Hội chứng ống cổ tay

Những người dễ mắc hội chứng ống cổ tay:

  • Là người thường xuyên sử dụng máy tính, nhà văn, biên tập viên, người thu tiền quầy tạp hóa, các nhân viên văn phòng, vận động viên bóng bàn…
  • Tỷ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới, nhất là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, có thai, đang dùng thuốc uống tránh thai; hoặc những người mắc bệnh mạn tính như viêm khớp, tiểu đường, suy thận…

Triệu chứng cơ năng

  • Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối, nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay.
  • Chứng tê này thường xuất hiện về đêm ,có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế.
  • Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai.
  • Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy… thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài.
  • Có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày. Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật.
  • Những triệu chứng kể trên là điển hình cho tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay. Thường thì triệu chứng điển hình gặp ở một tay, nhưng cũng có thể gặp ở cả 2 tay

Triệu chứng thực thể:

  • Dấu hiệu Tinel dương tính: gõ trên ống cổ tay ở tư thế duỗi cổ tay tối đa gây cảm giác đau hay tê giật lên các ngón tay.

  • Nghiệm pháp Phalen dương tính: Khi gấp cổ tay tối đa (đến 90º) trong thời gian ít nhất là 1 phút gây cảm giác tê tới các đầu ngón tay

Điều trị:

  • Bệnh nhân cần tránh các cử động lặp đi lặp lại nhiều lần của cổ tay và bàn tay và tránh dùng các dụng cụ gây rung lắc như búa khoang, dụng cụ chà sàn nhà bởi vì chúng có thể làm cho triệu chứng nặng hơn.
  • Những bệnh nhân làm việc với máy tính nên chú ý cải thiện vị trí cổ tay hoặc nâng đỡ cổ tay dù vấn đề này còn đang bàn cải.
  • Dùng nẹp cổ tay có thể có ích cho những bệnh nhân có nghề nghiệp phải cử động cổ tay lặp đi lặp lại.
  • Điều trị bảo tồn bằng các thuốc kháng viêm NSAID hay tiêm corticoide tại chỗ và các loại thuốc bổ thần kinh như B6. Tuy nhiên, kết quả còn hạn chế và tỷ lệ tái phát cao, đó là chưa kể các tác dụng phụ của thuốc nếu sử dụng kéo dài (loét dạ dày,..).
  • Hội chứng ống cổ tay hiện nay được điều trị hiệu quả bằng phẫu thuật xẻ ống cổ tay. Ðây là một phẫu thuật nhẹ nhàng và ít tốn kém. Sau mổ người bệnh có thể điều trị ngoại trú chứ không cần phải nằm viện. Chính vì thế đây là phương pháp điều trị được nhiều bác sĩ chuyên khoa lựa chọn.

https://www.youtube.com/watch?v=CpRpombw7Ak

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*