1. Những triệu chứng ung thư vòm họng điển hình
ung thư vòm họng là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong các loại bệnh ác tính khu vực đầu mặt cổ. Căn bệnh này thường tiến triển âm thầm, triệu chứng bệnh không đặc thù và khối u ở vùng vòm sâu khó tiếp cận thăm khám.
Triệu chứng ung thư vòm họng rất dễ gây nhầm lẫn
Cụ thể triệu chứng ung thư vòm họng điển hình gồm:
1.1. Đau rát họng
Khối u ung thư vòm họng phát triển, chèn ép hạch bạch huyết và gây đau rát họng thường xuyên, kể cả khi nuốt nước bọt. Bên cạnh đó sự có mặt của khối u ngay vòm họng khiến việc nuốt thức ăn khó khăn hơn, gây cảm giác đau nhức, khó chịu. Thức ăn dễ bám dính khiến bệnh nhân cũng dễ bị mắc nghẹn hơn.
Tuy nhiên, triệu chứng bệnh này rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm nhiễm đường hô hấp khác. Điểm khác biệt là ung thư vòm họng thường gây đau rát ở một bên cổ họng, không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường.
1.2. Nghẹt mũi
Tai – mũi – họng là ba cơ quan có mối liên hệ mật thiết, ung thư vòm họng cũng gây ảnh hưởng bằng các cơn nghẹt mũi xảy ra thường xuyên. Tình trạng này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, kèm theo các đợt tiết nhầy và chảy máu. Vì thế nếu người bệnh bị nghẹt mũi 1 bên kèm chảy máu tái phát nhiều lần trong thời gian dài thì cần sớm đi kiểm tra.
Xuất hiện hạch ở cổ là triệu chứng thường gặp của ung thư vòm họng
1.3. Xuất hiện hạch ở cổ
Đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của ung thư vòm họng. Khoảng 60 – 90% các trường hợp mắc bệnh bị nổi sưng hạch bạch huyết vùng cổ hoặc dưới hàm. Đặc điểm nổi hạch do ung thư vòm họng là các hạch sưng không mất đi mà phát triển ngày càng to hơn, khiến người bệnh đau nhức.
Triệu chứng này có thể cho biết ung thư vòm họng bắt đầu lan rộng và di căn sang các cơ quan khác, việc điều trị bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
1.4. Ho có đờm
Đi kèm với triệu chứng đau họng, bệnh nhân ung thư vòm họng cũng thường bị ho dai dẳng, ho khạc ra đờm có máu, khàn tiếng, mất giọng. Triệu chứng này nặng hơn về đêm, tái phát nhiều lần vì các thuốc chữa cảm cúm và ho thông thường chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời.
1.5. Ù tai
Giống như các triệu chứng gây ra khác, ung thư vòm họng cũng khiến bệnh nhân thường bị ù một bên tai, tiếng trầm như ve keo hoặc tiếng xay thóc. Bệnh tiến triển càng nặng thì tình trạng này cũng xảy ra liên tục, gây suy giảm thính lực, tổn thương màng nhĩ. Triệu chứng này gây nhiều đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Ù tai khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn
1.6. Đau đầu
Bệnh nhân ung thư vòm họng thường bị đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt, triệu chứng ban đầu không thường xuyên và gây nhiều đau đớn. Tuy nhiên về sau khi khối u vòm họng phát triển lớn gây chèn ép dây thần kinh làm tần suất và mức độ đau cũng tăng lên. Kèm theo đó, bệnh nhân cũng bị cảm giác tê bì nửa vùng mặt cùng bên bị đau đầu.
1.7. Giọng nói biến đổi
Khối u ung thư lớn lên sẽ chèn ép, làm biến đổi các dây thanh âm cổ họng, khiến giọng nói của bệnh nhân thường khàn đi. Khàn tiếng, biến đổi giọng nói có thể do các bệnh lý khác, nhưng nếu triệu chứng này kéo dài hơn 3 tuần, không đáp ứng điều trị với thuốc thông thường thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra, sàng lọc ung thư vòm họng nhé.
Ngoài các dấu hiệu trên, ung thư vòm họng tiến triển cũng gây các triệu chứng toàn thân như: sụt cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, ho ra máu hoặc chất đen, khó thở,… Như vậy¸ triệu chứng ung thư vòm họng rất dễ nhầm lẫn với viêm họng và các bệnh lý đường họng thông thường.
Điểm khác biệt lớn nhất là thời gian triệu chứng kéo dài và không đáp ứng điều trị. Vì thế nếu gặp phải các triệu chứng điển hình trên kéo dài từ 2 – 3 tuần không khỏi, không nên chủ quan nghĩ rằng do viêm họng thông thường mà cần đi kiểm tra xét nghiệm.
Triệu chứng ung thư vòm họng thường kéo dài và tái phát nhiều lần
2. Chẩn đoán ung thư vòm họng thế nào?
Các triệu chứng bệnh là cơ sở để bác sĩ có thể đánh giá sơ qua về nguy cơ mắc ung thư vòm họng cũng như mức độ tiến triển bệnh. Vì thế hãy thông báo đầy đủ cho bác sĩ các dấu hiệu bạn gặp phải, tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình,…
Để chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ cần nội soi thanh quản để đánh giá mức độ tổn thương thực thể cũng như các dấu hiệu bệnh. Nếu vùng cổ họng xuất hiện bất thường, cần lấy mẫu mô cổ họng để xét nghiệm kiểm tra tế bào ung thư (còn gọi là sinh thiết). Các phương pháp thăm dò thường dùng là:
2.1. Chọc hút bằng kim nhỏ
Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim mỏng đâm trực tiếp qua da vào khu vực nghi ngờ để lấy mẫu tế bào hoặc dịch khối u xét nghiệm.
2.2. Sinh thiết thông thường
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật nhỏ, qua vết mổ khu vực cổ họng để lấy mẫu mô kiểm tra.
2.3. Sinh thiết nội soi
Cách này thường được áp dụng với bệnh nhân ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô tế bào xét nghiệm bằng máy nội soi qua miệng, mũi hoặc vết mổ.
Sinh thiết là phương pháp chẩn đoán ung thư vòm họng chính xác
Để đánh giá tình trạng, giai đoạn ung thư vòm họng các xét nghiệm có thể được chỉ định như: chụp cắt lớp vi tính CT Scan, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp X-quang,…
Ung thư vòm họng là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 4, gây tỉ lệ tử vong cao bởi khó nhận biết do nhiều triệu chứng gây nhầm lẫn. Vì thế việc điều trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Để chủ động phòng ngừa bệnh, mỗi chúng ta cần xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn, không hút thuốc để cơ thể khỏe mạnh.
Để lại một phản hồi