Dị vật thực quản

I. ĐẠI CƯƠNG

+ Hóc (dị vật thực quản) là tình trạng vướng mắc vật cứng vào thành họng hoặc thực quản.
+ Vật gây hóc có nhiều loại như: các loại xương trong thức ăn; đồ chơi: bằng nhựa, mảnh sắt, huy hiệu, kim băng, đồng xu…
        + Những đoạn hẹp tự nhiên của thực quản.
        Có 5 đoạn hẹp:
        Miệng thực quản: cách cung răng trên (15-16 cm).
        Quai động mạch chủ: cách cung răng trên (23-24 cm).
        Phế quản gốc trái: cách cung răng trên (26-27 cm).
        Cơ hoành: cách cung răng trên (35-36 cm).
        Tâm vị: cách cung răng trên (40 cm).

 
II. NGUYÊN NHÂN
+ Do tập quán ăn uống: chế biến thức ăn không tốt, nhai không kỹ, nuốt vội.
+ Trẻ em ngậm đồ chơi trong miệng rồi vô tình nuốt vào.
+ Thực quản bị sẹo, hẹp, co thắt, khối u.
 
III. TRIỆU CHỨNG
1. Giai đoạn đầu
– Nuốt đau, ngay khi bị hóc đau không ăn được nữa, phải bỏ dở bữa ăn.
– Nếu dị vật nhỏ nuốt vướng là chủ yếu.
– Nếu dị vật quá to, có thể chèn ép khí quản gây khó thở.
2. Giai đoạn viêm nhiễm (sau 1 – 2 ngày)
– Các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng lên rõ rệt.
– Sốt, người mệt mỏi, suy sụp.
– Hình thành ổ áp xe dưới niêm mạc
Nếu dị vật ở nông, mủ tự vỡ cuốn trôi dị vậtxuống dạ dày rồi khỏi dần.
Nếu dị vật ở sâu thường viêm lan toả và gây ra các biến chứng.
3. Giai đoạn biến chứng
a. Viêm tấy quanh thực quản
– Do dị vật chọc thủng thực quản gây viêm nhiễm thành thực quản.
– Bệnh nhân sốt cao, mệt mỏi, hốc hác.
– Đau cổ, không ăn uống được, chảy nhiều nước dãi, hơi thở hôi.
– Cổ nghiêng sang một bên, cử động cổ khó khăn, máng cảnh đầy, ấn đau.
– Khám thấy mất tiếng lọc cọc thanh quản cột sống.
– Xquang: có thể thấy hình cản quang của dị vật.
b. Viêm trung thất
– Do viêm tấy từ cổ lan xuống hoặc dị vật chọc thủng thực quản đoạn ngực.
– Sốt cao, rét run, có khi hạ thân nhiệt.
– Đau ngực, khó thở, mạch yếu, huyết áp hạ, tràn khí dưới da vùng cổ ngực.
– Chụp Xquang: trung thất giãn rộng, có hơi ở trung thất.
c. Viêm phế mạc mủ
– Do dị vật chọc thủng thành thực quản, tổn thương màng phổi gây nên.
– Có sốt cao, đau ngực, khó thở, khám có hội chứng tràn dịch màng phổi.
d. Thủng mạch máu lớn
– Thường xuất hiện sau hóc 4 – 5 ngày.
– Khạc, nôn ra máu tươi, số lượng nhiều, tử vong nhanh chóng do mất máu.

IV. ĐIỀU TRỊ.

+ Phát hiện sớm, soi thực quản gắp dị vật là biện pháp tốt nhất.
+ Mổ dẫn lưu mủ khi có áp – xe:
– Áp xe quanh thực quản: mở máng cảnh, dẫn lưu.
– Áp xe trung thất: mở trung thất dẫn lưu.
– Mủ phế mạc: chọc hút mủ, bơm rửa kháng sinh hoặc dẫn lưu tối thiểu. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*