Hiện nay, tình trạng nguồn cung hạn chế đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt vaccine ở một số quốc gia, vì vậy việc có thể phối trộn vaccine từ các nhà sản xuất khác nhau có thể giảm áp lực cung ứng vaccine.
Hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam đã cho phép tiêm phối hợp AstraZeneca cho mũi 1 và Pfizer cho mũi 2. Vậy, tiêm phối hợp 2 loại vaccine COVID-19 khác nhau có ảnh hưởng đến hiệu quả không?
Theo kết quả đến từ nghiên cứu của nhóm bác sĩ Tina Schmidt và cộng sự từ đại học Saarland tại thành phố Homburg, Đức; đã so sánh việc sử dụng AstraZeneca cho 2 mũi tiêm với việc sử dụng AstraZeneca cho mũi đầu và Pfizer/ Moderna (vaccine dùng công nghệ mRNA) cho mũi thứ 2. Đây là nghiên cứu mới được đăng tại trên tạp chí Nature Medicine vào ngày 26 tháng 7 vừa rồi.
Đương nhiên, chúng ta sẽ có nhiều những công trình nghiên cứu khác sẽ được công bố trong khoảng thời gian sắp tới. Vì vậy, những thông tin đề cập đến ngày hôm nay sẽ giữ sự chính xác cho đến khi có thông tin mới hơn từ các nghiên cứu khoa học trong tương lai.
Trong bài báo cáo, các bác sĩ đã so sánh 3 biện pháp tiêm vắc-xin COVID-19 khác nhau:
Mũi đầu: AstraZeneca – Mũi thứ hai: AstraZeneca
Mũi đầu: AstraZeneca – Mũi thứ hai: Pfizer/ Moderna
Mũi đầu: Pfizer/ Moderna – Mũi thứ hai: Pfizer/ Moderna
Kết quả cho thấy việc miễn dịch tế bào đã được kích hoạt một cách tương đối hiệu quả ở những người tiêm trộn vaccine so với những người tiêm chuẩn. Khi so sánh nhóm tiêm trộn và nhóm tiêm 2 liều Astrazeneca cũng cho thấy biện pháp tiêm trộn có khả năng kích hoạt kháng thể trung hoà cao hơn một chút so với biện pháp tiêm 2 liều Astrazeneca.
Từ đó chúng ta có thể kết luận tạm rằng tiêm trộn AstraZeneca và Pfizer hoặc AstraZeneca và Moderna công hiệu bằng tiêm hai liều với cùng một loại thuốc.
Để lại một phản hồi