Khổ hạnh nhân: Vị thuốc hay trị ho

Hạnh nhân là nhân hạt quả đã chín già của cây mơ [Prunus armeniaca L., họ Hoa hồng (Rosaceae)]. Hạnh nhân có hai loại: khổ hạnh nhân (nhân hạt mơ đắng) hay được dùng và cam hạnh nhân (nhân hạt mơ ngọt). 

Khổ hạnh nhân có chứa amygdalin, dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ cho acid xyanhydric (HCN) và aldehyt benzoic (có tác dụng long đờm). Chất HCN có tác dụng với trung khu thần kinh, lúc đầu gây hưng phấn, sau ức chế có thể dẫn đến co quắp, sau đó hôn mê, nên không được uống quá liều lượng. Dùng sống rất dễ bị ngộ độc; nếu bị ngộ độc, có thể lấy 100-125g vỏ cây mơ, sắc uống để giải độc.

Tính vị: đắng, hơi ấm. Hơi độc. Qui kinh phế đại trường.

Tác dụng: chỉ khái bình xuyễn, nhuận tràng thông tiện.

Chỉ định:

Điều trị phong hàn gây khó thở thường dùng với ma hoàng, cam thảo. Nếu do phong nhiệt khái thấu thường dùng với tang diệp, cúc hoa như bài tang cúc ẩm. Nếu do táo nhiệt khái thấu thường dùng với tang diệp, bối mẫu, sa sâm như bài tang hạnh thang. Điều trị phế nhiệt khái xuyễn thường dùng với thạch cao như bài ma hạnh thạch cam thang.

Điều trị  đại tiện táo bón thường dùng với bá tử nhân, uất quý nhân như bài ngũ nhân hoàn.

Liều dùng: 3 -10g.

Chú ý: thuốc có độc, không nên dùng liều cao.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*