng mở 60 độ, hạn chế chịu áp lực, tạo khoảng cách để vận động trong lúc nẹp.

Thuốc sử dụng để điều trị: sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng khuẩn, thuốc chống sốc, chống tăng độ đạm huyết, kết hợp cùng xịt hoặc thuốc mỡ bôi bề mặt da.

3.4 Vật lý trị liệu

Phương pháp này giúp ngăn ngừa các biến chứng về hô hấp cũng như co rút cơ khớp, tái tạo tuần hoàn hoạt động và hồi phục chức năng các bộ phận cơ thể.

  • Bỏng nhẹ, diện tích nhỏ: bài tập chủ yếu sẽ là vận động, duy trì thể lực các cơ, khớp, vùng bỏng và ảnh hưởng bị bỏng.
  • Bỏng nặng hơn, nếu phải nằm giường vì thể lực yếu, cần nằm đúng tư thế trong 48 giờ đồng hồ đầu tiên, sau đó mới bắt đầu vận động nhẹ nhàng. Sau 48 giờ, người bệnh nên ngồi dậy, và cứ 3 lần/ngày tập thở, tập ho, chủ động vận động, tích cực và nhẹ nhàng, rồi dần đi lại.
  • Người bệnh được chỉ định điều trị phương pháp băng kín, nên sử dụng nước ấm đắp nhẹ, vệ sinh nhẹ nhàng làm bong dần các mô biểu bì da chết, phục hồi vết thương.
  • Thời điểm vết bỏng hoàn toàn đã lành, nên kết hợp siêu âm cùng các thủ thuật phá vỡ đáy sẹo dính, tránh để lại sẹo.

Nếu người bệnh được chỉ định ghép da: giữ sống miếng da ghép sao cho dính liền với các mô hạt. Bỏng với những vùng không phải chịu đựng trọng lực người bệnh nên nằm bất động từ 5 đến 7 ngày, còn những vùng phải chịu đựng trọng lực nên nằm bất động từ 10 đến 15 ngày. Thời gian đó, nên tập những bài gồng cơ lên ở vùng đang bất động

  • Bài tập phục hồi: những bài tập bắt đầu từ nhẹ nhàng, đảm bảo duy trì hoạt động, lực cơ, đến những bài tập tỉ mỉ cần sự khéo léo của đôi tay.
  • Hồi phục chức năng trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày: tập tự phục vụ mình ăn uống, vệ sinh hàng ngày, sau dần hỗ trợ việc gia đình.

4. Cách hòa nhập cộng đồng

phuc-hoi-chuc-nang-sau-bong-2
Cần cẩn thận trong hoạt động sau khi phục hồi chức năng

Sau quá trình điều trị và phục hồi chức năng khi bị bỏng, người bệnh có thể sớm quay trở lại cùng guồng công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn nên có những lưu ý, cẩn thận trong hoạt động để tránh bị lại sau này hoặc có di chứng bất thường xảy ra.

Điều trị bỏng kết hợp phục hồi chức năng sau bỏng cho sẽ giúp quá trình hồi phục của người bệnh nhanh hơn, người bệnh sớm quay trở lại sinh hoạt hàng ngày hơn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*