KỸ THUẬT ĐO CHỨC NĂNG TIM MẠCH BẰNG MÁY ĐO HÔ HẤP TIM MẠCH GẮNG SỨC CPX

Hệ thống đo chức năng hô hấp

ĐẠI CƯƠNG

PHCN Tim mạch là tiến trình nhằm khôi phục lại cho một cá nhân có bệnh lý tim mạch đạt được mức độ hoạt động tối đa phù hợp với chức năng tim mạch của người ấy.

Theo WHO (World Health Organization): PHCN tim mạch là các hoạt động đòi hỏi để đảm bảo cho người bệnh tim mạch đạt được khả năng tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực.

PHCN Tim mạch đã được áp dụng tại nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt là PHCN tim mạch cho người bệnh sau phẫu thuật tim đã được ghi nhận trong hướng dẫn điều trị của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA: American Heart Association) khuyến cáo thuộc nhóm 1, chứng cứ A.

Để PHCN tim mạch cần phải đánh giá chính xác chức năng hô hấp, tim mạch của người bệnh và cần phải xác định chính xác ngưỡng hô hấp yếm khí qua xác định điểm hô hấp yếm khí (AT Point: Anaerobic Threshold Point). Để xác định các chỉ số trên cần phải có một máy đo hô hấp tim mạch gắng sức CPX (Cardio Pulmonary Exercise Testing).

CHỈ ĐỊNH

Nhồi máu cơ tim.

Bệnh động mạch vành.

Suy tim.

Bệnh động mạch ngoại vi.

Bệnh lý cơ tim.

Một số bệnh tim bẩm sinh.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Thủ thuật nong động mạch và đặt Stent.

Cấy ghép tim.

Thay thế van tim.

Hệ thống đo chức năng hô hấp

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Chống chỉ định tuyệt đối liên quan đến tim

Cơn đau thắt ngực không ổn định với những cơn đau ngực gần đây.

Các rối loạn nhịp tim đe dọa nguy hiểm (các rối loạn nhịp nhanh thất hoặc nhĩ)

Suy tim ứ huyết mất bù

Block nhĩ thất độ 2 độ 3.

Viêm cơ tim cấp hoặc viêm màng ngoài tim cấp.

Hẹp động mạch chủ khít.

Bệnh tim phì đại tắc nghẽn nghiêm trọng.

Cao huyết áp không kiểm soát được (huyết áp lúc nghỉ, huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 200, huyết áp tâm trương >= 120 mm Hg)

Nhồi máu cơ tim cấp.

Viêm nội mạc cơ tim cấp.

Thuyên tắc tĩnh mạch sâu cấp, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc tim.

Chống chỉ định tuyệt đối không liên quan đến tim

Thuyên tắc mạch phổi cấp tính hoặc nhồi máu phổi.

Cơn hen cấp.

Tình trạng suy yếu hệ thống cấp (sốt, nhiễm trùng, thiếu máu nghiêm trọng)

Mất khả năng điều hợp, mất khả năng vận động.

Chống chỉ định tương đối

Tăng áp động mạch phổi.

Tăng huyết áp động mạch.

Rối loạn nhịp nhanh hoặc rối loạn nhịp chậm.

Bệnh lý van tim mức độ trung bình.

Bệnh lý cơ tim.

 Rối loạn điện giải (giảm Kali máu hoặc giảm Mg máu)

Tắt động mạch vành nhánh trái.

Bệnh lý cơ tim phì đại.

Bệnh tâm thần.

Động kinh.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ, kỹ thuật viên, hoặc điều dưỡng được đào tạo về PHCN tim mạch và biết cách sử dụng máy CPX.

Người bệnh

Giải thích cho người bệnh hiểu sự cần thiết làm thăm dò chức năng hô hấp tim mạch.

Phương tiện và dụng cụ

Máy thăm dò chức năng hô hấp tim mạch gắng sức CPX.

Máy Monitoring.

Bộ đặt nội khí quản – bóng và mass giúp thở – máy shock điện, bình ôxy,

Tủ thuốc cấp cứu tim mạch.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm cần thiết, các thuốc đang điều trị.

Kiểm tra lại người bệnh, giải thích để người bệnh hợp tác trong quá trình điều trị.

Hệ thống đo chức năng hô hấp

Bước 1:khởi động máy 

Nhấn nút “power” khởi động cpex-1, đợi 10 phút cho đến khi máy khởi động xong.

Khởi động máy tính.

Bật công tắc xe đạp.

Bước 2: chuẩn bị người bệnh (trong thời gian máy khởi động)

Cho người bệnh ngồi xe đạp và cân chỉnh chiều cao cho phù hợp

Đeo mặt nạ thở, và thiết bị đo lưu lượng khí cho người bệnh

Gắn dụng cụ đo nhịp tim.

