Chứng vị âm hư
1. Nguyên nhân:
Chứng vị âm hư là triệu chứng vì vị âm không đủ mà biểu hiện ra. Nếu là vị bị bệnh lâu ngày không khỏi, hoặc sau khi bị nhiệt, bệnh âm dịch suy hao, hoặc ngũ chí hoá hoả, hoặc thích ăn đồ cay nóng đều có thể sinh ra chứng này.
2. Chứng trạng:
Đói mà không muốn ăn, vùng dạ dày nóng đốt, đau âm ỉ, nôn khan, nấc; bụng đầy khó chịu; miệng khô, họng khô, miệng khát muốn uống nước; tiếng tháo, khí mệt; đại tiện bí, lưỡi đỏ, ít rêu, hoặc trọc lưỡi, mạch tế sác.
3. Cơ chế bệnh sinh:
Vị âm không đủ, vị dương cang lên, hư nhiệt sinh ở trong, vị khí mất hoà cho nên đói mà không muốn ăn, vị quản nóng đau, nê đầy khó chịu, vì thế nói tà hoả không tiêu được cơm là như vậy. Nôn khan, nấc là vị hoả nghịch lên, họng khô muốn uống nước, đại tiện bí đều là do tân dịch thiếu, tiếng nói thấp khí kém là thổ không sinh kim. Lưỡi mạch như vậy là đều thuộc hư hoả.
Điểm chính để chẩn đoán là: Đói không muốn ăn mà cùng thấy với chứng âm hư.
4. Luận trị:
– Phép trị: Tư dưỡng vị âm.
– Phương dược:
* Sa sâm mạch đông thang (Ôn bệnh điều biện):
Sa sâm 12g | Tang diệp 6g | Sinh biển đậu 6g |
Ngọc trúc 8g | Thiên hoa phấn 6g | Mạch môn 12g |
Sinh cam thảo 4g |
* Ích vị thang: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa, Đường phèn
Phân tích: Sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sinh địa, Hoa phấn, Biển đậu để tư âm dưỡng vị thanh nhiệt. Tang diệp để thanh nhiệt. Sinh cam thảo để hoà vị.
Để lại một phản hồi