Nguyên nhân và điều trị đau bụng kinh

Đau bụng kinh là gì?

1. Đau bụng kinh là gì?

Tên gọi khác của bệnh đau bụng kinh: Hành kinh.

Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ còn trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.

Thông thường, đau bụng kinh được chia làm hai loại chính: đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ đã sinh đẻ, do các nguyên nhân thực thể như tử cung đổ sau, chít lỗ cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…).

Tùy theo cơ địa của từng người mà họ sẽ trải qua kì kinh nguyệt nhẹ nhàng hay dữ dội. Đau bụng kinh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người phụ nữ.

Có những người khi đến kì kinh vẫn như những ngày bình thường, hầu như không có cảm giác đau đớn, khó chịu gì. Một số thì chỉ bị đau bụng nhẹ, âm ỉ, nhâm nhẩm trong ngày đầu là hết.

Tuy nhiên có một số phụ nữ phải trải qua những ngày hành kinh thực sự kinh khủng. Nhiều trường hợp phải nghỉ học, nghỉ làm vì những cơn đau dữ dội trước hoặc trong kỳ kinh.

2. Nguyên nhân đau bụng kinh

Do chế độ ăn uống không hợp lý trong kỳ kinh nguyệt: uống ít nước, ăn nhiều đồ lạnh, không giữ ấm bụng…

Do vận động mạnh hoặc ít vận động, ngồi một chỗ quá nhiều.

Do đặc điểm cấu tạo tử cung của người phụ nữ nhỏ, đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dầy lên chèn ép gây đau. Đặc biệt nếu phụ nữ có CTC quá hẹp, tử cung đổ sau hoặc gập trước nhiều càng dễ gây đau bụng hơn. Bên cạnh đó, muốn đẩy máu ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại. Lúc này chất prostaglandin xuất hiện và gây ra đau bụng kinh.

Bệnh lạc nội mạc tử cung: là tình trạng lạc chỗ của niêm mạc tử cung vào những mô khác nhau của cơ thể. Vì những mảnh niêm mạc lạc chỗ này vẫn sống và chịu ảnh hưởng của các hormon sinh dục nữ nên cũng phát triển và chảy máu như niêm mạc tử cung trong buồng tử cung tự do. Chỉ có khác là niêm mạc tử cung thường lạc chỗ ở nơi đóng kín nên khi chảy máu thì tạo thành những ổ tụ máu và gây đau.

Một số bệnh phụ khoa khác như: Bệnh u xơ tử cung, viêm dính tử cung, u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, viêm nhiễm vùng chậu…

3. Triệu chứng của bệnh đau bụng kinh

Triệu chứng của bệnh đau bụng kinh

Thông thường, quá trình rụng trứng chỉ xảy ra ở một trong hai buồng trứng, luân phiên nhau. Tình trạng nội tiết sẽ quyết định lượng kinh nguyệt, cũng như mức độ đau và các triệu chứng kèm theo đó.

Hàng loạt các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, ói mửa khi ăn bất cứ thứ gì vào bụng, tiêu chảy nặng, toát mồ hôi, người lạnh, chân tay bủn rủn, hoa mắt, chóng mặt, bụng, lưng đau dữ dội, nhói, nghiến lên từng cơn một hầu như không làm được bất cứ việc gì, chỉ nằm một chỗ.

Với những người bị đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt có thể là do cơ địa của họ như vậy, nhưng cũng có thể là dấu hiệu họ đang mắc một bệnh nguy hiểm nào đó.

4. Điều trị bệnh đau bụng kinh

Điều trị bệnh đau bụng kinh

Ăn những thức ăn dễ tiêu hóa trong và trước những ngày hành kinh để không bị đầy bụng, khó tiêu, kích thích lên tử cung.

Chườm nóng lên vùng bụng có tác dụng giảm đau khi hành kinh.

Uống nước gừng nóng giúp làm ấm cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, giảm các cơn đau.

Đi bộ, vận động nhẹ nhàng trước những ngày hành kinh.

Châm cứu cũng có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Sử dụng một số thuốc giảm đau. Như thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp làm giảm cơn đau bụng kinh. Tuy nhiên các bác sỹ không khuyến khích dùng thuốc giảm đau nếu phụ nữ vẫn chịu đựng được cơn đau hành kinh.

Trường hợp của bạn đau bụng kinh dữ dội, nên đi khám phụ khoa để có kết quả chính xác nhất. Có thể đó chỉ là do cơ địa của bạn nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh nguy hiểm, có thể gây vô sinh cho nữ giới.

5. Phòng ngừa cơn đau bụng kinh

Phòng ngừa cơn đau bụng kinh

Nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu trước kỳ kinh nguyệt từ 3-5 ngày, tránh thực phẩm tươi sống, thực phẩm nhiều gia vị hay các loại thực phẩm lạnh có thể kích thích tử cung, ống dẫn trứng hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau bụng.

Tránh những thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu. Không nên ăn nhiều một lúc mà chia thành các bữa nhỏ.

Ngoài ra, cần ăn các loại thực phẩm chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua… bởi nó hỗ trợ khá tốt trong việc giảm cơn đau bụng kinh.

Nên giữ ấm cơ thể để thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp. Bạn nên uống nước ấm và dùng túi giữ nhiệt đặt lên bụng để giúp giảm cơn đau.

Đặc biệt là trong đêm trước của chu kỳ “đèn đỏ”, bạn nên đi bộ nhiều hơn để giúp cơ thể thoải mái.

Nguồn: Thạc sĩ Võ Văn Khoa – BV Đại học Y dược Huế

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*