Bước 3: chuẩn bị máy

Nhấn calibration để kiểm tra dụng cụ đo,khi kiểm tra xong nhấn Ok.

Nhấn Ramp.

Nhập thông tin người bệnh: mã số, tên người bệnh, tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, chẩn đoán, thuốc, chọn Ramp phù hợp người bệnh …. (Ramp 0, 1 dành cho người bệnh, Ramp 2 dành cho người bình thường, Ramp3 dành cho vận động viên).

Bước 4: tiến hành đo

Nhấn vào nút register

Nhấn Start monitoring, kiểm tra các thông số hiển thị

Nhấn Starting.

Theo dõi người bệnh và hướng dẫn cách đạp xe (50 – 60 vòng/phút)

Bước 5: in kết quả

Kết thúc quá trình phân tích: end of analysis

Chọn V-slope (hoặc VE/ VCO­­­2)

Chọn Fix RC point.

Chọn biểu tượng in (mở máy in)

Bước 6:

Tháo các thiết bị trên người người bệnh

Tắt máy sau khi đo xong.

Thời gian đo cho một người bệnh trung bình từ 25 đến 40 phút.

ĐIỂM DỪNG

Người bệnh

Người bệnh muốn ngừng.

Có cơn đau ngực tiến triển nghiêm trọng.

Người bệnh thấy mệt.

Khó thở nhiều.

Những triệu chứng khác (nhức đầu, lẫn lộn, mất điều hợp, xanh nhợt, tím tái, buồn nôn, nôn, chuột rút, đau khớp nhiều)

Thực thể

Chỉ số mạch và huyết áp

Huyết áp tâm thu > 250 mmHg hoặc tăng 10 đến 20 mmHg so với trước khi làm TEST.

Huyết áp tâm trương > 120mmHg hoặc tăng > 20 mmHg so với trước.

Nhịp tim và huyết áp tối đa giảm liên tục hoặc thất bại trong việc làm cho tăng lên mặc dù đã tăng khối lượng bài tập vận động.

Các yếu tố khác

Đã đạt được mục đích điều trị.

Nồng độ oxy máu giảm < 86%.

khi trục trặc kỹ thuật của máy đo (VD: máy điện tim bị sút điện cực).

Lưu ý:

Một sự giảm của huyết áp tâm thu dưới mức huyết áp trước khi tập cần phải hết sức lưu ý ở những người bệnh bệnh tim mạch.

Huyết áp tâm trương thường không thay đổi nhiều (không thay đổi hoặc thay đổi rất ít) đối với người bệnh trong khi thực hiện bài tập.

KẾT QUẢ

HR (Heart Rate): Nhịp tim

VO2 (Oxygen uptake): Thể tích oxy tiêu thụ

VO2/Wt (Oxygen uptake by weight): Thể tích oxy tiêu thụ/Trọng lượng cơ thể

VO2/HR (Oxygen pulse): Thể tích oxy tiêu thụ/nhịp tim

VCO(Carbon dioxide output): Thể tích CO2 thải ra

R (Gas exchange ratio): Tỉ lệ trao đổi khí giữa CO2 và O2 (VCO2/VO2)

VE (Minute ventilation): Thông khí phút

RR (Respiration Rate): Nhịp thở

TV (Tidal volume): Thể tích khí lưu thông

ETO(End – tidal oxygen concentration): Phân suất oxy cuối thì thở ra

ETCO2 (End – tidal Carbon dioxide concentration): Phân suất CO2 cuối thì thở ra.

VE/VO(Oxigen ventilation equivalent): Tỉ lệ thông khí phút/ thể tích oxy tiêu thụ.

VE/VCO(Carbon dioxide equivalent): Tỉ lệ thông khí phút/ thể tích oxy thải ra

VD/VT (Dead space ventilation ratio): Tỉ lệ khoảng khí chết/thể tích khí lưu thông.

METs (Metabolic equivalent): Đương lượng chuyển hóa.

WR (Ergometer work rate): Công thực hiện bài tập.

Bác sĩ sẽ phân tích các chỉ số được máy cung cấp và đề ra chương trình tập luyện phù hợp cho từng người bệnh cụ thể.

THEO DÕI

Trong quá trình thực hiện test phải theo dõi phản ứng của người bệnh, nếu có các dấu hiệu ghi nhận trong điểm kết thúc thì dừng test. Cho người bệnh nằm nghỉ, kiểm tra mạch, huyết áp, ECG.

XỬ TRÍ TAI BIẾN

Nếu người bệnh có những thay đổi về tăng hay giảm về huyết áp, rối loạn nhịp, xử trí như cấp cứu nội khoa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*