I. ĐẠI CƯƠNG.
– HIV (Human Immuno-deficiency Virus) là virus gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS (Arquired Immuno Deficiency Syndrom): là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
– Trong cơ thể HIV gây suy giảm miễn dịch (tế bào TCD4 máu giảm dần) dẫn tới cơ thể bị nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư (AIDS). Từ khi nhiễm HIV đến khi thành AIDS khoảng 10 năm. Có thể chỉ vài tháng hoặc kéo dài 15 – 20 năm.
II. ĐẶC ĐIỂM DỊNH TỄ.
* Mầm bệnh
Là HIV – Thuộc họ Lentivirus
HIV xâm nhập vào tế bào làm cho tế bào bị tiêu hủy hoặc tổn thương ỏ các mức độ khác nhau.
HIV dễ chết bởi các thuốc sát khuẩn thông thường, như Javen, cồn 70o, nhiệt độ 100oC, nhưng tia cực tím lại không diệt được HIV.
* Nguồn bệnh: Là người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.
* Đường lây: Cho đến nay, người ta thấy HIV lây qua 3 đường:
+ Lây truyền qua quan hệ tình dục
+ Lây truyền qua máu:
+ Lây truyền từ mẹ nhiễm HIV sang con
III. TRIỆU CHỨNG.
1. Giai đoạn nhiễm HIV cấp.
+ Sau khi HIV vào cơ thể, virus nhân lên ồ ạt, gây ra một số triệu chứng giống cúm (nhưng chỉ khoảng 50% có triệu chứng), như: Sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ khớp; viêm họng, viêm Amydal không hoá mủ.
+ Các triệu chứng tự hết sau vài tuần.
+ Trong 2 – 8 tuần đầu xét nghiệm HIV âm tính, gọi là thời gian “cửa sổ”.
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng (HIV giai đoạn sớm).
Sau thời kỳ nhiễm HIV cấp, cơ thể bệnh nhân gần như bình thường, nhưng xét nghiệm máu thấy HIV (+). Giai đoạn này kéo dài 2 – 8 năm hoặc hơn.
3. Giai đoạn có triệu chứng lâm sàng.
– Sưng hạch kéo dài trên 3 tháng, hạch di động và không đau, sau đó có thể nhỏ dần.
– Sút cân, ra mồ hôi trộm.
– Ỉa chảy tái diễn không rõ nguyên nhân.
– Sốt kéo dài từng đợt (Ba triệu chứng trên gọi là phức hợp cận AIDS).
– Viêm đường hô hấp trên tái diễn: viêm mũi họng, viêm xoang …
– Tổn thương da, niêm mạc kéo dài và hay tái phát: viêm da, nấm da, Zona, chốc mép, loét miệng, …
– Có các bệnh nhiễm trùng cơ hội: viêm phổi, lao phổi, viêm não – màng não, nấm da…
III. CHẨN ĐOÁN.
1. Chẩn đoán nhiễm HIV.
+ Điều kiện để chẩn đoán một người có HIV dương tính là xét nghiệm 3 lần bằng 3 kỹ thuật khác nhau, đều cho kết quả dương tính.
+ Các kỹ thuật thường dùng: Quick test, Serodia, ELISA, Western Blot, PCR (khuếch đại chuỗi gen).
2. Chẩn đoán lâm sàng AIDS.
+ Một số dấu hiệu chính:
– Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
– Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân.
– Sốt kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân.
+ Một số dấu hiệu phụ:
– Ho kéo dài trên 1 tháng.
– Ho kéo dài trên 1 tháng.
– Zona tái phát.
– Herpes lan toả, thường xuyên tái phát.
– Bệnh hạch toàn thân dai dẳng.
– Nhiễm nấm Candida trầm trọng.
– Viêm da, ngứa toàn thân…
Khi có 2 dấu hiệu chính + 1 dấu hiệu phụ = AIDS.
IV. ĐIỀU TRỊ – DỰ PHÒNG.
1. Nguyên tắc chung.
+ Điều trị nhiễm HIV sớm, khi chưa thành AIDS.
+ Kết hợp thuốc kháng virus (ARV) với kháng sinh điều trị nhiễm trùng cơ hội.
+ Chăm sóc, dinh dưỡng tốt để nâng cao thể trạng.
2. Điều trị cụ thể.
* Điều trị nhiễm HIV bằng các thuốc ARV:
+ Một số thuốc: AZT (Zidovudin), 3TC (Lamivudin), D4T (Stavudin), (TDF) Tenofovir, DDI (Didanozin), Indinavir…
* Mục tiêu điều trị:
– Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của HIV.
– Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV.
– Cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
– Giảm sự lây truyền của HIV.
* Điều trị nhiễm trùng cơ hội
+ Lao phổi: theo phác đồ chống lao.
+ Viêm phổi do P. Carinii: Biseptol
+ Điều trị Herpes: Acyclovir
+ Điều trị nấm Candida: Nystatin
3. Dự phòng.
Giáo dục, tuyên truyền về nguy cơ, đường lây và hướng dẫn cách phòng chống HIV cho mọi người đặc biệt là những nhóm có nguy cơ cao.
Để lại một phản hồi