Điều trị bế kinh, vô kinh theo y học cổ truyền

Đau bụng kinh là gì?

Bế kinh, vô kinh

(Trẫn huyết)

1.  Theo y học hiện đại
  • Định nghĩa

Vô kinh là hiện tượng không có kinh nguyệt qua một thời gian quy định. Thời gian ấy là 18 tuổi đối với vô kinh nguyên phát, 3 tháng nếu đã từng có kinh đều, là 6 tháng nếu có kinh không đều.

Người ta còn phân biệt vô kinh sinh lý (xảy ra trong thời kỳ có thai, thời kỳ cho con bú) và vô kinh bệnh lý.

1.2.  Điều trị

Gây vòng kinh nhân tạo theo trình tự: giai đoạn đầu chỉ có oestrogen, giai đoạn sau có cả oestrogen và progesteron giống như vòng kinh tự nhiên.

2.  theo Y học cổ truyền

Trên thực tế lâm sàng y học cổ truyền chỉ chữa loại vô kinh thứ phát và chứng bế kinh, do 2 nguyên nhân chính:

  • Do phần huyết giảm sút gồm: khí hư, huyết hư, lao tổn, vị nhiệt.
  • Do phần huyết bị ứ trệ gồm: phong hàn, khí uất, đàm tắc, huyết ứ làm kinh huyết không vận hành gây bế kinh, vô
2.1.  Khí huyết hư tổn
  • Do huyết hư: hay gặp ở người thiếu máu
    • Triệu chứng: kinh nguyệt vài tháng không có, sắc mặt vàng úa, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, hồi hộp, ăn kém, người gầy, da khô, chất lưỡi nhợt, mạch tế sác.
  • Phép điều trị: bổ khí huyết.
  • Phương:
Bài 1: Đảng sâm 12g Thục địa 12g
Bạch truật 12g Hà thủ ô 12g
Hoài sơn 12g Kê huyết đằng 12g
ý dĩ 12g Ngưu tất 12g
Kỷ tử 12g ích mẫu 16g
Bài 2: Dùng bài Tứ vật đào hồng
Xuyên khung 10g Bạch thược 12g
Đương quy 16g Đào nhân 12g
Thục địa 12g Hồng hoa 10g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 20- 30 thang.

2.1.2.  Do tỳ khí hư
  • Triệu chứng: bế kinh vài tháng, sắc mặt vàng, tinh thần mỏi mệt, đầu choáng, hồi hộp, thở gấp, kém ăn, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm.
  • Phép điều trị: kiện tỳ, ích khí, sinh huyết.
  • Phương: dùng bài Bổ trung ích khí thang gia giảm

Đảng sâm        12g              Bạch truật            12g

Hoàng kỳ          12g              Đương quy          12g

Thăng ma          12g              Sài hồ                   12g

Trần bì             12g              Đan sâm               12g

Ngưu tất           12g              Bạch thược          12g

Hoặc dùng bài Quy tỳ thang gia giảm

Đảng sâm

Bạch truật

Hoàng kỳ

12g

12g

12g

Bạch linh

Cam thảo

Đương quy

12g

12g

12g

Táo nhân 10g Mộc hương 6g
Viễn chí 4g Thục địa 12g
Bạch thược 12g Xuyên khung 8g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

2.1.3.  Do can thận âm hư
  • Triệu chứng: bế kinh vài tháng, người gầy còm, sắc mặt trắng, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, miệng khô, tâm phiền, ít ngủ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
  • Phép điều trị: tư bổ can thận, hoạt huyết. Nếu hư lao (lao phổi) thêm bổ phế âm.
Thục địa

Sơn thù

Phục linh

12g

12g

12g

Sơn dược

Trạch tả

Đan bì

12g

10g

12g

Trạch lan 12g Ng−u tất 12g
ích mẫu 12g Đào nhân 10g
có phế âm hư thì dùng bài Kiếp lao tán
Bạch thược 12g Bán hạ chế 12g
Hoàng kỳ 12g Phục linh 12g
Cam thảo 4g Đương quy 12g
Ngũ vị tử 10g Sa sâm 12g
Agiao 12g Thục địa 12g

 

  • Phương: dùng bài Lục vị gia vị

Sắc uống ngày 1 thang, uống 15-20 thang.

 * Do vị nhiệt:

  • do nhiệt tích ở trung tiêu, không dẫn xuống làm tổn thương tân dịch gây nên bế
    • Triệu chứng: bế kinh, sắc mặt vàng, hai gò má đỏ, tâm phiền, nóng nảy, miệng đắng, họng khô, người gầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, có khi loét miệng, mạch tế sác.
    • Phép điều trị: tiết nhiệt, tồn âm.
    • Phương: dùng bài Ngọc trúc tán
Xuyên khung 10g Đương quy 12g
Thục địa 12g Bạch thược 12g
Đại hoàng 4g Mang tiêu 4g
Cam thảo 4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 15-20 thang hoặc có thể làm thuốc hoàn uống.

2.2.  Do huyết ứ
  • Do phong hàn: do phong hàn xâm nhập vào mạch xung và nhâm gây bế
    • Triệu chứng: bế kinh, bụng dưới lạnh, đau, chân tay lạnh, buồn nôn, rêu lưỡi trắng, mạch trầm khẩn.
    • Phép điều trị: ôn kinh tán hàn, hành khí hoạt huyết.
    • Phương:

Bài 1:

Quế chi                      6g                Tô ngạnh             10g

Bạch chỉ                    8g                Đan sâm               12g

Xuyên khung           10g              Uất kim                8g

Ngưu tất                    12g              Nga truật              10g

Bài 2: Lương phương ôn kinh thang

Đương quy

Xuyên khung

Bạch thược

12g

10g

12g

Ngưu tất

Đảng sâm

Cam thảo

12g

12g

4g

Nga truật 12g Đan bì 12g
Quế chi 4g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 7-10 thang.

2.2.2.  Do can khí uất
  • Triệu chứng: bế kinh, tình chí uất ức, hay cáu gắt, phiền táo, sắc mặt vàng, ngực sườn đầy tức, ợ hơi, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
  • Phép điều trị: lý khí thư uất, điều
  • Phương:

Hương phụ                8g               Nga truật              12g

Trần bì                        8g            Uất kim                 8g

Xuyên khung          12g             Ô dược                8g

Tô ngạnh               8g               Ngưu tất              12g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

2.2.3.  Do huyết ứ, huyết ngưng
  • Triệu chứng: bế kinh, đau vùng hạ vị, cự án, sắc mặt tối, miệng khô nhưng không muốn uống, mạch trầm sác.
  • Phép điều trị: hoạt huyết, hoá ứ.
  • Phương:
Bài 1: ích mẫu 12g Đào nhân 10g
Uất kim 12g Ngưu tất 12g
Tạo giác thích 8g Hương phụ 8g
Bài 2: Thông ứ tiễn
Đương quy 12g Huyền hồ 10g
Hồng hoa 10g Xích thược 12g
Xuyên khung 10g Hương phụ 8g

Sắc uống ngày 1 thang, uống 10-15 thang.

  • Châm cứu
    • Tại chỗ: châm bổ các huyệt quan nguyên, khí hải, khúc cốt.
    • Toàn thân: châm tam âm giao, huyết hải, thận du, can du, tỳ
    • Nhĩ châm: châm vùng tử cung và nội tiết.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*